Phương pháp mới giúp đánh giá hiện trạng của cổ vật gỗ
Các nhà nghiên cứu tại Viện Lâm nghiệp Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật quang phổ khối, còn gọi là khối phổ, để tiến hành phân tích các đặc tính hóa học của cổ vật gỗ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một phương pháp mới giúp đánh giá tình trạng mục nát của các cổ vật chất liệu gỗ.
Video đang HOT
Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Analytical Chemistry, các nhà nghiên cứu tại Viện Lâm nghiệp Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật quang phổ khối, còn gọi là khối phổ, để tiến hành phân tích các đặc tính hóa học của cổ vật gỗ có niên đại từ 700 đến 4.900 năm.
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp dựa trên phân tích mẫu trực tiếp của phép đo khối phổ kết hợp với phương pháp chemometrics trong thời gian thực, giúp phát hiện chính xác tình trạng hư hỏng của các cổ vật gỗ khô ráo hoặc úng nước.
Chemometrics là một kỹ thuật thông tin chiết xuất hóa học có liên quan đến dữ liệu được tạo ra trong các thí nhiệm hóa học với việc sử dụng các phương pháp toán học và thống kê.
Mô hình đánh giá cho thấy các đặc tính hóa học quan trọng của cổ vật gỗ có liên quan đến mức độ phân hủy, mục rữa, qua đó cung cấp những kiến thức mới phục vụ nghiên cứu, bảo vệ và bảo tồn các di tích văn hóa có chất liệu gỗ.
Đánh giá hiện trạng của cổ vật gỗ là việc quan trọng cần làm trước khi tiến hành bảo tồn các cổ vật này./.
Trung Quốc tìm thấy hơn 1.000 cổ vật đời Đường tại Tân Cương
Các cổ vật này được tìm thấy tại một tháp báo hiệu cổ ở huyện Yuli và đã khai quật được hơn 1.100 cổ vật tại đây, trong đó có nhiều văn bản giấy và bảng gỗ.
Các nhà khảo Trung Quốc khai quật một ngôi mộ cổ. (Nguồn: china.org)
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được hơn 700 cổ vật là tài liệu giấy cổ và bảng gỗ, có niên đại từ đời Đường (618-907) ở Khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc.
Trong thông báo ngày 15/7, Viện Khảo cổ và di sản văn hóa Tân Cương cho biết các cổ vật này được tìm thấy tại một tháp báo hiệu cổ ở huyện Yuli. Tòa tháp được binh sỹ sử dụng để truyền tín hiệu bằng khói và lửa trong thời cổ đại.
Từ cuối tháng trước, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 1.100 cổ vật tại đây, trong đó có nhiều văn bản giấy và bảng gỗ.
Các tài liệu này gồm thư từ cá nhân, các tác phẩm văn học và các sổ sách của các cơ sở quân sự ở tất cả các cấp dọc tuyến phòng thủ nơi đặt tháp báo hiệu.
Theo các chuyên gia của Viện Khảo cổ và di sản văn hóa Tân Cương, các cổ vật này cung cấp tư liệu quan trọng cho nghiên cứu hệ thống phòng thủ và chỉ huy quân sự đời Đường, và cho thấy sự cai trị hiệu quả của vương triều này tại các khu vực biên giới./.
Tận thấy núi đá ong 'đẻ' vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương Một hòn núi nhỏ ở vùng kháng chiến Bình Dương được người dân gọi đó là nơi 'đá ong đẻ vàng'. Bởi, nằm sâu trong lòng những khối đá ong lớn người ta phát hiện có hàng vạn cổ vật quý giá mà có tiền cũng không thể mua được. Chúng tôi tìm về xã Thạnh Hội, TX Tân Uyên, Bình Dương để...