Phương Tây chìa “cành ôliu” cho Iran trước thềm đàm phán mới
Mỹ và phương Tây đang dự định sẽ chìa “cành ôliu” cho Iran tại vòng đàm phán mới trong ngày hôm nay tại Kazakhstan hòng đổi lấy việc nước này sẽ có những nhượng bộ liên quan đến chương trình hạt nhân của họ.
Thành phố Amalty của Kazakhstan, nơi sẽ diễn ra vòng đàm phán mới của Iran với P5 1 từ ngày 26/2.
Theo kế hoạch, Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ và Đức) sẽ khởi động vòng đàm phán mới tại thành phố Almaty của Kazakhstan từ ngày 26/2 sau một thời gian dài đình trệ vì quan hệ căng thẳng giữa hai bên.
Một nguồn tin từ Liên hợp quốc cho biết trong vòng thương lượng mới này, có thể P5 1 sẽ đưa ra “đề nghị mới” mang tính trao đổi với Tehran.
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một đề xuất tốt cho cuộc đàm phán mà tôi tin là sẽ diễn ra thẳng thắn, cân bằng, xây dựng. Đề xuất này sẽ giúp giải quyết các quan ngại của cộng đồng quốc tế về bản chất chương trình hạt nhân Iran, nhưng đồng thời cũng phản hồi những ý kiến của Tehran”, phát ngôn viên của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh-đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, nói.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin am hiểu các cuộc đàm phán, đề xuất mới của P5 1 có thể bao gồm việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran, nhưng trên tinh thần Iran phải ngừng hoạt động làm giàu urani trên mức 20%, đóng cửa nhà máy làm giàu urani gây tranh cãi Fordo và gửi tất cả lượng urani đã làm giàu ở mức độ từ 20% trở lên ra nước ngoài.
Người phát ngôn của bà Ashton cho biết phương Tây đặc biệt hy vọng sẽ nhận được phản ứng tích cực của Iran trong lần đàm phán này, vì nếu Iran không chấp nhận đề xuất mới, Mỹ và phương Tây sẽ siết chặt thêm những biện pháp trừng phạt đã có, mà chủ yếu đánh vào kinh tế, để tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện ở Iran.
“Chúng tôi hy vọng Iran sẽ nắm bắt cơ hội này, sẽ bước vào bàn đàm phán với sự linh hoạt và cam kết tạo tiến triển cụ thể thông qua xây dựng niềm tin”, người phát ngôn nói.
“Các bên liên quan cần thể hiện quyết tâm chính trị trước khi bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới tại Almaty”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi.
Hiện tại Iran chưa có phản ứng chính thức trước các thông tin trên.
Các nhà phân tích dự đoán có rất ít khả năng đề xuất của phương Tây sẽ được Iran chấp thuận ngay, khi mà giới chức nước này đang phải dành ưu tiên nhiều hơn cho các vấn đề chính trị nội bộ trong nước trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Theo Dantri
Báo TQ đáp trả chỉ trích chuyện Triều Tiên
Tân Hoa Xã của Trung Quốc ngày 17/2 đã lên tiếng bảo vệ những chính sách mà Bắc Kinh thực hiện đối với Triều Tiên. Đồng thời, bài báo đưa ra các bình luận đáp trả gay gắt những chỉ trích cho rằng nước này đã thất bại trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của đồng minh.
Trung Quốc là đồng minh quan trọng của Triều Tiên, nguồn cung cấp viện trợ lớn nhất nhiều thập kỷ qua kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953. Bắc KInh từng lên tiếng cảnh báo sẽ mạnh tay với Bình Nhưỡng bằng cách đồng thuận thắt chặt các biện pháp trừng phạt sau khi nước này thử tên lửa, đồng thời đe dọa sẽ cho Triều Tiên "trả giá đắt" nếu tiếp tục thử hạt nhân.
Sau vụ thử hạt nhân lần 3 mới đây của Triều Tiên, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và kêu gọi nối lại đàm phán hạt nhân 6 bên. Nhiều bình luận, phân tích trong các bài báo chỉ trích Bắc Kinh thất bại trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng.
Ngày 17/2, trong một bài báo, Tân Hoa Xã đã tranh luận rằng chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc nên điều chỉnh chính sách với Triều Tiên. Đồng thời, bài báo nhấn mạnh rằng việc đe dọa trừng phạt sẽ khó thúc đẩy Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 hôm 12/2. Ảnh: EPA
Liu Jiangyong, một chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, tin rằng nguyên nhân gốc rễ của các vụ thử hạt nhân mới nhất tại Triều Tiên là do Mỹ: "Thử hạt nhân ở Triều Tiên không nhằm vào Trung Quốc mà là Mỹ. Cần lưu rằng nó còn là thất bại trong chính sách về Bình Nhưỡng của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản".
Bài báo trên Tân Hoa Xã cũng nhấn mạnh rằng chính sách vận động đối thoại để giải quyết vấn đề mà Trung Quốc đang thực hiện với Triều Tiên là không sai lầm và đáng được tôn trọng.
Ruan Zongze, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết: "Trong tương lai, chúng ta phải giải quyết mọi vấn đề đưa trên cơ chế đối thoại đa phương như các cuộc đàm phán 6 bên để giải quyến sự thiếu tin cậy và thù địch giữa Mỹ - Triều Tiên. Trung Quốc cần tiếp tục đóng vai trò trung gian, hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán. Bởi chỉ có các cuộc đàm phán mối có thể giải quyết cơ bản các vấn đề".
Vụ thử hạt nhân lần 3 gây rúng động toàn cầu
Trong khi đó, sau vụ thử hạt nhân gây chấn động thế giới, Triều Tiên vẫn tiếp tục không ngừng lên tiếng đe dọa sẽ tiến hành các bước phản kích mạnh mẽ hơn chống lại Mỹ. Tình báo Hàn Quốc vừa cho hay có dấu hiệu Triều Tiên đang chuẩn bị cho cuộc thử hạt nhân lần thứ 4 tại đúng bãi thử vừa diễn ra vụ thử thứ 3.
Theo 24h
Iran khoe bắt được máy bay do thám, Mỹ nói không Iran hôm qua (4.12) tuyên bố bắt được một máy bay do thám của Mỹ tại vùng Vịnh, song phía Mỹ kiên quyết phủ nhận tin này. Truyền thông Iran cho biết một máy bay không người lái ScanEagle của Mỹ đã bị bắt khi đang tuần tra và thu thập thông tin. Theo đại diện của Bộ Chỉ huy trung tâm các...