Phương Tây đẩy dân Ukraine về phía Nga như thế nào?
Phương Tây lờ đi những hành động tiêu cực của Kiev khiến cho người dân miền đông Ukraine nghi ngờ và hướng về phía Nga.
Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho biết rằng gần nửa triệu người Ukraine đã di tản khỏi đất nước này từ tháng 4/2014.
Phần đáng lo ngại thì nằm ở những thông tin chi tiết – gần 454,000 người đã chạy khỏi Ukraine tính đến cuối tháng 10, trong đó hơn 387,000 người đã chạy sang Nga.
Hầu hết những người chạy trốn là những người nói tiếng Nga từ miền Đông, nhưng điều này vẫn dấy lên một câu hỏi nghiêm túc: Sao lại có rất nhiều người Ukraine lại chọn đứng về phía Nga?
Căn nhà đổ nát của người dân miền đông Ukraine.
Việc Nga có liên quan đến lực lượng ly khai miền đông Ukraine vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên Nga có những mối liên hệ với người dân miền đông Ukraine bằng ngôn ngữ và những biểu tượng họ có thể hiểu được.
Một điều quan trọng nữa là những người dân miền đông Ukraine – những người đang phải chịu đựng những cuộc giao tranh, lại không tin tưởng vào Kiev và phương Tây.
Video đang HOT
Trong tháng 11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đã quyết định đóng băng tiền lương hưu của chính phủ và cắt đứt nguồn tài trợ cho các trường học và bệnh viện ở khu vực do ly khai kiểm soát tại Donetsk và Luhansk. Tất cả những gì ông Poroshenko thực hiện đã đem lại cho ông Putin bằng chứng để nói với những người dân đang khổ sở với sự đói khát trong khu vực rằng: “Thấy chưa, phương Tây không quan tâm nếu các bạn có chết hay không”.
Một quyết định sai lầm khác của Ukriane là việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với tiểu đoàn Azov. Tiểu đoàn Azov có quân số khoảng 400 lính tình nguyện chiến đấu theo lý tưởng và phù hiệu của Đức Quốc xã.
Với lịch sử đẫm máu ở miền Đông Ukraine trong thế chiến II, việc cho phép tiểu đoàn Azov chiến đấu ở khu vực này giống như việc chọc giận người dân địa phương và cung cấp cho phe ly khai một cơ hội khác để chứng tỏ vị trí của mình như một người bảo vệ.
Tác động của Thế chiến II vào ý thức của người dân Ukraine ở miền Đông là không thể phủ nhận. Đến những năm 1980 – 40 năm sau khi Thế chiến II kết thúc, mỗi gia đình – người Nga, Ukraine, Roma, Do Thái ở miền đông Ukraine đều có những người thân mất tích hoặc thiệt mạng trong chiến tranh. Những hố bom và những ký ức về Đức Quốc xã vẫn ám ảnh người dân ở khu vực này.
Nhiều gia đình người dân Ukraine phải sống dưới lòng đất vì lo bom đạn.
Washington và truyền thông phương Tây đã lờ đi các tiêu cực của hành động của Kiev. Các bộ ngành của Kiev đã không nói gì đến việc đóng băng nguồn tiền lương hưu đã ảnh hưởng đến người dân địa phương ở miền Đông Ukraine. Các báo cáo về việc quân Azov dùng phù hiệu Đức Quốc Xã không được đề cập đến.
Vũ khí lớn nhất của ông Putin đó là việc phương Tây từ chối nói chuyện trực tiếp với những người dân ở miền Đông Ukraine.
Có vẻ như phương Tây đã quên những bài học lịch sử của riêng nó. Vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh năm 1989, chủ nghĩa Cộng Sản đã sụp đổ, để lại tình trạng bất ốn ở nhiều nơi. Trong khoảnh khắc của sự hỗn loạn, những người dân Đông Âu đã hướng sự nghi ngờ về phương Tây.
Năm 2014, những người dân ở miền Đông Ukraine đã thấy họ trong những tình trạng kinh khủng với những nguy hiểm chết người. Họ sẽ đi theo bất kỳ ai cung cấp cho họ lương thực và sự an toàn và sẽ tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của họ. Họ đang tìm kiếm, và nhiều hơn nữa, họ có vẻ như đang đi theo phía Đông.
Nguyễn Trung
Theo_Kiến Thức
Đại sứ Mỹ: "Ukraine còn lâu mới vào được NATO"
Theo tờ RIA Novosti, Đại sứ Mỹ tại Kiev ông Geoffrey Pyatt đã khẳng định Ukraine "còn lâu mới đủ điều kiện để gia nhập NATO". Nước này còn cần giành được sự đồng thuận từ người dân và một cuộc cải tổ xã hội toàn diện.
Hôm 8-12, trong một phiên họp của NATO tại Mỹ, ông Pyatt cho biết: "Chính quyền Ukraine chưa sẵn sàng gia nhập vào NATO. Trước nhất, họ cần phải cải cách xã hội toàn diện. Không những thế, họ còn phải giành được sự ủng hộ của người dân."
Ông Pyatt nhấn mạnh, Hoa Kỳ rất quan tâm đến kế hoạch cải cách sâu rộng để ổn định xã hội dân sự và chính phủ của Tổng thống Ukraine ông Petro Poroshenko.
Đại sứ Mỹ Geoffrey Pyatt tại Ukraine (ảnh: RIA Novosti)
Vị đại sứ nhận định, trong số tất cả các lĩnh vực cần cải cách của Ukraine, "ngành năng lượng mới là ngành quan trọng nhất". Theo ông, ngành này đã bị trì trệ quá lâu bởi nạn tham nhũng và hiệu suất làm việc thấp.
Ông Pyatt nói thêm: "Đối với chính phủ, việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt chính là một ưu tiên chiến lược đi đầu. Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ cho chiến lược đó".
Tuần trước, Ukraine đã thực hiện thành công cuộc đàm phán gia tăng lượng khí đốt "bơm ngược" từ Slovakia, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt các hợp đồng với các công ty dầu khí phương Tây khác như Statoil (Na Uy), Chevron (Mỹ), và Shell (Anh - Hà Lan).
Trong một thời gian ngắn, Ukraine sẽ vẫn phải phụ thuộc nhiều vào lượng khí đốt từ Nga. Nhưng ông Pyatt tin Ukraine có thể đồng thời gia tăng luồng khí đốt từ láng giềng và ký kết các hợp đồng mới với các nhà cung cấp năng lượng ở châu Âu.
Vào tháng Tám, một dự luật nhằm phá bỏ tình trạng "không liên kết" của Ukraine đã được đệ trình lên quốc hội nước này. Đầu tháng Chín, Thủ tướng Ukraine ông Arseniy Yatsenyuk tuyên bố Ukraine muốn trở thành thành viên chính thức của NATO.
Tháng Mười một vừa rồi, liên minh năm đảng chính trị của Ukraine đã ký một dự thảo cam kết ưu tiên hàng đầu của chính phủ Ukraine là gia nhập NATO.
Theo Tri Thông
Pháp luật TPHCM
Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng bắt đầu quá trình phân quyền Ngày 7-12, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, chính quyền nước này đã sẵn sàng bắt đầu quá trình phi tập trung hóa quyền lực cho các địa phương theo như cam kết trước đó. Trong một thông điệp chúc mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày Tự trị địa phương, ông Poroshenko nói: "Hôm nay, cộng đồng muốn sống theo một cách...