Phương Tây chấp nhận Tổng thống Assad chưa nên ra đi
Anh, Đức, Mỹ cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể lãnh đạo nước này trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng không nên nắm quyền lâu dài trong tương lai.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh David Cameron không loại trừ khả năng Bashar al-Assad sẽ thuộc chính phủ chuyển tiếp nhưng “ông ấy biết rõ al-Assad không thể là một phần trong tương lai lâu dài của Syria”, Sky News hôm qua đưa tin.
Tờ Telegraph trước đó dẫn nguồn tin chính phủ nói Thủ tướng Cameron có thể đồng ý cho ông al-Assad nắm quyền trong ngắn hạn khi một chính phủ thống nhất hình thành ở Syria sau hơn 4 năm nội chiến.
Công đảng đối lập hôm nay sẽ kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) xem xét trường hợp chính phủ Syria do nghi ngờ thực hiện tội ác chiến tranh. Một trợ lý Công đảng nói al-Assad không thể xuất hiện trong kế hoạch hòa bình.
Đức và Mỹ cũng đã nhắc đến khả năng để ông al-Assad lãnh đạo Syria trong thỏa thuận nhằm chấm dứt nội chiến, hỗ trợ tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) ở nước này.
“Ông al-Assad nên có mặt trong mọi cuộc đàm phán. Chúng tôi cần trao đổi với nhiều bên liên quan”, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sau một phiên họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels. “Ngoài al-Assad còn có Mỹ, Nga cùng những đối tác quan trọng trong khu vực như Iran hay Arab Saudi”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết al-Assad phải từ chức nhưng việc này không cần thực hiện ngay lập tức. “Nó không buộc phải thực hiện trong một ngày hoặc một tháng. Toàn bộ các bên sẽ tham gia một quá trình và đạt được thỏa thuận về cách tiếp cận tốt nhất”.
Video đang HOT
Giới chỉ trích kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết đoán hơn về tình hình Trung Đông và Syria, cho rằng không có chính sách rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho IS phát triển, Reuters đưa tin.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói ủng hộ những nỗ lực này và sẽ tổ chức họp song phương với các bên chính trong khủng hoảng Syria trong tuần, trước khi ông gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 2/10 ở Paris.
“Pháp không loại trừ ai nhưng tương lai của Syria không thể trong tay Tổng thống Bashar al-Assad”, ông Hollande cho biết,
Các quốc gia ủng hộ Syria như Iran, Nga tối qua tuyên bố “thắng lợi” sau khi phương Tây nới lỏng quan điểm về ông al-Assad. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng các cuộc thảo luận về chuyển tiếp chính trị ở Syria chỉ nên bắt đầu sau khi nguy cơ từ “chủ nghĩa khủng bố” được loại bỏ.
Trong khi đó, kênh ARD hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết hình thức chính phủ chuyển tiếp Syria và tương lai ông al-Assad nên được tách biệt khi thảo luận. Ông cũng không quá lạc quan về khả năng các cường quốc chính đạt thỏa thuận về chuyển tiếp chính trị ở Syria.
Như Tâm
Theo VNE
Phương Tây từng phớt lờ kế hoạch để tổng thống Syria ra đi
Tổng thống Assad năm 2012 có thể đã từ chức dựa theo một bản kế hoạch hòa bình do Nga đưa ra song đề xuất này bị phương Tây phớt lờ.
Ông Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan, chính trị gia từng đoạt giải Nobel Hòa bình. Ảnh: AFP
Nga hơn ba năm trước có nhắc đến việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức như một phần của giải pháp nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này, Guardian hôm 15/9 dẫn lời ông Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan, chính trị gia đoạt giải Nobel Hòa bình, nhà đàm phán góp mặt trong những cuộc thảo luận phía hậu trường giữa các bên tại thời điểm đó, cho biết. Nhưng các cường quốc phương Tây không nắm bắt cơ hội này. Từ đó đến nay, cuộc chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn dân thường, khiến hàng triệu người mất nhà cửa và gây ra cuộc khủng hoảng di cư trầm trọng nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.
Tháng 2/2012, ông Ahtisaari được triệu tập tới trụ sở của Liên Hợp Quốc để cùng các chuyên gia từ 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc thảo luận về vấn đề Syria. Cuộc gặp mặt do Hội đồng Nguyên lão, gồm một nhóm cựu lãnh đạo thế giới chủ trương ủng hộ hòa bình và quyền con người như cố tổng thống Nam PhiNelson Mandela, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter và cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, chủ trì.
