Phương Tây đang trả giá vì kế hoạch trừng phạt nhằm “nhấn chìm” nền kinh tế Nga

Theo dõi VGT trên

Đồng rúp đang có dấu hiệu hồi phục đặt câu hỏi về hiệu quả của các lệnh trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt lên Nga giữa bối cảnh chính những nước này cũng đang chịu tác động từ những biện pháp đó.

Đồng rúp hồi phục, lệnh trừng phạt Nga có thực sự hiệu quả?

Ngày 30/3, đồng rúp có dấu hiệu tăng trở lại sau khi Mỹ và các đồng minh châu Âu muốn “chôn vùi” nền kinh tế Nga trong “cơn mưa” trừng phạt vì cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành những biện pháp tài chính quyết liệt để đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây và làm tăng giá trị đồng tiền của Nga.

Phương Tây đang trả giá vì kế hoạch trừng phạt nhằm nhấn chìm nền kinh tế Nga - Hình 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Trong khi phương Tây áp đặt những biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm chống lại nền kinh tế Nga thì Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất lên 20% trong khi điện Kremlin tiến hành những biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt với những người muốn đổi từ đồng rúp sang đồng USD hoặc euro.

Đây là chính sách bảo vệ tiền tệ mà Nga có lẽ không thể duy trì mãi, chừng nào những biện pháp trừng phạt dài hạn vẫn áp đặt lên nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, sự hồi phục của đồng rúp có thể là dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt lên đồng tiền của Nga đang không có hiệu quả mạnh mẽ như phương Tây kỳ vọng nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Putin phải rút quân khỏi Ukraine. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực của Nga nhằm tăng giá đồng rúp đang có hiệu quả thông qua việc sử dụng ngành dầu mỏ và khí đốt làm “đòn bẩy”.

Đồng nội tệ Nga đang giao dịch ở mức 85 rúp đổi 1 USD, tương đương thời điểm trước khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự cách đây 1 tháng. Đồng rúp từng rớt giá xuống mức khoảng 150 rúp đổi 1 USD vào ngày 7/3 sau khi thông tin chính quyền Tổng thống Biden sẽ cấm Mỹ nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga được công bố.

Nga hiểu sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng chính là một lợi thế của nước này. Tổng thống Putin đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nga buộc các nhà nhập khẩu khí đốt nước ngoài phải thanh toán bằng đồng rúp và sử dụng chúng để trả cho tập đoàn sản xuất năng lượng Gazprom của Nga.

Ngày 31/3, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về một thủ tục mới trong việc thanh toán khí đốt của Nga với các quốc gia không thân thiện.

“Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, họ phải mở tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga. Chính những tài khoản này sẽ được sử dụng để thanh toán cho lượng khí được cung cấp bắt đầu từ ngày 1/4 năm nay”.

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý, nếu các bên mua khí đốt từ chối thanh toán bằng đồng rúp thì Nga sẽ coi đây là một hành vi vi phạm hợp đồng.

“Không ai bán miễn phí cho chúng tôi bất cứ thứ gì và chúng tôi cũng sẽ không làm từ thiện. Điều đó có nghĩa là các hợp đồng hiện tại sẽ bị dừng”.

Video đang HOT

Cho tới nay, ngân hàng Gazprombank của Nga vẫn trụ vững trước những lệnh trừng phạt cứng rắn hơn mà Nga đang đối mặt vì cuộc chiến ở Ukraine và kế hoạch của Tổng thống Putin khi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp có lẽ giúp giải thích cho việc này.

Trừng phạt có phải công cụ “mạnh mẽ nhất”?

Phát biểu trước Quốc hội Na Uy ngày 30/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc các nước phương Tây kích hoạt những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn nhằm vào Nga.

“Công cụ duy nhất thúc đẩy Nga tìm kiếm hòa bình chính là các lệnh trừng phạt. Các gói trừng phạt càng mạnh mẽ, chúng ta càng nhanh chóng đưa hòa bình quay trở lại”, Tổng thống Zelensky nhận định.

Hiện nay, việc các nước châu Âu mua bán dầu mỏ và khí tự nhiên Nga đang được xem là một “lỗ hổng” trong những gói trừng phạt nặng nề áp lên nền kinh tế Nga.

“Với Nga, mọi thứ đều liên quan đến doanh thu về năng lượng. Nó chiếm một nửa ngân sách của nước này”, Tania Babina, một nhà kinh tế học tại Đại học Columbia đánh giá.

