Phương Tây cần thừa nhận “sự thật đau lòng” rằng họ phải “sống chung” với Tổng thống Assad?
Dù muốn hay không muốn, dù khó chịu và chẳng hề vui vẻ, phương Tây vẫn phải công nhận một điều rằng: Tổng thống Assad đã thắng trong cuộc chiến ở Syria.
Tổng thống Assad.
Trong bài viết đăng tải trên trang American Conservative, tác giả Daniel R. DePetris cho rằng đã đến lúc người phương Tây nên học cách sống chung với Tổng thống Bashar al-Assad sau nhiều năm khước từ. Dù muốn chấp nhận hay không chấp nhận, họ đã thua trong cuộc chiến kéo dài ở Syria suốt 8 năm qua.
Cuộc lội ngược dòng
Chỉ cách đây vài năm, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad dường như đã chấp nhận cái kết sụp đổ sắp xảy đến với mình. Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi quân đội đến giúp đỡ, nhà lãnh đạo Syria đang sống mỗi ngày trong tình trạng bị bao vây.
Tình hình lúc đó có thể được tóm tắt bởi câu nói của Ngoại trưởng Saudi Arabia lúc bấy giờ là Adel al-Jubeir: “Assad có thể chọn rời bỏ quyền lực một cách nhẹ nhàng hay khó khăn nhưng cuối cùng ông ấy sẽ phải rời đi”.
Dẫu vậy, ngày mà nhà lãnh đạo Syria ra đi đã không bao giờ đến. Trong 3 năm 6 tháng kể từ khi Jubeir đưa ra những nhận xét đó, Riyadh, Abu Dhabi, Ankara, London, Washington… – mọi quốc gia bên ngoài cùng nhau ném tiền, vũ khí, vật tư và hỗ trợ chính trị cho phe đối lập Syria đã đi đến thất bại cay đắng.
Tổng thống Bashar al-Assad không chỉ sống sót mà còn chiến thắng kẻ thù của mình. Chắc chắn, Syria đang bị hủy hoại, với hàng trăm ngàn người thiệt mạng, toàn bộ các thành phố chìm trong khói bụi, một nửa dân số rời bỏ quê hương và gần 400 tỷ USD thiệt hại. Nhưng nhà lãnh đạo Syria vẫn ngồi đó. Và để có được cái kết đẹp như vậy, chính quyền ông Assad nên cảm ơn người Nga và người Iran vì sự giúp đỡ.
Đối với các chính phủ châu Âu và Ả Rập từng tất tay đặt cược vào thất bại của Tổng thống Assad, việc chính quyền Damascus trở lại mạnh mẽ đã mang đến một loạt vấn đề hoàn toàn mới.
Video đang HOT
Câu hỏi giờ đây đối với họ không còn là làm cách nào để lật đổ nhà lãnh đạo Syria mà là làm thế nào để chuyển sang cách tiếp cận hợp lý nhất. Bởi vì dù muốn hay không muốn, dù khó chịu và chẳng hề vui vẻ, họ vẫn phải công nhận một điều rằng: Tổng thống Assad đã thắng trong cuộc chiến.
Phương Tây bối rối
Với tình hình mới như vậy, phương Tây đang tìm cách tiếp cận khác đối với Damascus.
Ở thời điểm hiện tại, chính sách chính thức của Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Ả Rập vẫn chưa có nhiều thay đổi. Tổng thống Assad tiếp tục không được các liên minh này thừa nhận, cho đến khi nào ông vẫn từ chối đàm phán với kẻ thù chính trị của mình hay từ chối hợp tác trong việc viết một hiến pháp mới có những nhượng bộ cho phe đối lập.
EU đã liên tục thông báo cho chính quyền Assad rằng sẽ không có tiền ở châu Âu để tái thiết nếu ông không tích cực tham gia vào lập trường của phương Tây với tiến trình chính trị do Liên Hợp Quốc dẫn đầu.
Châu Âu vẫn chưa muốn đổ tiền tái thiết cho Syria.
Mặc dù Liên đoàn Ả Rập đã ít thể hiện thái độ trực tiếp hơn, khả năng Syria gia nhập lại tổ chức này vẫn còn thấp. Trên thực tế, liên minh cần sự đồng thuận của tất cả các thành viên, nhưng Riyadh có thể một mình ngăn chặn sự bình thường hóa chính trị hoàn toàn của chính quyền Assad.
Tuy nhiên, đang có một số Chính phủ Ả Rập cảm thấy lo lắng về chính sách hiện tại. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), một quốc gia thường xuyên theo sau các chính sách của Saudi, đã bất ngờ mở lại đại sứ quán của mình ở Damascus vào tháng 12 năm ngoái.
Anwar Gargash, Ngoại trưởng UAE mới đây đã giải thích lý do trên tờ Washington Post rằng: Sẽ chẳng có ý nghĩa chiến lược nào đối với thế giới Ả Rập khi cho phép người Thổ Nhĩ Kỳ, người Iran và người Nga ra lệnh cho các quy tắc của trò chơi ở Syria.
“Tốt hơn là cố gắng đưa Assad trở lại lều của người Ả Rập”, ông Gargash nói, “hơn là cho phép Tehran tiếp tục cố thủ ở trung tâm của khu vực”. Quan điểm đầy thực dụng của UAE đang gây chú ý ở các thủ đô Ả Rập khác.
Nhận thấy rằng chiến thắng của Tổng thống Assad đã gần hoàn tất, Baghdad và Amman đã mở lại các đồn biên phòng của họ và thiết lập lại các tuyến thương mại quan trọng đã bị đóng cửa trong chiến tranh.
