Phương Tây càng ép vụ điệp viên, người Nga càng ủng hộ ông Putin
Đông đảo công luận Nga tin rằng phương Tây đã sai lầm khi cố gắng gây sức ép căng thẳng lên Kremlin về vụ đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal, vì điều đó chỉ giúp Tổng thống Vladimir Putin củng cố thêm quyền lực ở trong nước.
Minh họa của tờ The Daily Beast về nghi án Nga hạ độc điệp viên Sergey Skripal.
“Châu Âu phải biết người Nga chúng tôi cứng rắn thế nào, chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ. Mỗi khi có ai bất công với ông Putin, chúng tôi thậm chí càng ủng hộ ông ấy nhiều hơn” – sinh viên trường luật Veronika Ozerova nói với tờ The Daily Beast.
Các kênh truyền hình quốc gia và quan chức nhà nước chọn cách đối diện với vụ điệp viên Sergey Skripal theo kiểu châm biếm. Đầu tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói rằng để có quan hệ tốt đẹp với Washington thì Mátxcơva phải thừa nhận trách nhiệm về vụ tấn công Skripal và chấm dứt hành vi hung hăng liều lĩnh.
Đáp trả, các nghị sĩ Quốc hội Nga cho rằng Washington nên soi gương và kiểm tra ảnh hưởng của chính họ đối với các quốc gia nước ngoài, và so sánh Mỹ với một con quái vật biển theo đúng nghĩa.
Phủ nhận là chiến lược thông thường của Kremlin và đó cũng không phải trường hợp ngoại lệ với vụ Skripal. Hôm 29.3, giới chức Nga móc máy bình luận của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khi so sánh vụ Skripal với tác phẩm “Tội ác và Trừng phạt” của Fyodor Dostoyevsky.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trích lại một câu trong tác phẩm này để đáp trả: “100 con thỏ không làm nên 1 con ngựa, 100 nghi vấn không làm nên 1 bằng chứng”. Bà Zakharova nói thêm, đọc Dostoyevsky sẽ tốt cho Ngoại trưởng Anh.
Alexei Kandaurov, tướng KGB nghỉ hưu và là một nhà phê bình thẳng thắn của Điện Kremlin, cho rằng Tổng thống Putin sẽ không từ bỏ và thỏa hiệp dưới áp lực quốc tế lớn như vậy.
“Trước vụ bê bối Skripal, tôi tin là ngay sau bầu cử, ông Putin sẽ tiến về phương Tây và đưa ra một vài thỏa hiệp trong đàm phán với Ukraina, bởi thực tế là Nga không đủ sức để chịu cô lập hoàn toàn” – ông Kandaurov nói với tờ The Daily Beast. “Nhưng giờ khi ông Putin bị đẩy vào chân tường, ông ấy sẽ không thực hiện bất cứ nỗ lực nào để làm bạn với phương Tây”.
Trong khi đó, Kremlin đề nghị Áo làm trung gian hòa giải giữa Nga và Anh. Áo là một trong số ít nước EU không trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Chỉ một phần nhỏ người dân Nga cảm thấy quan ngại về mối quan hệ ngoại giao trong tương lai giữa Kremlin với các nước NATO. Theo số liệu thăm dò mới nhất của Trung tâm Nevada, gần 1/3 trong số hơn 140 triệu dân Nga cho là Mỹ và EU có thái độ thù địch với Nga.
Tổng biên tập kênh Nước Nga ngày nay, Margorita Simonyan, cho rằng những biện pháp trừng phạt và thái độ chỉ trích chống Putin của phương Tây, kết hợp với tinh thần “Người Nga không bao giờ từ bỏ” và thực tế là hầu hết người Nga chưa bao giờ đến Mỹ – khiến cho cử tri Nga thấy rằng họ có thể sống hoàn hảo mà không cần bất kỳ mối quan hệ nào với phương Tây.
“Mối quan hệ với Châu Âu và Mỹ thật ra không thực sự khiến chung tôi để tâm. Nhưng chúng tin tin là Nga vô tội, và ông Putin không dại đến mức ra lệnh giết người ngay trước cuộc bầu cử tổng thống” – một người dân ở Nizhny Novgorod, Tamara Trifonova nói. “Ông ấy sẽ không chặt cành cây mà ông ấy đang ngồi”.
VÂN ANH
Theo Dantri
NATO thẳng tay bắt Nga trả giá vì vụ điệp viên Sergey Skripal
NATO giảm nhân viên của phái đoàn Nga tại tổ chức này từ 30 xuống còn 20 người vì nghi án đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal và con gái.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: EPA
"Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương giảm 10 nhân viên của phái đoàn Nga tại NATO, phù hợp với quyết định của tôi. Như vậy, phái đoàn Nga tại NATO chỉ còn 20 người" - TASS dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại buổi họp báo ở Brussels hôm 27.3.
"Điều này sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng với Nga rằng họ sẽ phải trả giá và chịu hậu quả về những hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được" - ông Stoltenberg tuyên bố.
Tổng thư ký cho biết, Nga đã đánh giá thấp quyết tâm của NATO, và việc cắt nhân sự sẽ làm giảm khả năng của Nga thực hiện các công việc tình báo ở NATO.
Phát biểu vào cuối cuộc tham vấn với các đồng minh NATO, ông Stoltenberg bổ sung, ông không nghĩ rằng Nga muốn phương Tây tỏ rõ quyết tâm này, trong bối cảnh NATO tăng hiện diện quân sự ở biên giới Nga, tăng chi tiêu quốc phòng và tiếp tục trừng phạt Nga vì sáp nhập Crưm.
Ông Stoltenberg nói thêm, phản ứng của NATO không chỉ vì vụ Sergey Skripal, mà vì một loạt những hành vi "bất hợp pháp và không thể chấp nhận được".
Nga phủ nhận có liên quan đến vụ đầu độc Sergey Skripal và tuyên bố sẽ có hành động đáp trả thích đáng sau khi cho đến nay đã có 24 nước trục xuất 139 nhà ngoại giao Nga.
SONG MINH
Theo Laodong
Mỹ "hùa" theo Anh định trục xuất nhân viên ngoại giao Nga vì vụ điệp viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đưa ra một loạt lựa chọn để Tổng thống Donald Trump quyết định nếu muốn áp dụng trừng phạt với Nga sau nghi án hạ độc cựu điệp viên trên đất Anh. Nghi án đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal và con gái Yulia làm dậy sóng quan hệ giữa Nga và phương Tây. Ảnh:...