Đồng rúp tăng giá giữa bối cảnh điện Kremlin ngày càng sẵn sàng hơn cho các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn với Ukraine. Dù vậy, Mỹ và phương Tây vẫn bày tỏ thái độ hoài nghi về tuyên bố “giảm đáng kể các hoạt động quân sự” mà Nga đưa ra.

Trong chuyến thăm Ba Lan vào tuần trước, Tổng thống Biden đã khen ngợi thành công của các lệnh trừng phạt chống Nga – trong đó có những lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất từng áp đặt lên một quốc gia. Theo ông Biden, các lệnh trừng phạt áp lên các tổ chức tài chính và các công ty đang nhấn chìm nền kinh tế Nga và khiến hàng trăm công ty nước ngoài dừng làm ăn ở đây.

Tuy nhiên, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga vẫn tiếp tục tới châu Âu cùng với Trung Quốc và Ấn Độ. Tại EU, sự phụ thuộc vào khí đốt Nga để sản xuất điện và sưởi ấm đã khiến các nước này gặp khó khăn đáng kể trong việc chuyển hướng nguồn cung trong khi chính quyền Tổng thống Biden đã cấm nhập khẩu dầu khí Nga.

“Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu và khí tự nhiên của Nga. Anh cũng sẽ thực hiện việc này theo từng giai đoạn vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những điều này sẽ không có tác động đáng kể cho tới khi EU cũng có những bước đi tương tự”, Benjamin Hilgenstock và Elina Ribakova – các nhà kinh tế học tại Viện Tài chính Quốc tế nhận định.

Nhà Trắng và các nhà kinh tế học cho rằng tác động của những lệnh trừng phạt cần thời gian, có thể mất hàng tuần hoặc hàng tháng để phát huy hết hiệu quả khi các ngành công nghiệp phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu, vốn hoặc cả hai. Tuy nhiên, những bên chỉ trích chính quyền ông Biden thì cho rằng sự hồi phục của đồng rúp cho thấy Nhà Trắng cần hành động nhiều hơn.

“Sự tăng trở lại của đồng rúp dường như cho thấy các lệnh trừng phạt của Mỹ không có hiệu quả trong việc làm tê liệt nền kinh tế Nga.”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Pennsylvania Pat Toomey nhận định, đồng thời cho rằng Mỹ phải khiến nền kinh tế Nga bị đứt gãy bằng cách cắt doanh thu dầu mỏ và khí đốt Nga trên toàn cầu.

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, chủ tịch Ủy ban các vấn đề Đô thị, Nhà ở và Ngân hàng của Thượng viện cho biết các nghị sĩ đang cân nhắc những biện pháp mở rộng lệnh trừng phạt mà gần đây Tổng thống Biden áp đặt lên các thành viên của Nghị viện Nga và “có lẽ mở rộng sang cả những nhân vật chính trị khác”. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Ohio này cũng thông báo, các nghị sĩ đang cân nhắc áp thêm lệnh trừng phạt lên các ngân hàng Nga.

Các nhà lãnh đạo phương Tây dưới sự khuyến khích của Tổng thống Biden đã thực hiện các biện pháp trừng phạt như một công cụ mạnh mẽ nhất của mình nhằm phản ứng trước chiến dịch của Nga ở Ukraine.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 30/3 rằng nên “tăng các biện pháp trừng phạt cho đến khi không còn một binh lính Nga nào ở Ukraine”.

Dù vậy, đó là một yêu cầu khó khăn cho những quốc gia châu Âu khác, chẳng hạn như Đức, vốn phụ thuộc lớn vào Nga cả về dầu mỏ và khí đốt. EU nhập khẩu khoảng 10% dầu mỏ từ Nga và hơn 1/3 khí tự nhiên từ nước này.

Nhiều nước châu Âu cam kết họ sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng Nga nhưng điều đó sẽ không diễn ra ngay lập tức.

Nhà phân tích Charles Lichfield thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nhận định, nếu các quốc gia châu Âu hành động nhanh chóng hơn trong việc cắt giảm nhập khẩu dầu Nga, thì “một lệnh cấm vận toàn diện hơn từ châu Âu sẽ đe dọa thặng dư cán cân vãng lai (current account surplus) của Nga và khiến nước này gặp khó khăn hơn trong việc chi trả lương cho các khu vực công cộng (public sector) cũng như tiến hành chiến tranh”. Tuy nhiên, nhà quan sát này thừa nhận, “một kết quả như vậy có lẽ còn lâu mới đạt được sự đồng thuận ở phương Tây”.

Phương Tây cũng đang “trả giá” vì lệnh trừng phạt Nga

Theo CNBC, Mỹ và các đồng minh đang lên kế hoạch cho các lệnh trừng mới nhằm vào nhiều ngành hơn của Nga do cuộc chiến ở Ukraine.

