Phương Tây “chùn bước” trước quyết định tấn công Syria
Liên hợp quốc, Nga và Trung Quốc hôm qua đã kêu gọi phương Tây chớ vội vàng tấn công Syria cho tới khi nhóm thanh sát viên LHQ hoàn tất phúc trình điều tra. Trong khi đó, Mỹ, Anh và Đức cũng bắt đầu tỏ ra trù trừ trong việc phát động tấn công.
Các thanh sát viên LHQ kiểm tra mẫu vũ khí hóa học ở Syria.
Trong tuyên bố ngày hôm qua, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng phương Tây “nên cho ngoại giao (Syria) một cơ hội” cho tới khi hoạt động điều tra được hoàn tất.
“Các cường quốc chớ vội tấn công Syria cho đến khi toán thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ hoàn tất công tác của họ”, ông Ban Ki-moon kêu gọi.
Người đứng đầu LHQ cho biết toán thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ sẽ rời Syria vào ngày mai, 31/8, và sớm trình kết quả điều tra cho ông. Ông cũng tiết lộ đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama về cuộc điều tra của LHQ.
“Ngoại giao cần được cho cơ hội, hòa bình cần được cho cơ hội”, ông Ban nói với Tổng thống Obama sau khi khẳng định LHQ “cần được phép tiếp tục công việc”.
Nga, Trung Quốc và Đức cũng đưa ra những kêu gọi tương tự.
“Trung Quốc phản đối mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ công tác điều tra chuyên nghiệp, công bằng, khách quan, độc lập của LHQ. Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mọi sự can thiệp hay những phán đoán trước khi có kết quả điều tra cụ thể”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới ngày hôm qua.
“Điều quan trọng là HĐBA cần phải nghiên cứu báo cáo của nhóm thanh sát viên LHQ về chứng cớ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria”, Điện Kremli đưa ra tuyên bố sau cuộc trao đổi cùng ngày giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Tuyên bố cũng nêu rõ Nga và Đức sẽ tiếp tục làm việc trong khuôn khổ LHQ cũng như các khuôn khổ khác về một giải pháp chính trị và ngoại giao cho tình hình hiện tại ở Syria.
Trước đó, Nga cho rằng sẽ là vội vàng nếu HĐBA đưa ra bất cứ phản ứng trừng phạt nào trước khi nhóm thanh sát viên LHQ công bố kết quả điều tra cuối cùng.
Video đang HOT
Hiện tại, đoàn thanh sát viên LHQ đang trong ngày kiểm tra thứ ba ở Zamalka, khu vực ngoại ô phía Đông thủ đô Damascus, nơi đã xảy ra các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 làm gần 1.000 người thiệt mạng. Dự kiến đoàn sẽ trình kết quả điều tra lên Tổng thư ký Ban Ki-moon vào cuối tuần.
Những kêu gọi với hàm ý “nên cho ngoại giao một cơ hội” được đưa ra vào lúc Mỹ và một số nước phương Tây khác đang tỏ ra lưỡng lự trước thời điểm quyết định có nên tấn công Syria hay không.
“Viêc tân công bằng vũ khí (hóa học) ảnh hưởng đên lợi ích quôc gia của Mỹ… nhưng tôi chưa quyết định có can thiệp quân sự hay không”, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trong cuôc phỏng vân kênh truyên hìnhPBS sau một ngày tranh cãi trong hâu trường LHQ về nghị quyết do Anh đệ trình.
Quốc hội Anh bác bỏ đề xuất tấn công Syria
Trong nghị quyết trình LHQ, chính phủ Anh muốn phát động ngay một cuộc tấn công Syria với danh nghĩa bảo vệ dân thường. Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã bác bỏ điều này sau khi Thủ tướng Anh David Cameron thừa nhận “không chắc chắn 100%” về việc chính phủ Syria đứng sau vụ sử dụng vũ khí hóa học hồi tuần trước.
Trong phiên bỏ phiếu ngày 29/8, với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận, Hạ viện Anh đã bác bỏ kiến nghị của chính phủ kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Syria. Động thái này đang buộc Thủ tướng Cameron phải cân nhắc lại các hành động của mình.
“Tôi đã thấy rõ là Quốc hội Anh, cơ quan đại diện cho quan điểm của người dân, không muốn chứng kiến hành động quân sự của Anh (tại Syria). Tôi hiểu điều này và chính phủ sẽ hành động một cách phù hợp”, Thủ tướng Anh cam kết sau cuộc bỏ phiếu.
Israel không đánh Syria
Israel, đồng minh thân thận của Mỹ, cũng quyết định không tham gia cuộc xung đột tại nước láng giềng Syria nhưng sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh nếu bị tấn công.
“Israel đã và đang không dính líu vào cuộc xung đột tại Syria. Nhưng nếu bất kỳ ai âm mưu gây hại cho Israel, chúng tôi sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh của mình. Israel có một quân đội hùng mạnh, hiện đại và một hệ thống phòng thủ tiên tiến hơn bao giờ hết”, Tổng thống Israel Simon Peres nói ngày hôm qua.
Để chuẩn bị sẵn sàng trước nguy cơ Damascus bị tấn công, Israel đã triệu tập lính dự bị và điều động các khẩu đội tên lửa. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cử 100 chuyên gia vũ khí hóa học đến biên giới với Syria.
