Phương Tây cần phải học châu Á?
Ở đâu cũng có xung đột nhưng cách xử lý mỗi nước mỗi khác. Thay vì vừa “đánh vừa đàm” như Nhật-Trung, phương Tây chọn cách cực đoan là cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga. Sai lầm của các chính trị gia sẽ khiến người dân phải trả giá.
Trừng phạt kinh tế là con dao hai lưỡi
Bên lề Thượng đỉnh APEC 2014 đang diễn ra tại Bắc Kinh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sự kiện này thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí châu Âu không bởi quan hệ Trung-Nhật ảnh hưởng tới họ mà bởi giá trị thực tiễn của cuộc gặp này đối với các lãnh đạo của EU.
Tờ Le Figaro của Pháp số ra hôm 11/11 đăng bài phân tích của chuyên gia với dòng tựa: “Bài học mà châu Á cho chúng ta về quan hệ ngoại giao”.
Video đang HOT
Tác giả bài viết nhắc lại, đây là cuộc hội kiến đầu tiên giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi hai ông lên nắm quyền cách đây trên hai năm. Và đây cũng là cuộc hội kiến cấp cao nhất giữa hai nước kể từ khi căng thẳng leo tháng từ mùa thu 2012. Sự căng thẳng mà tác giả cho rằng “như là một cuộc Chiến tranh Lạnh”. Cuộc gặp gỡ lần này của lãnh đạo Trung-Nhật, sau nhiều cố gắng ngoại giao là một động thái “làm tan băng” trong quan hệ lạnh giá giữa hai nước. Từ đó, tác giả rút ra bài học dành cho phương Tây.
Bài học đó là gì? Theo tác giả, đó là hai nước đã biết khoanh vùng căng thẳng. Tức là không để những bất đồng về tranh chấp lãnh thổ (trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ chính trị và hợp tác kinh tế.
Tuy nhiên, bài học ngoại giao không chỉ dừng lại ở đó, mà theo tác giả, Trung Quốc và Nhật Bản, dù căng thẳng thế nào, cũng chưa từng áp đặt lẫn nhau những biện pháp trừng phạt kinh tế. Bởi vì, theo tác giả, trừng phạt kinh tế thì dễ nhưng rút lại thì khó. Trừng phạt kinh tế sẽ không chỉ gây hại cho người bị áp đặt mà sẽ là con dao hai lưỡi làm đứt tay cả người đi áp đặt. Bằng chứng là dù quan hệ song phương căng thẳng, nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, trao đổi thương mại giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng đã lên đến 168 tỷ USD.
Từ đó, tác giả đề cập đến những biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt cho Nga do những bất đồng về hồ sơ Ukraina. Tác giả nhấn mạnh rằng với những biện pháp trừng phạt đó, Nga thua thiệt mà Liên minh châu Âu cũng bị tổn thất. Bài báo kết luận, chính sách ngoại giao của châu Âu đang lầm đường, không có sự “mềm dẻo” mà hậu quả nhỡn tiền là người dân châu lục này đang phải khổ sở vì những biện pháp trả đũa kinh tế của Nga.
Theo PetroTimes
EU tổn thất 40 tỉ euro trong năm nay vì trừng phạt Nga
EU sẽ tổn thất khoảng 40 tỉ euro trong năm nay và tăng lên tới 50 tỉ euro vào sang năm do hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga.
RT ngày 14/10 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổn thất khoảng 40 tỉ euro trong năm nay và tăng lên tới 50 tỉ euro vào sang năm do hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Moscow liên quan tới khủng hoảng ở Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Hiện vẫn chưa có thống kê chính xác về những thiệt hại phát sinh, nhưng số liệu trên được đưa ra dựa trên ước tính của chính EU. Tuyên bố được đưa ra trong cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Lavrov với đại diện của hơn 600 công ty châu Âu hoạt động tại Nga.
Tại cuộc hội đàm, ông Lavrov đã kêu gọi EU dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga để đổi lại Moscow sẽ hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các thành viên EU. Theo ông, các biện pháp trừng phạt của EU là công cụ một chiều và Moscow không muốn, nhưng đã bị ép tham gia vào trò chơi chính trị này.
Hôm 13/10, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Tạp chí MGIMO, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây mất ổn định trật tự quốc tế với tác động kéo dài.
"Cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động nghiêm trọng tới tình hình quốc tế và sẽ có tác động lâu dài. Ngày nay, rất khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra trên thế giới, nhưng chúng tôi có thể chắc chắn rằng tương lai sẽ có nhiều bất ngờ", Ngoại trưởng Nga nói.
Ông Lavrov cho biết, những gì diễn ra ở Ukraine không phải là sự đột ngột mà nó là kết quả của một quá trình được phương Tây tiến hành trong nhiều năm để chống lại nước Nga.
Những ước tính thiệt hại trên đã cho thấy khó khăn mà các nước châu Âu sẽ phải đối mặt dài hạn trong cuộc đối đầu với Nga khi nền kinh tế của các quốc gia này vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Nhiều thành viên EU như Anh, Đức, Hà Lan đã lên tiếng tiết lộ về những khoản thâm hụt lớn mà họ gánh chịu do biện pháp trả đũa của Moscow cũng như gián tiếp bày tỏ sự không mong muốn trừng phạt Nga.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc bênh Nga, Mỹ muốn cấp hàng nóng cho Kiev Trung Quốc đã lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt kinh tế của EU vào Nga, một số nước EU cũng tỏ ra lo ngại. Quân ly khai tiếp tục thắng lớn. Tiếng nói của Trung Quốc Trước việc tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ diễn ra hôm 21/8/2014, châu Âu đã lên kế hoạch áp đặt trừng phạt mới...