Từ 28/2, phương Tây đã tăng cường cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Ngày 4/3, những tập đoàn vận chuyển hàng hòa quốc tế lớn đã “dừng gần như tất cả việc vận chuyển hàng hóa từ và đến Nga nhằm tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây”. Điều đó làm giảm một nửa nguồn cung từ Nga tới thị trường toàn cầu ở những mặt hàng quan trọng như phân bón và lúa mì. Lệnh cấm năng lượng Nga từ Mỹ và cam kết của EU nhằm cắt giảm nguồn cung hydrocarbon từ Nga đang đẩy giá dầu mỏ và khí đốt tăng mạnh.

“Chúng ta cần trao đổi về tình trạng thiếu lương thực. Điều này sẽ trở thành sự thật. Cái giá của những lệnh trừng phạt này không chỉ áp lên Nga mà còn áp lên nhiều quốc gia khác, trong đó có cả các nước châu Âu và chính đất nước chúng ta”, Tổng thống Biden thừa nhận tại cuộc họp báo ngày 24/3 ở Brussels, Bỉ.

Phương Tây đang trả giá vì kế hoạch trừng phạt nhằm nhấn chìm nền kinh tế Nga - Hình 2
Ảnh minh họa: Sputnik

Max Parry, một nhà phân tích địa chính trị độc lập ở Mỹ nhận định: “Cuối cùng, Mỹ và châu Âu cũng sẽ cảm nhận được khó khăn của việc thiếu năng lượng, khoáng chất và lương thực. Mỹ chưa bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng tài chính thực sự của lệnh trừng phạt Nga và tác động của chúng lên nền kinh tế Mỹ, vốn đã chịu thiệt hại bởi đại dịch Covid-19. Lạm phát đang ở mức chưa từng thấy kể từ những năm 1980 và sự thiếu hụt chuỗi cung ứng đang ảnh hướng đến chính túi tiền của người dân Mỹ”.

Nhà quan sát này cũng cho rằng, chính quyền Tổng thống Biden đang “đổ thêm dầu vào lửa” khi áp những lệnh trừng phạt cứng rắn chưa từng có lên Nga – một trong những nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch và các kim loại cơ bản hàng đầu thế giới, vốn không thể thay thế được trong sản lượng công nghiệp toàn cầu.

“Rõ ràng những lệnh trừng phạt này chỉ khiến giá hàng hóa và dịch vụ tăng vọt ở Mỹ và sau đó chính người Mỹ gần như phải trả cho những chi phí này. Tại sao người dân Mỹ lại phải gánh chịu rủi ro vì cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine”, ông Max Parry đặt câu hỏi.

Nhà phân tích này cũng đánh giá các lệnh trừng phạt hiếm khi dẫn đến những kết quả như mong muốn. Ông dẫn ra việc các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga năm 2014 vẫn thất bại trong việc đảo ngược thực tế Crimea sáp nhập vào Nga. Hay chiến lược “gây sức ép tối đa” của Mỹ với Iran, hoặc lệnh cấm vận dầu mỏ với Venezuela cũng không giúp nước này đạt được các mục tiêu đề ra.

Tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Putin cao kỉ lục giữa trừng phạt từ phương Tây

Đối diện với sức ép từ bên ngoài, người dân Nga có xu hướng ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.

Tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Putin cao kỉ lục giữa trừng phạt từ phương Tây - Hình 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images

Tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga với Tổng thống Putin lên mức cao kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây. Kết quả thăm do dư luận do Trung tâm Levada công bố ngày 31/3 cho thấy có 83% số người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo Nga, tăng mạnh so với tỉ lệ 69% hồi tháng 1/2022 cũng do Levada công bố, cũng như tỉ lệ tín nhiệm 71% do Quĩ Dư luận công (POF) khảo sát hồi đầu tháng 3. Mức độ tín nhiệm của công dân Nga đối với các thiết chế chính quyền cũng tăng.

Denis Volkov, Giám đốc Trung tâm Levada, cho biết tâm lý "sợ hãi và lo sợ" ban đầu mà nhiều người Nga cảm nhận được sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã nhường chỗ cho niềm tin rằng Nga đang bị bao vây và người dân phải thể hiện đoàn kết xung quanh nhà lãnh đạo Nga.

Đối đầu với phương Tây giúp đoàn kết người dân Nga; những người trước đây về cơ bản không thích ông Putin giờ cũng cho rằng cần phải ủng hộ Tổng thống Nga - ông Volkov nói. Ông mô tả dịch chuyển tâm lý này bằng hình ảnh so sánh "ai cũng chống lại người Nga. Ông Putin bảo vệ chúng ta, nếu không, chúng ta sẽ bị bên ngoài tiêu diệt".

