Phương Tây đẩy Putin rảo bước trong chiến lược Âu-Á
Các nền dân chủ phương Tây lo ngại quyền lực của Nga nhiều tới nỗi Mỹ và EU đang tích cực hành động để ngăn chặn Tổng thống Putin biến Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) thành một Liên minh Âu-Á.
Nhận thức đầy đủ về bản chất cạnh tranh của thế giới đa cực hiện đại, Washington và Brussels không tin rằng, Nga có thể là một nước đóng góp đang tin cậy, quan trọng, trách nhiệm với an ninh và trật tự toàn cầu. Về phía mình, Nga yêu cầu phương Tây hành xử như những đối tác chiến lược bình đẳng trên trường quốc tế.
(Ảnh: Moscowtimes)
Thực tế là, nhân tố Nga đóng một vai trò quan trọng trong các diễn biến an ninh tại khu vực CIS. Mặc những mối lo ngại từ bên ngoài về cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Bắc Caucasus và những phần khác thuộc Liên Xô cũ, Nga cho tới nay vẫn giữ lập trường tiên phong trong các vấn đề của CIS, cố gắng thuyết phục phương Tây rằng họ có tiềm năng lớn trong giải quyết những vấn đề an ninh ở chính sân sau của họ.
Hơn thế nữa, gần đây, Moscow đã thắt chặt thành công quan hệ với Yerevan và Baku. Trong khi phương Tây dần mất vị thế thì Nga ngày càng gia tăng ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự tại Nam Caucasus, bằng chứng là thoả thuận quân sự của Nga với Armenia và ràng buộc năng lượng ngày một lớn với Azerbaijan.
Những bước đi tương tự cũng được thực thi hướng tới các quốc gia Trung Á khi các chế độ đương nhiệm không muốn phương Tây can thiệp vào nội bộ. Moscow đang cố gắng tạo ra những mối quan hệ mạnh mẽ, mang nội dung mới với các nước CIS. Tất cả động thái chính trị mới nhất của Kremlin đều nhằm củng cố vị thế địa chính trị trong khu vực Âu-Á thời hậu Xô viết.
Chính sách đối ngoại thành công của Nga trong khu vực cũng là do sự thất bại của những người chơi khác, hay ít nhất là do sự suy yếu một cách hệ thống các quan điểm của họ.
Chính sách của Tổng thống Mỹ Obama đã làm suy yếu nghiêm trọng các mục tiêu chiến lược của Mỹ tại CIS. Việc thiếu một phản ứng có ý nghĩa của Mỹ với những thách thức thể hiện qua các cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh, Abkhazia, Nam Ossetia và Transdnestr không chỉ làm nổi bật sự can thiệp lỏng lẻo của Mỹ, mà còn đặt ra dấu hỏi về khả năng nước này sẽ trở thành một người chơi hiệu quả trong các tổ chức quốc tế như LHQ, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Video đang HOT
Tương tự như vậy, EU thiếu một tầm nhìn và nguyên tắc tiếp cận trong chính sách của họ nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khu vực hậu Xô viết. Brussels không có vai trò thực tế trong giải quyết xung đột nên không có công cụ cần thiết để can thiệp vào tiến trình hoà bình. Họ chỉ cung cấp các hoạt động xây dựng lòng tin. Thực tế này hạn chế mạnh mẽ ảnh hưởng của EU trong CIS và cản trở đáng kể khả năng của Brussels trong nỗ lực hoạch định chính sách để đối phó với các cuộc khủng hoảng hiện tại.
Nga và phương Tây cần gì?
Thay vì xây dựng uy tín như một trung gian và đảm bảo an ninh, Washington và Brussels tới nay đã thất bại trong việc tạo dựng tình thế cùng có lợi với các bên liên quan trong tiến trình giải quyết xung đột. Họ cũng minh chứng không có khả năng thúc đẩy những quốc gia CIS thân phương Tây tham gia tiến trình hội nhập rộng lớn hơn.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các cường quốc phương Tây không thành công trong các chiến lược hậu Xô viết. Kết quả của một chiến lược thiếu điểm chung, không tương tác có thể dẫn tới thực trạng các nền dân chủ phương Tây dần rút khỏi CIS và nhường đất cho chính sách đối ngoại quả quyết hơn của Nga.
Khi ấy, Nga có vị thế độc quyền trong việc định hình lại cấu trúc an ninh khu vực. Các cường quốc phương Tây đã đánh giá thấp vai trò ngày càng gia tăng của Nga trong sắp xếp lại tiến trình địa chính trị ngày nay ở khu vực Âu – Á. Kremlin có thể thành công khi hỗ trợ một số quốc gia CIS giải quyết xung đột sắc tộc, từ đó thúc đẩy sự ổn định hơn cho toàn khu vực. Hầu hết giới lãnh đạo địa phương hiểu rõ Moscow là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ giải pháp chính trị hay thoả thuận hoà bình nào. Thậm chí một số nước có thể quyết định rằng, Nga không phải là mối đe doạ mà là đồng minh chống lại những nguy cơ trong và ngoài nước.
Những toan tính địa chính trị Mỹ-EU tại Ukraina dẫn tới chu kỳ căng thẳng mới giữa Nga và phương Tây. Mối quan hệ cơm chẳng lành của họ có thể dễ dàng đóng góp vào sự cô lập trong tương lai của khu vực CIS. Dường như Nga đang nghĩ lại việc liệu có nên gia nhập vào một châu Âu thống nhất và hoà bình.
