Phương Tây có đang nhầm lẫn về Trung Quốc?
Các nhà lãnh đạo kinh tế đánh giá về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và các ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh này.
Từ góc độ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
Chủ tịch Fung Group nói rằng, thương mại vừa thay đổi và Trung Quốc phải thay đổi điều này.
Ông Cheng Shuang – giám đốc điều hành của China Everbright. Ảnh:scmp
“Trung Quốc đang trong một hành trình dài từ các mục tiêu kinh tế. Các quốc gia phương Tây có thể lo sợ các thách thức của Trung Quốc xuất phát từ việc hiểu lầm từ các động thái của Bắc Kinh”, ông Cheng Shuang – giám đốc điều hành của China Everbright cho biết.
Nói tại Hội nghị Trung Quốc thường niên, ông Chen cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm Everbright đã lo lắng thực sự khi có hiểu lầm về các khẩu hiệu của Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, các công ty Trung Quốc đang tìm cách để giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn không có tác dụng gì.
Trung Quốc cho biết, có khoảng cách lớn để có thể tìm thấy sự hiểu biết chung giữa phương Tây và Trung Quốc trong các khẩu hiệu như “Made in China 2025″, “the Belt and Road Initiatives” (sáng kiến vành đai con đường) và kế hoạch “Greater Bay Area plan”.
Ông Chen cho rằng các quốc gia phương Tây không thể hiểu được rõ các định nghĩa của chính phủ Trung Quốc về các khẩu hiệu đưa ra.
Khi Trung Quốc muốn làm một vài thứ thì điều đó sẽ đối mặt với chiến lược và đưa vào khẩu hiệu. Liệu “sáng kiến vành đai -con đường” hay “Made in China 2025″ có thể tồn tại xa hơn khi chúng ta khó có thể hiểu được nó. Tuy nhiên, tại phương Tây, họ tin rằng điều đó sẵn sàng là sự thật”, ông Chen nói.
Ông Chen cho biết, bản thân Trung Quốc đang đối mặt với thách thức từ Mỹ trong căng thẳng thương mại.
“Việc phát triển của Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu và là người chơi mới. Sau chiến tranh thế giới, các quy luật toàn cầu được quyết định bởi Mỹ và Trung Quốc phải đi theo. Trung Quốc thiết lập dược bao nhiêu các quy luật toàn cầu? Những gì là các mối đe dọa của Trung Quốc? Trung Quốc chỉ cạnh tranh trong một số lĩnh vực”, ông Chen nói trước hơn 350 các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị tại hội nghị.
Video đang HOT
Cầu nối cho khoảng cách phương Tây và Trung Quốc?
Theo ông Chen, điều quan trọng thúc đẩy cầu nối cho khoảng cách giữa phương Tây và Trung Quốc trước các tham vọng sáng kiến kinh tế mà Bắc Kinh đặt ra.
“Điều này chỉ ra kênh truyền thông hiệu quả như thế nào”, ông Chen nói.
“Một trong số các hiệu ứng lớn nhất mà chiến tranh thương mại sẽ có trên toàn thế giới là mô hình thương mại sẽ thay đổi. Hành lang dòng chảy thương mại lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu bạn ngăn cản điều đó thì mô hình thương mại sẽ thay đổi. Điều đó có nghĩa phải tìm hướng đi mới”, ông Victor Fung, Chủ tịch Tập đoàn Fung Group cho biết.
Ông Victor Fung cho biết, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang di chuyển đến giai đoạn cuối cùng cho quá trình sản xuất của họ đối với các quốc gia khác. Vì vậy, Trung Quốc sẽ không phải là quốc gia có nguồn gốc tạo nên nhãn hiệu trong các sản phẩm của họ.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Cơ hội vẫn mở dù không có thượng đỉnh?ĐỌC NGAY
Chiến tranh thương mại khiến Mỹ và Trung Quốc mất hàng tỷ đôla riêng trong năm 2018ĐỌC NGAY
“Chúng tôi sẽ bận rộn ở hiện tại. Trung Quốc tiếp tục bị bao vây bởi các khách hàng muốn thúc đẩy hoàn thiện”, ông Fung cho biết.
Theo ông Fung, doanh nghiệp Trung Quốc nên nhanh chóng hoàn thiện dự án tại các quốc gia vành đai và con đường. Đây là nơi Trung Quốc muốn giúp để xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện hậu cần.
Ông Ronnie Chan, Chủ tịch Hang Lung Properties cho rằng, thương mại là một vấn đề quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang ra sức cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực như công nghệ và tiền tệ.
Trong thời gian ngắn, Trung Quốc dường như sẽ có nhiều nhượng bộ về thuế quan và các vấn đề liên quan làm hài lòng các nhà đàm phán thương mại Mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ huy động tối đa thuận lợi trong các lĩnh vực khác.
Ông Chan – Chủ tịch Asian Society liên tục thúc đẩy quan hệ gần gũi đối với các nhà chính trị Mỹ và nhóm nghiên cứu.
“Tôi không nghĩ rằng, cho đến khi kết thúc, đó chỉ là thỏa thuận một bên. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không nghi ngờ tuyên bố chiến thắng, Trung Quốc sẽ vẫn chỉ làm theo cách mà họ muốn”, ông Chan nói.
Ông Fred Teng, Chủ tịch Viện các vấn đề công Mỹ và Trung Quốc ( America China Public Affairs Institute) cho biết, Mỹ nhiều lần thất bại trong thời gian dài bởi chiến tranh thương mại.
“Ngay hiện tại, Tổng thống Donald Trump muốn cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, sự nhượng bộ của Trung Quốc có thể mua 1000 tỷ đôla các mặt hàng từ Mỹ trong 6 năm tới. Trung Quốc sẽ phải mua nhiều hơn”, ông Teng nói.
