Phương Tây đang “nhử” Nga, Trung cắn mồi Syria
Các quốc gia phương Tây đã đẩy mạnh việc lấy lòng Nga và Trung Quốc để hai nước này không làm “kỳ đà cản mũi” trong những vấn đề xung quanh cuộc đàn áp ở Syria.
Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon cùng ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton và ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov đúng chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, Nga có vẻ tỏ thái độ không mấy hào hứng thay đổi quan điểm của mình. Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Lavrov thậm chí còn nhạo báng gọi đó là đơn thuốc mạo hiểm chỉ tổ khoét rộng xung đột ở Trung Đông.
Syria đã trở thành đề tài nóng hổi trong một cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về phong trào nổi dậy của người Ảrập diễn ra một ngày sau khi đặc phái viên của tổ chức này, ông Kofi Annan rời Damacus kết thúc cuộc gặp 2 ngày với tổng thống Syria, Bashar Assad mà không đạt được một kết qủa gì rõ rệt.
“Tôi đồng tình với lời kêu gọi tổng thống Assad trong vòng vài ngày tới cần nhanh chóng hành động của ông Annan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các đề xuất đưa ra”, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon phát biểu tại cuộc họp.
Video đang HOT
“Tôi kêu gọi Hội đồng bảo an đoàn kết chặt chẽ nhằm can thiệp giúp chấm dứt bạo lực và hỗ trợ nhiệm vụ giúp Syria thoát khỏi bờ vực một thảm hỏa trầm trọng hơn của ông Annan”, ông thêm.
Nga và Trung Quốc đã hai lần sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an để bác bỏ các nghị quyết đưa ra và nói rằng những bản dự thảo này không công bằng và chỉ tìm cách thay thế chính quyền ở Syria.
Các thành viên thường trực khác gồm Mỹ, Anh và Pháp một mặt đẩy mạnh việc lên án ông Assad, mặt khác quay ra thúc giục Nga và Trung Quốc phê duyệt nghị quyết.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Alain Juppe đã trực tiếp đứng ra vận động và đồng thời kêu gọi tiến hành Tòa Hình sự Quốc tế tiến hành một cuộc điều tra về cuộc đàn áp ở Syria.
Cho đến nay Liên hợp quốc kết luận đã có hơn 7500 người thiệt mạng kể từ năm ngoái.
“Sau nhiều tháng cản trở, tôi kêu gọi Trung Quốc và Nga hãy lắng nghe những tiếng nói của người dân Ảrập, của lương tâm thế giới và hãy đồng ý với chúng tôi”, ông Juppe nói.
“Chúng tôi tin rằng bây giờ đã đến lúc các quốc gia, kể cả những nước trước đây đã từng cản trở nỗ lực của chúng tôi, hãy đứng về phía nhân đạo và giải pháp chính trị mà Liên đoàn Ảrập đã đưa ra”, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton phát biểu trước hội đồng.
“Cộng đồng quốc tế cần có 1 tiếng nói chung rằng việc giết chóc người dân Syria vô tội phải chấm dứt và một cuộc chuyển giao chính trị đã đến lúc phải bắt đầu”, bà Clinton nói.
Trong khi đó, ông William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, nước đứng ra tổ chức cuộc họp này với tư các là chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an trong tháng 3, nói: “Tình hình ở Syria đã phủ một bóng đen lên cuộc gặp gỡ này. Trong con mắt của đại đa số người dân trên thế giới, hội đồng này cho đến giờ đã không làm tròn trách nhiệm đối với nhân dân Syria”.
Dù vậy, ông Lavrov vẫn giữ vững quan điểm trước hành động “đơn phương” của LHQ và nhắc lại thái độ phản đối cuộc không kích của NATO vào Libya để làm minh chứng cho quan điểm đối lập với chiến dịch của phương Tây về vấn đề Syria.
Thay đổi ở thế giới Ảrập “không thể nào đạt được bằng việc lừa dối cộng đồng quốc tế hay thao túng Hội đồng bảo an được”, ông Lavrov bày tỏ quan điểm.
“Rõ ràng rằng chính quyền Syria có trách nhiệm rất lớn cho tình hình hiện nay nhưng chính phủ hiện giờ cũng vẫn đang phải chiến đấu với các nhóm có vũ trang chứ không chỉ đơn thuần là những người biểu tình đơn thuần”, ông nói.
Ông Lavrov đã lên án việc “đưa ra những yêu cầu quá đáng về việc thay đổi chính quyền, áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm gây ra các khó khăn kinh tế và căng thẳng trong xã hội ở các nước và xúi giục phe đối lập tiếp tục chống đối với chính quyền thay vì thúc đẩy đàm phán”.
Tất cả những việc này đều là “những liều thuốc địa chính mạo hiểm và sẽ chỉ khoét sâu thêm xung đột”.
Theo Infonet
Trung Quốc từ chối dự họp "Các bạn của Syria"
Theo AFP, ngày 21/2, Trung Quốc đã từ chối cam kết tham dự cuộc họp "Những người bạn của Syria" ở thủ đô Tunis của Tunisia vào ngày 24/2 sau khi Nga cho biết sẽ tẩy chay cuộc họp này nhằm tìm kiếm sự thay đổi chính trị ở Syria.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. (Nguồn: Internet) Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc đã nhận được lời mời tham dự cuộc họp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc hiện đang nghiên cứu về chức năng, cơ chế hoạt động và các khía cạnh khác của cuộc họp này."
Ông cũng nhắc lại rằng Trung Quốc "sẵn sàng đóng vai trò xây dựng với tất cả các bên vì giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria."
Nhóm "Những người bạn của Syria" sẽ nhóm họp lần đầu tiên sau khi được thành lập nhằm phản ứng sự phủ quyết của Trung Quốc và Nga đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án các cuộc đàn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình ở Syria.
Nhóm này được sự hậu thuẫn của các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) cũng như một số quốc gia Arập và Mỹ.
Trước đó ngày 20/2, Ngoại trưởng Tunisia Rafik Abdessalem cho biết các đại diện của Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) và các nhóm đối lập khác cũng sẽ tham gia cuộc họp này. Tuyên bố này trái ngược với thông tin trước đó cho rằng SNC sẽ không được mời./.
Theo TTXVN
Nga đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết về Syria Ngày 15/2, Nga đã chính thức đề nghị sửa đổi một số điểm trong dự thảo nghị quyết về Syria, một ngày trước khi văn kiện này được đưa ra thông qua tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Binh sỹ chính phủ kiểm soát an ninh tại một đường phố ở quận Harasta, gần Damascus, Syria ngày 15/2. (Nguồn:...