Kremlin đang nói nhiều hơn đến tính cần thiết phải bảo vệ biên giới, biến chúng thành rào cản khó vượt qua với khủng bố, tội phạm… Một nước Nga mạnh hơn những năm 1990 có thể cố gia tăng ảnh hưởng địa chính trị bằng nhiều cách tinh tế, đa dạng để không chỉ thỏa mãn những lợi ích của Nga mà còn cho toàn bộ láng giềng hậu Xô viết. Động thái như vậy có thể thúc giục các lãnh đạo chính trị CIS chấp nhận các nguyên tắc của Kremlin và cuối cùng đưa quốc gia của họ tham gia vào Liên minh Âu-Á.
Sự thiếu chủ động của phương Tây trong vấn đề của CIS đã chứng tỏ họ thiếu khả năng xây dựng những hỗ trợ quốc tế xung quanh các lợi ích vốn cạnh tranh với Nga. Áp lực của phương Tây với Moscow xung quanh các vấn đề CIS sẽ chỉ khiến Putin rảo bước nhanh hơn để cụ thể hoá kế hoạch đối với láng giềng – một liên minh Âu-Á.
Những gì mà phương Tây và Nga thực sự cần là đối thoại hợp tác an ninh và tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng, cởi mở để hiểu nhau hơn và cùng thực hiện các bổn phận quốc tế. Nếu không, cả Nga và phương Tây sẽ không có khả năng đối mặt với những thách thức tương lai và nhiều mối đe doạ trong thế kỷ 21.
Theo Thái An
Vietnamnet/Moscowtimes
Bầu cử Tổng thống Afghanistan: Thành công
Lãnh đạo Afghanistan và các nhà lãnh đạo phương Tây đã ca ngợi cuộc bầu cử Tổng thống ở Afghanistan là "thành công", với lượng người đi bỏ phiếu cao bất ngờ và không có sự cố lớn nào xảy ra, mặc dù trước đó Taliban đe dọa sẽ há hoại cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử đã thu hút hơn 7 triệu cử tri tham gia bầu cử.
Đây là cuộc chuyển giao quyền lực đầu tiên được thực hiện bằng phiếu bầu ở đất nước bị chiến tranh tàn phá Afghanistan.
Theo Ủy ban bầu cử Afghanistan, hơn 7 triệu người Afghanistan trong khoảng 12 triệu người đủ điều kiện đi bầu đã tham gia bỏ phiếu.
Tuy nhiên, cũng có thông tin về việc thiếu phiếu bầu và bạo lực rải rác ở khắp đất nước.
8 ứng cử viên đã tham gia vào cuộc đua kế nhiệm Tổng thống Hamid Karzai, với kết quả dự kiến được công bố trong vòng vài ngày nữa.
Một chiến dịch an ninh khổng lồ đã được triển khai nhằm ngăn chặn Taliban, trước đó đã đe dọa phá hoại cuộc bầu cử.
Ông Karzai, theo hiến pháp không được tranh cử ba lần liên tiếp, cho biết sau cuộc bầu cử: "Mặc dù thời tiết mưa lạnh và nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố, nhưng những người anh chị em của chúng ta khắp nước đã tham gia vào cuộc bỏ phiếu và sự tham gia của họ là một tiến bước và thành công cho Afghanistan."
Từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Obama cho biết: "Chúng tôi ca ngợi người Afghanistan, lực lược an ninh và giới chức bầu cử trước số lượng người đi bầu hôm nay...Cuộc bầu cử này vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tương lai dân chủ của Afghanistan cũng như sự hỗ trợ tiếp của quốc tế."
Ngoại trưởng Anh William Hague ra tuyên bố nhận định Afghanistan đã đạt được "thành tựu lớn" khi nhiều cử tri, đàn ông và phụ nữ, người già và người trẻ, đi bầu cử, bất chấp đe dọa bạo lực.
Trong khi đó, người đứng đầu liên minh quân sự NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết cuộc bầu cử là "thời khắc lịch sử cho Afghanistan". NATO đã phối hợp với các lực lượng nước ngoài ở Afghanistan, mà chủ yếu là Mỹ và Anh, thực hiện sứ mệnh về an ninh. Tuy nhiên sứ mệnh này sẽ kết thúc vào năm nay.
Mặc dù có tới 8 ứng viên tham gia chạy đua tranh cử, nhưng chỉ có 3 ứng viên sáng giá, đó là các cựu Ngoại trưởng Abdullah Abdullah và Zalmai Rassoul cùng cựu Bộ trưởng Tài chính Ashraf Ghani Ahmadzai.
Giới phân tích cho rằng Tiến sỹ Abdullah đã có chiến dịch tranh cử sáng giá, trong khi ông Ghani nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cử tri trẻ ở thành phố, còn Tiến sỹ Rassoul được ông Karzai ủng hộ.
Song không ứng viên nào được dự đoán sẽ giành hơn 50% phiếu bầu cần thiết để giành chiến thắng ngay lập tức. Nếu vậy, bầu cử vòng 2 sẽ được tiến hành vào 28/5.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Với Crimea, Putin thay đổi thế giới thế nào? Nỗ lực giải trừ quân bị đình trệ, NATO khôi phục ý thực mục tiêu của mình, Belarus "ve vãn" phương Tây và "thuyết phục hồi lãnh thổ" trở nên thịnh hành... Bom hạt nhân Các chính sách của Tổng thống Nga Putin có thể làm gia tăng lập trường cứng rắn về vấn đề hạt nhân. Sự tan băng trong quan hệ...