Phương Tây dự đoán Nga chính thức tuyên chiến với Ukraine vào Ngày Chiến thắng (9/5)
Mỹ và phương Tây dự đoán Nga có thể chính thức tuyên chiến với Ukraine sớm nhất là Ngày Chiến thắng (9/5) để huy động toàn bộ lực lượng dự bị trong khi Nga khẳng định trước đó rằng sẽ không đặt ra khung thời gian phải hoàn thành chiến dịch quân sự ở Ukraine trước 9/5.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể chính thức tuyên chiến với Ukraine sớm nhất là ngày 9/5. Điều này sẽ cho phép huy động toàn bộ lực lượng dự bị của Nga trong bối cảnh Nga thúc đẩy chiến dịch quân sự ở phía Đông và phía Nam Ukraine, các quan chức Mỹ và phương Tây bình luận.
Xe tăng của Ukraine ở Sviatohirsk, phía Đông Ukraine ngỳ 30/4. Ảnh: Getty
Ngày 9/5, còn được gọi là Ngày Chiến thắng của Nga, chính là ngày kỷ niệm sự kiện Nga đánh bại Đức Quốc xã năm 1945. Các quan chức phương Tây cho rằng Nga sẽ sử dụng ngày này để thông báo về thành quả quân sự ở Ukraine hoặc một bước leo thang mới, hoặc cả hai.
Video đang HOT
Các quan chức này cũng dự đoán một kịch bản, đó là Tổng thống Putin chính thức tuyên chiến với Ukraine ngày 9/5. Cho tới nay, các quan chức Nga vẫn khẳng định cuộc xung đột ở Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục tiêu trung tâm là phi phát xít hóa.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cũng dự đoán Nga sẽ dịch chuyển khỏi “chiến dịch quân sự hiện nay”, song cho biết ông “không bất ngờ và không có bất kỳ thông tin gì về việc này”.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc trả lời phỏng vấn đài Mediaset của Italy khẳng định, Nga không đặt ra khung thời gian phải hoàn thành chiến dịch quân sự ở Ukraine trước Ngày Chiến thắng (9/5). Theo Ngoại trưởng Nga, tốc độ của chiến dịch quân sự ở Ukraine trước tiên phụ thuộc vào sự cần thiết phải giảm tối đa rủi ro cho dân thường ở Ukraine và binh sỹ Nga./.
Đức nêu điều kiện dỡ bỏ lệnh cấm vận của phương Tây lên Nga
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 1.5 tuyên bố các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga vì chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine sẽ không được dỡ bỏ nếu Moscow không rút quân khỏi nước láng giềng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Bild (Đức), Ngoại trưởng Baerbock giải thích rằng "một lệnh ngừng bắn có thể chỉ là bước đầu tiên" khi đề cập đến việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận, theo Đài RT. "Rõ ràng đối với chúng ta là các lệnh cấm vận chỉ có thể được dỡ bỏ nếu Nga rút binh sĩ", bà Baerbock nhấn mạnh. Bà còn nói rằng hòa bình theo điều kiện của Nga sẽ không mang lại an ninh cho Ukraine hay châu Âu mà "sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh kế tiếp, thậm chí gần biên giới của chúng ta hơn".
Cũng theo bà Baerbock, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã "phá hủy một cách không thể cứu vãn" hòa bình ở châu Âu và cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đảm bảo Ukraine đủ mạnh để tự đưa ra quyết định.
Quân nhân Nga với hệ thống tên lửa phòng không ZU-23 tại tỉnh Kharkiv thuộc miền đông Ukraine. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn 5 gói cấm vận nhắm vào Moscow và đang chuẩn bị gói cấm vận thứ 6, theo RT. Ngoài ra, Mỹ và một số nước khác ngoài EU cũng đã nhiều lần áp đặt lệnh cấm vận nhắm giới lãnh đạo và nhiều ngành của nền kinh tế Nga.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin ngày 14.3 cho biết Nga sẽ không đề nghị Mỹ và các quốc gia thành viên EU dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhằm vào Nga. Ông Vershinin tuyên bố rằng áp lực từ phương Tây và thế giới cũng sẽ không làm thay đổi hướng đi của Moscow.
Theo ông Vershinin, cả Washington và EU "đã rất cố gắng" khi áp đặt cấm vận chống lại Nga nhiều nhất có thể nhằm đảo ngược đường lối của Điện Kremlin, để "buộc Nga phải thay đổi các quyết định đã được đưa ra", nhưng "sẽ không có gì xảy ra".
Nga tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán năng lượng cho EU trong xung đột Hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đang làm suy yếu các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đức và EU vẫn là những khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga. Các mỏ khí đốt của Nga như mỏ này trên bán đảo Yamal cung cấp cho châu Âu phần lớn năng lượng. Ảnh: AFP Đài phát thanh...