Theo ông Volkov, tâm lý phổ biến tại Nga ở thời điểm này cũng tương tự như sau khi Crimea sáp nhập vào Nga hồi năm 2014 (nhưng không được Ukraine và phương Tây công nhận), tuy mức độ bi quan có tăng lên. "Không có niềm vui, bởi lần này tình hình nghiêm trọng hơn và khó khăn hơn. Có những người trở thành nạn nhân [của trừng phạt phương Tây] và chưa rõ khi nào mới chấm dứt", giám đốc Trung tâm Levada nêu quan điểm.

Thăm do lần này được Trung tâm Levada khảo sát trên 1.600 người, với sai số dao động trong khoảng 3,4 điểm phần trăm.

Một số nhà quan sát nhìn nhận kết quả thăm dò dư luận tại Nga có thể không phản ánh chính xác quan điểm của công chúng, khi nhiều người đưa ra câu trả lời với phiếu thăm dò mang tính chất xã giao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Phản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel
12:47:29 22/11/2024
Lý giải nguyên nhân Tổng thống đắc cử Trump 'mê' Elon Musk
15:01:42 21/11/2024
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
18:11:14 21/11/2024
Đoàn người di cư đổ xô đến Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
18:56:20 21/11/2024

Tin đang nóng

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024

Tin mới nhất

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh

13:50:07 22/11/2024
Đây là một trong những cơ sở thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Education Consortium Anáhuac (CEA) hiện đang hoạt động tại 18 quốc gia.

Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD nhờ kỳ vọng về chính sách của Mỹ

13:47:33 22/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền điện tử thế gTrong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền...

Những điểm quan trọng trong bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Putin

13:43:28 22/11/2024
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nhấn mạnh: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ k...

Ai Cập, Iran quan ngại tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực

13:39:39 22/11/2024
Theo Ngoại trưởng Ai Cập, cần thiết phải hỗ trợ tất cả các bên ở Liban trong giai đoạn quan trọng này, để bầu ra một tổng thống thông qua sự đồng thuận toàn quốc.

Lực lượng Mỹ tấn công Houthi bằng tên lửa phóng từ biển

13:33:50 22/11/2024
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã công bố video ghi lại cuộc không kích chính xác vào mục tiêu của Houthi ở Yemen.

Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia

13:31:37 22/11/2024
Người phát ngôn của Bộ Febri Hendri Antoni Arif cho biết, kế hoạch đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với kế hoạch phát triển nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện ban đầu trị giá 158 tỷ rupiah (ttương đương 10 triệu USD) của Apple ở Bandung...

Mỹ không có kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân

13:31:24 22/11/2024
Người phát ngôn Karine Jean-Pierre đã thông báo như vậy khi trả lời báo giới ngày 21/11. Bà nêu rõ Chính quyền Mỹ không thấy có bất kỳ lý do nào để thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này sau bước đi của Moskva.

Iran tìm kiếm mối quan hệ sâu rộng hơn với Qatar

12:39:32 22/11/2024
Theo truyền thông nhà nước Iran, trong cuộc gặp vào ngày 20/11, Tổng thống Massoud Pezeshkian, đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa Iran và Qatar trở nên sâu rộng và mạnh mẽ hơn .

Thông điệp của Liên bang Nga khi dùng tên lửa siêu vượt âm mới tấn công Ukraine

12:31:11 22/11/2024
Mục đích là nhằm duy trì lợi thế an toàn cho các hoạt động của Liên bang Nga, thông qua loại bỏ các lựa chọn mà phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Có thể bạn quan tâm

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...

Doãn Quốc Đam hé lộ điều bất ngờ khi kết thúc Độc đạo gây chú ý

Phim việt

16:20:35 22/11/2024
Ở bản án cuối dành cho Tân, anh ta chỉ phải nhận mức án 36 tháng tù vì tội giết người, đồng thời phải chi trả viện phí và bồi thường cho Lê Vũ Hồng . Vì vậy, nhiều khả năng Hồng đã được cấp cứu kịp thời và sống sót.

Xôn xao bức tượng con hàu khổng lồ ở Quảng Ninh: Sự thật ngỡ ngàng

Netizen

16:01:28 22/11/2024
Mới đây trên MXH xuất hiện hình ảnh một bức tượng hình con hàu khổng lồ được đặt giữa phố với tiêu đề như: Biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh .

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).