Người châu Âu cũng tỏ ra bối rối không kém. Anh, Pháp và Đức vẫn chống lại việc thay đổi chính sách hiện tại của EU đối với Syria, giải thích rằng bất kỳ sự nới lỏng nào của các lệnh trừng phạt, kiểm soát xuất khẩu và cô lập chính trị được coi là sự “vô lương tâm” đối với cuộc chiến đẫm máu ở Syria.
Như một nhà ngoại giao EU đã nhận xét: “Tình hình địa chính trị không phù hợp để chúng tôi lấy sổ séc ra. Đó là vấn đề về đòn bẩy và chúng tôi không thể chỉ đưa ra đòn bẩy duy nhất mà mình có”.
Các cường quốc châu Âu đơn giản là chưa sẵn sàng hy sinh Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, được cho là sẽ tạo ra một quá trình chuyển đổi chính trị của Syria sang các cuộc bầu cử được giám sát quốc tế.
Tuy nhiên, có những quốc gia khác trên lục địa coi UNSCR 2254 là một tờ giấy đã thành tro từ lâu. Các chính phủ ở Ý, Ba Lan, Áo và Hungary quan tâm nhiều hơn đến việc hồi hương người tị nạn Syria hơn là gây áp lực với chính quyền Assad bằng nhiều biện pháp trừng phạt.
Người Anh và người Pháp có thể cảm thấy khó tin khi nghĩ đến việc bình thường hóa với chính quyền Assad, đặc biệt là sau khi họ dành nhiều năm nỗ lực để kêu gọi ông từ chức. Nhưng họ cũng hiểu rằng, Damascus đã chiến thắng trong cuộc xung đột, phe đối lập rệu rã và các quan chức Syria không có bất kỳ sức ép nào để thỏa hiệp về việc chia sẻ quyền lực.
Mặc dù chính quyền Assad rất muốn mở khóa két tiền của phương Tây, nhưng họ cũng cần chờ các cải cách cần thiết trước khi tiền bắt đầu chảy.
Hiện tại, khi Tổng thống Assad đã vượt qua các đối thủ vũ trang của mình, các quốc gia từng bị thất thủ vì Damascus đã phải đối mặt với thực tế rằng họ sẽ phải ngồi làm việc một cách ngang hàng với nhà lãnh đạo Syria
Theo Nguoiduatin
Assad tố Mỹ sẽ bán đứng đồng minh ở Syria
Tổng thống Bashar al-Assad cảnh báo Mỹ chỉ coi các nhóm vũ trang được nước này hậu thuẫn tại Syria là con bài để mặc cả với Damascus và sẽ bán đứng các nhóm này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters/SANA.
"Chúng tôi có lời nhời nhắn nhủ tới những nhóm đang dựa dẫm vào người Mỹ, Washington sẽ không bảo vệ các anh", Tổng thống Assad phát biểu trên truyền hình vào hôm qua (17.2).
"Họ sẽ sử dụng các anh làm công cụ mặc cả. Người Mỹ đã và đang toan tính việc này rồi".
Bên cạnh đó, ông Assad còn cảnh báo rằng việc dựa dẫm vào sự ủng hộ của nước ngoài sẽ chỉ khiến các nhóm vũ trang tại Syria trở thành "nô lệ của Thổ Nhĩ Kỳ", đồng thời tuyên bố mọi "kẻ xâm nhập" sẽ bị coi là kẻ thù và "mọi tấc đất của Syria sẽ được giải phóng".
"Ngoại trừ chính phủ Syria, không ai sẽ bảo vệ các anh", ông Assad nói.
Theo RT, mặc dù không nói chi tiết về các nhóm đang "dựa dẫm vào người Mỹ", rất có thể thông điệp của nhà lãnh đạo Syria đang nhắm tới Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - nhóm được Mỹ hậu thuẫn và đang kiểm soát vùng đông bắc của đất nước. Trong nhiều năm qua, quân đội chính phủ và SDF đã tránh xung đột trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Damascus và SDF vẫn khá căng thẳng.
Được biết, bài phát biểu của Tổng thống Bashar al-Assad được phát trên truyền hình ngay sau khi Đặc phát viên Mỹ về Syria, ông James Franklin Jeffrey, công khai tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich rằng Mỹ không muốn chính phủ Syria dành lại quyền kiểm soát khu vực đông bắc đất nước.
"Mục tiêu của Mỹ tại vùng đông bắc Syria chưa hề thay đổi. Chúng tôi đầu tiên muốn duy trì an ninh tại khu vực và điều này đồng nghĩa với việc Mỹ không hề chào đón chính quyền Assad quay trở lại bởi họ không hề đem lại sự ổn định", ông Jeffrey cho hay.
"Chính sách của Mỹ về Syria không hề thay đổi. Đầu tiên là đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, hai là đạt được một giải pháp chính trị cho xung đột tại Syria thông qua hành động của Liên Hợp Quốc. Ba là thúc đẩy các lực lượng quân đội nước ngoài rời khỏi Syria".
Theo Danviet
Thế trận Syria: Hậu quả không ngờ tới từ quyết định rút quân của Tổng thống Trump Việc Mỹ rút quân khỏi Syria dường như ngẫu nhiêu trao quyền lại Nga và Iran trong khi làm suy yếu lực lượng ngưởi Kurd. Chiến thắng chiến lược của Nga tại Syria Theo tờ foreign policy, Nga đang nổi lên giống như một người môi giới quyền lực không có đối thủ. Lực lượng người Kurd đang đối mặt với các thách...