Theo lời kể của Ahtisaari, đại sứ Nga Vitaly Churkin có lần đề xuất một bản kế hoạch gồm ba điểm. Trong đó, một phần có đề cập đến việc ông Assad phải nhượng lại quyền lực sau khi quá trình đàm phán hòa bình giữa chính phủ Syria và lực lượng đối lập khởi động. Song, Mỹ, Anh và Pháp phớt lờ gợi ý của Nga vì cho rằng chính quyền Assad sẽ tự sụp đổ mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào.
"Đó là một cơ hội bị đánh mất", ông Ahtisaari nói trong một cuộc phỏng vấn.
"Đáng chú ý nhất là cuộc gặp mặt của tôi với ông Vitaly Churkin bởi tôi biết người đàn ông này", Ahtisaari nhớ lại. "Dù không đi đến thống nhất nhiều vấn đề nhưng chúng tôi có thể trao đổi thẳng thắn. Tôi giải thích về những việc mình đang thực hiện và ông ấy nói: 'Martti, hãy ngồi xuống và tôi sẽ nói cho ông biết chúng ta nên làm gì'".
"Ông ấy nói về ba điều. Thứ nhất, chúng ta không nên cung cấp vũ khí cho phe đối lập. Thứ hai, chúng ta phải để phe đối lập và chính quyền Assad đàm phán ngay lập tức. Thứ ba, chúng ta nên tìm ra lý do hợp lý nhất để ông Assad từ chức", Ahtisaari kể.
Churkin hiện từ chối bình luận về những sự việc diễn ra trong "cuộc đối thoại cá nhân" với ông Ahtisaari. Tuy nhiên, cựu tổng thống Phần Lan tỏ ra khá chắc chắn về những gì mình nói ra.
"Chẳng có gì phải thắc mắc cả vì tôi đã quay trở lại và hỏi ông ấy thêm một lần nữa", ông Ahtisaari cho hay, nhấn mạnh rằng khi đó đại sứ Churkin vừa trở về sau một chuyến đi tới Moscow. Điều này khiến ông tin rằng Churkin thay mặt Điện Kremlin đưa ra đề xuất trên.
Ahtisaari sau đó truyền đạt lại thông điệp này với phái đoàn Mỹ, Anh và Pháp tại Liên Hợp Quốc nhưng theo ông, "không có gì xảy ra bởi tất cả mọi người ở đó, cùng nhiều người khác, đều cho rằng ông Assad sẽ phải rời văn phòng tổng thống trong vài tuần tới. Vậy nên họ không cần động tay làm gì".
Tới tháng 6/2012, ông Annan chủ trì một phiên thảo luận quốc tế ở Geneva, Thụy Sĩ. Tại đây, một bản kế hoạch nhằm đem lại hòa bình cho Syria được đưa ra. Theo đó, một chính phủ chuyển tiếp sẽ hình thành nếu chính quyền Assad và phe đối lập "đạt đồng thuận". Tuy nhiên, nó nhanh chóng đổ vỡ vì các bên liên quan không thể thống nhất về vấn đề ông Assad từ chức. Trở ngại này đến nay vẫn là thách thức lớn nhất đối với mọi sáng kiến hòa bình cho Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: SANA
"Nhiều người lúc ấy thực sự có chung cảm nhận rằng ông Assad khó có thể giữ vững ghế tổng thống của mình. Nhưng tôi không thấy bất kỳ lý do gì để phớt lờ một đề nghị từ phía Nga nhằm đẩy nhanh tiến trình trên, nếu như lời đề nghị đó có tồn tại", ông John Jenkins, giám đốc điều hành chi nhánh Trung Đông thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), bình luận.
Theo Jenkins, việc ông Ahtisaari nói Churkin đưa ra đề nghị dưới sự cho phép của Moscow là điểm thiếu thuyết phục hơn cả. "Nếu ông ấy thuật lại những gì Churkin đã nói với tôi, tôi sẽ đáp lại rằng mình cần phải nghe trực tiếp từ Putin", Jenkins cho hay.
Cùng chung quan điểm, một nhà ngoại giao châu Âu công tác tại Syria vào năm 2012 nhận định P3 (gồm Mỹ, Anh và Pháp) chắc chắn sẽ không từ chối hay bỏ qua một đề nghị mang tính chiến lược như thế. Câu hỏi đặt ra là nếu chấp nhận thì họ sẽ phải tiến hành theo trình tự như thế nào và liệu Nga có đủ khả năng khiến ông Assad từ chức hay không.
Vũ Hoàng
Theo Guardian
"Khủng hoảng nhập cư là lỗi của phương Tây" Đó là tuyên bố được ông Assad đưa ra trong buổi toạ đàm về làn sóng di cư ồ ạt được phát sóng hôm qua (16-9). Theo ông Assad, sẽ có thêm nhiều người nhập cư sang Châu Âu. Cũng theo tuyên bố trên, các quốc gia gồm Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi muốn ông Assad từ chức bằng việc các...