Ông Geng Xiao, giáo sư Đại học Bắc Kinh cho biết, chiến tranh thương mại Trung Mỹ có thể đối mặt với nhiều rủi ro.
“Đây là điều nguy hiểm. Về cơ bản, tại sao họ nên tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước nếu Mỹ chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc? Theo nghĩa đó, tôi nghĩ rằng tương lai sẽ rất khó khăn cho mọi người”, ông Geng Xiao nói thêm.
“Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc nhiều, đặc biệt trong các lĩnh vực như AI, công nghệ 5G, xe tự động và công nghệ sinh học. Điều đó đang tăng gấp đôi nỗ lực để đạt được những mục tiêu này, tiếp tục phát triển một chính sách công nghiệp hợp lý”, bà Jing Ulrich, phó chủ tịch tại châu Á – Thái Bình Dương của J.P. Morgan Chase, cho biết.
“Mỹ và Trung Quốc đang tiếp tục cạnh tranh. Tôi chỉ hi vọng rằng, điều này không trở thành một mối quan hệ bất lợi, bởi vì Washington và Bắc Kinh hiện đang mạnh nhất trên thế giới, vì vậy, bất kỳ xung đột nào sẽ không có lợi cho bất cứ ai”, bà Jing Ulrich nói.
Hồng Nhung
Theo Tổ Quốc
Trung Quốc sẵn sàng cho 'Chiến tranh Lạnh' công nghệ cao với Mỹ
Chính quyền Mỹ hôm 11/2 công bố kế hoạch tăng cương ưu tiên phat triên tri tuê nhân tao (AI), động thái mà các nhà quan sát Trung Quốc cảnh báo có thể sẽ đặt tiền đề cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới về công nghệ.
Hôm 11/2, Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu giành tôi đa tai nguyên cua chinh phu liên bang cho muc tiêu thuc đây sang tao trong linh vưc AI trong bối cảnh có nhiều mối quan ngại rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong cuộc chạy đua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Sắc lệnh này được đưa ra 2 năm sau khi Trung Quốc ban hành kế hoạch trong đó đề cập tới sự phát triển của AI như một chiến lược quốc gia và đặt mục tiêu đưa Bắc Kinh trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ và ứng dụng AI trước năm 2030.
Mỹ và Trung Quốc đều có tham vọng dẫn đầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo. (Ảnh: Datascientistinsights)
Li Yi, nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm nghiên cứu Internet liên kết với Viện Khoa học xã hội Thượng Hải nói rằng sắc lệnh mới của Tổng thống Trump đã phát động một cuộc tấn công mới của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao trong nỗ lực ngăn chặn sự lớn mạnh của đối thủ chính của họ trong lĩnh vực này là Trung Quốc.
Theo ông Li, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực và một môi trường thiếu thân thiện hơn khi hoạt động tại thị trường Mỹ nhưng những thay đổi này sẽ chỉ khiến họ mạnh mẽ và kiên cường hơn.
Ông Li và một số nhà phân tích khác cũng cho rằng sắc lệnh mới sẽ mang tới nhiều rủi ro hơn cho các nhà đầu tư và doanh nhân Mỹ hợp tác làm ăn với các đối tác Trung Quốc.
Theo họ, các trao đổi học thuật quốc tế cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng.
Ông Li cảnh báo ngành công nghiệp AI toàn cầu có thể sẽ chia thành 2 phe nếu Mỹ thúc đẩy cạnh tranh với Trung Quốc và trong kịch bản tồi tệ nhất, Washington sẽ buộc các đồng minh của mình phải chọn phe để thành lập một liên minh ý thức hệ.
Trung Quốc và Mỹ hiện là 2 quốc gia đi đầu trong lĩnh vực phát triển AI mặc dù các quốc gia khác như Nga hay Nhật Bản cũng đang cho thấy tham vọng về phân khúc này.
Sự phát triển AI trong thập kỷ tới sẽ dự kiến mang về khoảng 15.7 tỷ USD cho GDP toàn cầu, trong đó Trung Quốc dự kiến góp 7 tỷ USD và Bắc Mỹ góp 3.7 tỷ USD, theo dự đoán của công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC.
Trung Quốc với ưu thế dân số đông đảo có lợi thế trong việc phát triển thị trường rộng lớn và cung cấp nguồn dữ liệu dồi dào cho ứng dụng AI trong khi Mỹ có lợi thế về thiết bị và công nghệ.
Tuy nhiên việc chính phủ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào AI khiến chính phủ Trump đối mặt với các áp lực từ lo ngại Bắc Kinh có thể sẽ vượt mặt họ trong lĩnh vực này.
Một số học giả và các tờ báo Mỹ lo ngại Mỹ đang thua trong cuộc chiến nhận thức về AI với Trung Quốc. Một ý kiến đăng tải trên Fox News hồi tháng 11 cho biết các nhà lãnh đạo Mỹ gần như không mấy quan tâm tới vấn đề này và không có chiến lược để bảo vệ một sự "mất mát lịch sử". Các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 cũng không đề cập tới AI, cuộc chiến AI và cách Mỹ có thể thuê trong cuộc chiến này, học giả người Mỹ Steve Andriole cho biết.
(Nguồn: Global Times)
SONG HY
Theo VTC
Huawei phải mất đến 5 năm để giải quyết lo ngại của Anh Nỗ lực trị giá 2 tỉ USD của Huawei Technologies nhằm giải quyết các vấn đề an ninh mạng mà chính phủ Anh nêu ra trong năm qua sẽ mất từ 3-5 năm để cho ra kết quả. Ảnh: Reuters Theo Reuters, đây là nội dung bức thư mà doanh nghiệp Trung Quốc gửi cho các nhà lập pháp Anh. Nhà sản xuất...