Phương Tây chê T-50 Nga thê thảm sau khi lập kỉ lục
Chuẩn bị ra mắt máy bay PAKFA (T50) với tham vọng lập kỷ lục thế giới vừa bị báo Phương Tây chê bai thê thảm, tương đương sức mạnh của chiến đấu cơ tàng hình F22.
Tap chi quốc phòng IHS Jane’s đưa tin tư Triên lam Hang không Singapore 2016 cho rằng, T-50 đang găp nhưng vân đê trong qua trinh chê tao va bi nghi ngơ không phai la môt phi cơ chiên đâu thê hê thư năm.
“Nganh công nghiêp Nga goi Sukhoi T-50 la môt may bay thê hê thư năm, nhưng khi quan sat ky thi PAK-FA chi la may bay thê hê mơi trên danh nghia ma thôi”, tạp chí này bình luận.
Tiêm kích Sukhoi T50 có tính năng hết sức ưu việt song bị báo chí phương Tây nhận định là không phải máu bay thế hệ thứ 5.
Theo trang RealClearDefense, trich dân nguôn tin tư cac hang thông tân Ân Đô, PAK-FA (còn gọi là T-50), tiêm kích của Nga co nhiêu vân đê vê ky thuât, bao gôm “công suât đông cơ, đô tin cây cua hê thông radar quet mang pha chu đông va kha năng hoat đông bi mât kem”.
Cụ thể, truyền thông phương Tây nhận định, cac hê thông trên may bay không hê mơi hơn so vơi cac loai may bay ma Nga va My đa tưng thiêt kê chê tao trươc đây. Đông cơ cua PAK-FA giông vơi loai may bay Su-35, môt phi cơ đươc coi la thê hê 4 .
Thêm vao đo, PAK-FA va Su-35 co nhiêu thiêt bi trong buông lai giông nhau. Ngay ca khi hê thông cua PAK-FA sau nay đươc thay thê băng cac thiêt bi hiên đai, thông sô cua no đươc cho la không phu hơp vơi môt phi cơ thê hê thư năm.
Không chỉ đánh giá thấp về hệ thống trên máy bay, RealClearDefense còn nêu một dẫn chứng so sánh T-50 với chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.
Từ những năm 2010, 2011, trang báo này đã đưa ra các so sánh về 2 loại máy bay trên dưa vào chi sô măt căt rađa (RCS) cua may bay (đơn vi dung đê đo kha năng phat hiên môt vât thê qua rađa, gia tri cang lơn thi phi cơ cang dê bi phat hiên) vao khoang 0,3 đên 0,5 met vuông.
Trong khi đo, gia tri măt căt rađa cua may bay F-22 đươc cho la vao khoang 0,0001 met vuông. So vơi F-22, F-35 co chi sô RCS cao hơn la 0,001 met vuông, song con sô nay vân rât nho so vơi PAK FA.
Dù đánh giá này được đưa ra thông qua những nguồn tin của RealClearDefense liên quan tới dự án của PAK-FA trước đó và hiện nay T-50 vẫn không tiết lộ chỉ số RCS này song nếu ước tính của tờ báo trên là đúng, T-50 thực sự vẫn kém các phi cơ Mỹ về khả năng hoạt động bí mật.
Trong khi đó, chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 mới đây nhận được kỷ lục thế giới về tốc độ leo cao nhanh nhất, tờ Rg.ru cho hay.
Theo đó, một nguyên mẫu thử nghiệm T-50 PAK FA đã leo cao với tốc độ bay 384 m/giây. Với tốc độ như vậy, máy bay này sẽ vượt lên đỉnh núi Everest chỉ trong 23 giây.
T-50 đã vượt qua chương trình thử nghiệm nhà nước, bao gồm cả vũ khí.
Sukhoi T-50 phá kỷ lục để trở thành máy bay có tốc độ leo cao nhanh nhất thế giới.
Video đang HOT
Dù việc thực hiện ké hoạch thử nghiệm của máy bay T-50 được giữ bí mật, song từ những thông số cung cấp, T-50 hoàn toàn có khả năng đạt tới tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng nhiên liệu đốt sau, khả năng siêu cơ động với 2 động cơ điều khiển vector đa chiều 117S và khả năng gần như tàng hình trước radar.
Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev, trong năm 2016 sẽ xây dựng hàng loạt các bài kiểm tra trong 11 chuyên bay thử nghiệm cuối cùng. Nhà máy sản suất máy bay ở Komsomolsk-on-Amur đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt đối với PAK FA.
T-50 dù chưa đưa vào trang bị nhưng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia nước ngoài, đặc biệt là Đông Nam Á. Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ bắt đầu chế tạo phiên bản xuất khẩu của loại máy bay này.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
5 máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải kinh hãi
Dù tin rằng "Nga không có khả năng so bì với thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 của Mỹ", Mỹ vẫn phải e dè vì độ phổ biến của máy bay Nga so với Mỹ.
Sputnik News dẫn tạp chí National Interest của Mỹ bày tỏ lo ngại về việc nhiều nước trên thế giới không cần đến những chiếc máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ và phương Tây. Các nước này vẫn ưa thích dùng máy bay của Nga bởi các máy bay của Nga "thường là sự thay thế với giá cả hợp lý hơn rất nhiều so với Mỹ và phương Tây".
Chính vì thế, tạp chí National Interest đã lên danh sách 5 loại máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải lo ngại:
Sukhoi Su-27
Đứng đầu tiên trong danh sách này làSukhoi Su-27 (tên gọi của NATO là Flanker). Đây là loại máy bay được coi là linh hoạt nhất trên thế giới. Sukhoi Su-27 vẫn có thể dễ dàng điều khiển ngay cả khi đang bay với tốc độ cực thấp và với góc tấn công cực cao.
Máy bay Su-27 (Ảnh Sputnik News)
Điều này được thể hiện rõ ràng khi máy bay Sukhoi Su-27 dễ dàng thực hiện tư thế Pugachev's Cobra (tạm dịch: Tấn công kiểu rắn hổ mang) tức là tạm thời duy trì góc tấn công 120 độ, một tư thế cực khó đối với rất nhiều loại máy bay chiến đấu trong rất nhiều các cuộc triển lãm hàng không quân sự quốc tế.
Sukhoi Su-27 chính là câu trả lời cho 2 loại máy bay chiến đấu F15 và F-16 của Mỹ. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng Sukhoi Su-27 có ưu thế vượt trội so với 2 loại máy bay F-16 và F/A-18 của Mỹ nhất là ở khía cạnh tốc độ khi Sukhoi Su-27 có thể đạt đến vận tốc 2.252km/h so với 2.200km/h của F-16 và 1.900km/h của F/A-18.
Thậm trí, trang web Air Power of Australia còn khẳng định rằng, hỏa lực, tốc độ, độ linh hoạt, khả năng né tránh và tầm hoạt động của Su-27 cũng vượt trội so với F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ.
MiG-29
Đứng thứ 2 trong danh sách là chiếc máy bay nhỏ có tầm bay ngắn nhưng cực kỳ phổ biến Mikoyan's MiG-29 (NATO gọi là Fulcrum).
Trang web Air&Space của Mỹ mô tả chiếc máy bay này: "Ngay lần đầu xuất hiện vào năm 1977, MiG-29- cũng như chiếc máy bay tiền thân MiG-15 là một lời khẳng định rõ ràng rằng: Liên Xô hoàn toàn có thể theo kịp công nghệ không gian của Mỹ".
MiG-29 (Ảnh Sputnik News)
"Cộng đồng tình báo Mỹ lần đầu biết đến chiếc máy bay này từ những hình ảnh vệ tinh vào tháng 11/1977, khoảng thời gian chiếc MiG-29 bay lần đầu".
"Chỉ cần nhìn vào kích thước và hình dáng, có thể nhận ra rằng, MiG-29 là đối trọng của F-16 và F/A-18", ông Benjamin Lambeth, tác giả của cuốn sách "Không lực Nga trong thời khủng hoảng" phát hành năm 1999, nhận định.
Tạp chí National Interest cũng phải thừa nhận: "Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm thời hậu Chiến Tranh lạnh của Không quân Đức cho thấy MiG-21 linh hoạt hơn nhiều so với F-16".
