Phương pháp thử thai 3.500 năm trước của phụ nữ Ai Cập
Để biết mình có thai hay không, phụ nữ Ai Cập cổ đại cũng xét nghiệm nước tiểu và chờ phản ứng hóa học như ngày nay.
Phụ nữ thời Ai Cập cổ đại muốn kiểm tra tình trạng mang thai sẽ đi tiểu vào một túi lúa mạch và một túi emmer (một loại lúa mì do người Ai Cập cổ trồng).
“Một trong hai túi nảy mầm, người phụ nữ sẽ sinh con. Nếu là lúa mạch, đứa trẻ mang giới tính nam. Nếu là emmer, đứa trẻ mang giới tính nữ. Không túi nào nảy mầm, người phụ nữ sẽ không sinh nở”, nhóm khoa học từ Đại học Copenhagen, Thụy Điển, cho biết sau khi giải mã một cuộn giấy cói cách đây hơn 3.500 năm.
Một mẩu giấy cói ghi chép kiến thức y học của người Ai Cập cổ. Ảnh: CNN.
Chia sẻ với CNN, Sofie Schidt, nghiên cứu sinh tham gia nhóm khoa học trên khẳng định phương pháp thử thai bằng nước tiểu rất lâu đời và phổ biển: “Chúng tôi phát hiện cách thử thai này xuất hiện trong sách y học Hy Lạp, La Mã, Trung Đông thời Trung Cổ và cả y học truyền thống châu Âu”.
Theo nhà Ai Cập học Andreas Winkler từ Đại học Oxford, thời cổ đại, y học Ai Cập được đề cao, nhờ đó du nhập vào các nền văn hóa khác. “Lữ khách tới Ai Cập cổ đại đã vô cùng ngạc nhiên khi đất nước này có những bác sĩ chuyên khoa với kiến thức uyên thâm”, ông Winkler nói. “Kỹ thuật của họ rõ ràng đã vượt qua bờ sông Nile”.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, phương pháp thử thai bằng cách tiểu vào hai túi hạt cũng có cơ sở khoa học. Thí nghiệm được đăng tải trên tờ Lịch sử Y học năm 1963 chỉ ra trong 70% trường hợp, nước tiểu của phụ nữ mang thai thật sự khiến hạt giống nảy mầm do lượng estrogen tăng cao.
Ngoài cuộn giấy cói về phương pháp thử thai, Đại học Copenhagen còn lưu giữ một số tài liệu y khoa Ai Cập cổ khác và đang tiếp tục giải mã. Một cuộn giấy cói khác hướng dẫn cách chữa các bệnh về mắt như trichiasis (lông mày mọc ngược về phía mắt) bằng máu thằn lằn, bò đực, lừa cái và dê cái trộn lẫn.
Nhà Ai Cập học Kim Ryholt cho biết số lượng tài liệu y khoa Ai Cập cổ nguyên vẹn tuy không nhiều song ẩn chứa vô số thông tin mới mẻ. Ví dụ, phần lớn nhà nghiên cứu đều cho rằng người Ai Cập cổ không biết đến quả thận nhưng một tài liệu y học mới được giải mã chứng minh họ biết rất rõ bộ phận này.
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
5 dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm tuyến giáp mà bất kỳ ai cũng phải nắm rõ
Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên cơ thể của bạn vì nó có thể ngầm cảnh báo vô số vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có cả bệnh về tuyến giáp.
Tuyến giáp là nơi sản sinh ra những hormone thiết yếu để hỗ trợ cho các hoạt động của não bộ và quá trình trao đổi chất. Thế nên, nếu thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu khác lạ nào sau đây thì bạn nên chủ động đi khám ngay để biết có phải tuyến giáp đang ngầm kêu cứu từ bên trong.
Hay bị táo bón
Nếu bị suy giảm tuyến giáp thì bạn sẽ gặp phải triệu chứng táo bón diễn ra thường xuyên. Còn nếu là cường giáp thì bạn sẽ phải đi tiểu liên tục để giải quyết nhu cầu cá nhân. Do vậy, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào khi đi vệ sinh cũng đừng nên xem thường mà hãy chủ động tới phòng khám càng sớm càng tốt.
Đổ mồ hôi bất thường
Dù chẳng vận động gì quá nhiều trong ngày nhưng bạn vẫn thấy tình trạng đổ mồ hôi diễn ra thì đó có thể là lời cảnh báo tuyến giáp đang bị suy giảm. Tuyến giáp có trách nhiệm điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể. Thế nên, nếu hàm lượng hormone tuyến giáp nhiều hơn mức bình thường thì chu trình trao đổi chất của bạn cũng bị tăng cao đột ngột. Chính điều này là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cơ thể ấm nóng bất thường và dễ tiết mồ hôi nhiều.
Tăng giảm cân đột ngột
Người mắc bệnh suy giảm tuyến giáp thường có hormone tuyến giáp bị sụt giảm nên làm chậm quá trình trao đổi chất và khả năng đốt cháy calories dư thừa. Điều này cũng khiến bạn tăng cân đột ngột mất kiểm soát và còn dễ dẫn đến nguy cơ béo phì.
Gặp chứng sương mù não
Khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả thì não của bạn sẽ mất đi độ tập trung, tỉnh táo, làm việc kém minh mẫn. Đặc biệt, bệnh suy giảm tuyến giáp còn gây ra chứng sương mù não, đãng trí, hay quên... Còn bệnh cường giáp lại khiến bạn nhanh mất tập trung, kém tỉnh táo...
Thường xuyên lo lắng, bồn chồn
Nếu tuyến giáp của bạn phải hoạt động quá mức thì nó sẽ sản sinh ra nhiều hormone thyroxine (T4), từ đó gây ra cảm giác bồn chồn, lo âu. Lúc này, bạn sẽ thấy vùng não của mình bị kích động quá nhiều nên dẫn đến tình trạng lo lắng, sợ hãi, giấc ngủ bị đảo lộn...
Theo Helino
Ung thư tuyến tiền liệt: Phát hiện sớm để tăng khả năng sống sót Bác sĩ Michael Wong, chuyên khoa tiết niệu tại Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore, chia sẻ thông tin về các triệu chứng và phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Việc phát hiện, điều trị và hồi phục của bệnh ung thư tuyến tiền liệt tốt hơn đáng kể so với các loại ung thư khác, nhưng đây lại là một...