Trong khi đó, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố sẽ tự vệ trước mọi sự gây hấn.
Theo Dantri
Mỹ điều thêm tàu chiến, úp mở khả năng một mình tấn công Syria
Trước việc đồng minh thân cận là Anh không được quốc hội phê chuẩn việc tấn công Syria, Washington đã tỏ rõ quyết tâm hành động khi úp mở việc có thể một mình can thiệp vào Syria. Trong khi đó Pháp đã cử một tàu chiến tới hội quân cùng Anh, Mỹ.
Theo hãng tin AFP, chính quyền Tổng thống Obama cũng bác bỏ thông tin cho rằng, sự hoài nghi của công chúng xuất phát từ những thông tin tình báo sai lệch trong cuộc chiến Iraq khiến kế hoạch hành động quân sự chống lại Syria gặp khó khăn.
Chiến đấu cơ F/A-18C Hornet chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay USS Harry S. Truman.
Dự kiến cả Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và ngoại trưởng John Kerry đều sẽ có bài phát biểu trước các nghị sỹ nước này về những động thái đáp trả cuộc tấn công tại ngoại ô Damascus hồi tuần trước.
Nhà Trắng khẳng định mặc dù ông Obama đề cao Liên Hợp Quốc và đang tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, nhiệm vụ hàng đầu của ông vẫn là với an ninh quốc gia của Mỹ, mà ông Obama cho rằng bị đe dọa bởi cuộc tấn công tại Syria.
"Trách nhiệm nhính của Tổng thống là với người dân Mỹ và ông ấy được bầu để bảo vệ họ", người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố với báo giới, sau khi chính phủ của thủ tướng Anh David Cameron gặp thất bại trong việc thuyết phục nghị viện.
Cùng lúc đó người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định của mình theo một thời gian biểu riêng".
Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống Obama cũng úp mở rằng, không giống như chính phủ Anh, Mỹ không nhận thấy cần phải đợi bản báo cáo của các thanh sát viên Liên Hợp Quốc tại Syria về vụ tấn công hóa học hôm 21/8 tại Syria.
Mỹ, Pháp cùng điều thêm chiến hạm hướng về Syria
Trong lúc các nỗ lực thu thập bằng chứng và thuyết phục dư luận vẫn đang được khẩn trương thực hiện, hải quân Mỹ hôm qua đã triển khai tàu khu trục thứ 5 tới phía Đông Địa Trung Hải. Cùng lúc đó, báo giới Pháp cũng khẳng định một trong những tàu chiến hiện đại nhất của hải quân nước này đã được điều tới khu vực này.
Mỹ đã phái tàu khu trục thứ 5 tới gần Syria
USS Stout, một tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường, "hiện có mặt ở Địa Trung Hải đang hướng về phía Đông", để chuẩn bị thay thế cho tàu Mahan, một quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định với AFP. Vị quan chức này còn cho biết thêm rằng tạm thời cả hai chiến hạm này sẽ ở lại khu vực này.
3 tàu khu trục khác của Mỹ trong khu vực là Ramage, Barry và Gravely, được bố trí đan xen tại Địa Trung Hải, có thể phóng các tên lửa Tomahawk vào Syria nếu được Tổng thống Obama ra lệnh. Hải quân Mỹ luôn giữ bí mật số lượng tên lửa Tomahawk trên mỗi tàu, nhưng ước tính con số này vào khoảng 45 quả.
Thông thường Hạm đội 6 của Mỹ chỉ duy trì 3 tàu khu trục để tuần tra tại Địa Trung Hải với nhiệm vụ phòng thủ trước các vụ phóng tên lửa.
Cũng trong hôm qua, tạp chí Le Point của Pháp cho biết chiến hạm chuyên làm nhiệm vụ phòng thủ trước các cuộc không kích Chevalier Paul, một trong những chiến hạm mới nhất của nước này đã được điều tới phía Đông Địa Trung Hải.
Theo một nguồn tin giấu tên của tờ tạp chí này, Chevalier Paul chuẩn bị hội quân cùng các tàu khu trục, tàu ngầm của Mỹ và Anh tại đây.
Chevalier Paul là tàu khu trục thuộc lớp Horizon, được cho là rất hữu hiệu trong tác chiến nếu Syria tiến hành các vụ không kích nhắm vào đội tàu chiến quốc tế.
Theo hãng tin AP, trong ngày hôm qua, lần đầu tiên Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định: "các lực lượng vũ trang đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng phản ứng" nếu Tổng thống Hollande ra lệnh cho các lực lượng Pháp tham gia một cuộc can thiệp quốc tế.
Pháp hiện có khoảng một chục chiến đấu cơ có khả năng mang tên lửa hành trình tại căn cứ ở Các tiểu vương quốc A rập thống nhất và tại quốc gia châu Phi Djibouti.
Theo Dantri
Nghị viện Anh phản đối đề xuất tấn công Syria Thủ tướng Anh David Cameron đã thất bại khi Nghị viện Anh bác bỏ việc nước này can thiệp quân sự vào Syria. Trong cuộc bỏ phiến vào tối hôm qua (29/8) tại Nghị viện Anh, các nghị sĩ đã bác bỏ khả năng tấn công vào Syria. Thủ tướng Anh David Cameron và chính phủ liên minh của ông đã thất bại...