Ngoài ra, chiếc MiG-29 còn là một chiếc máy bay chiến đấu đa dụng và có khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AA-8 và tên lửa không đối đất AS-12.
Chính vì thế, từ năm 1983, MiG-29 đã được cải tiến để có thể thực hiện được những vai trò đặc biệt hơn.
Sukhoi Su-35
Sukhoi Su-35 (NATO gọi là Flanker-E) thực chất là biến thể của máy bay Su-27.
Tạp chí National Interest đã ca ngợi Su-35 là "máy bay chiến đấu tốt nhất trong số các máy bay đang hoạt động của không quân Nga".
Theo tạp chí này, chiếc máy bay này có thể bay cao và bay rất nhanh trong khi có thể chở được rất nhiều loại vũ khí do được trang bị động cơ kép rất mạnh.
Su-35 (Ảnh Sputnik News)
Ngoài ra, với những công nghệ hàng không rất hiện đại, Su-35 là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ một máy bay chiến đấu nào của Mỹ, ngoại trừ máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Một quan chức Không quân Mỹ từng làm việc với máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 cho biết, chiếc Su-35 có thể là một thách thức cực lớn đối với các loại máy bay tàng hình mới của Mỹ như chiếc F-35.
Điều này là bởi máy bay F-35 là máy bay tiêm kích và không thể đạt được tốc độ bay cực nhanh và trần bay cao như Su-35 và F-22.
"Su-25 có thể phóng tên lửa ngay cả khi đạt tốc độ Mach 1,5 (tức là gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh) ở độ cao hơn 13,7km. Tuy nhiên, tầm hoạt động lý tưởng của chiếc máy bay này là ở độ cao 10km với tốc độ Mach 0,9 (tức là bằng 0,9 lần tốc độ âm thanh", tạp chí National Interest nhận định.
Cũng theo tạp chí này: "Su-35 được thiết kết dựa trên khung của máy bay S-27 đầy sức mạnh và vốn đã vượt xa so với máy bay Boeing F-15 Eagle. Không những thế, Su-35 có khung nhẹ hơn, có động cơ đẩy vector 3 chiều và khả năng gây nhiễu cực mạnh".
Sukhoi T-50/PAK FA
"Đây là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đa dụng được coi là câu trả lời trực tiếp cho các loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II", tạp chí National Interest viết.
"Thậm chí, Sukhoi T-50/PAK FA còn có một thiết kế cực kỳ phức tạp và hoàn toàn tương xứng nếu không muốn nói là vượt trội đối với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ", Trung Tướng Dave Deptula, Cựu Chỉ huy Tình báo Hải quân Mỹ, nhận định.
Sukhoi T-50/PAK FA (Ảnh Sputnik News)
"Sukhoi T-50/PAK FA có khả năng linh hoạt rất cao do được trang bị động cơ đẩy vector, đuôi máy bay có khả năng chuyển động và hệ thống khí động học cực kỳ tân tiến", tạp chí National Interest viết.
"Trên thực tế, Sukhoi T-50/PAK FA được tối ưu hóa để đạng được ưu thế vượt trội trên bầu trời giống như F-22 nhưng lại có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn như F-35", tạp chí National Interest kết luận.
Tupolev Tu-160
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) là loại máy bay có tốc độ bay cực nhanh so với các loại máy bay ném bom chiến lược khác và có thể đạt tốc độ 2.220km/h, vượt xa so với B1-B Lancer (1.448km/h) và B-52 (1.000km/h) của Mỹ.
Tupolev Tu-160 (Ảnh Sputnik News)
Hơn thế nữa, Tupolev Tu-160 có tầm hoạt động lên đến 7.300km và được trang bị cả vũ khí hạt nhân và vũ khí truyền thống. Tupolev Tu-160 có thể phóng tên lửa Kh-55MS mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 200kt và tầm bắn lên đến 3.000km./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Radar Trung Quốc có khả năng dò được F-22 của Mỹ? Quân đội Trung Quốc được cho là đã có khả năng phát hiện và theo dõi các loại máy bay tốt nhất của Mỹ hiện nay, bao gồm cả chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22. Một vài nguồn tin chưa được xác minh cho biết, quân đội Trung Quốc đã dò ra một chiếc F-22 hoạt động ở khu vực mà Bắc...