Phương pháp mới đẩy nhanh quá trình bào chế vaccine
Các nhà nghiên cứu Australia cho biết đã tìm ra cách tiếp cận mới để khắc phục một vấn đề quan trọng trong cách thức truyền thống khi bào chế vaccine phòng ngừa các virus mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 30/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Được công bố ngày 19/1, nghiên cứu do Giáo sư Richard Payne thuộc Đại học Sydney và Giáo sư Warwick Brition tại Viện Centenary ở Australia đứng đầu cho thấy ứng cử viên vaccine phòng lao (TB) dựa trên công nghệ của họ gây phản ứng miễn dịch mạnh ở chuột.
Vaccine duy nhất phòng lao TB hiện nay được phát triển dựa trên vi khuẩn sống, vốn có nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho các bệnh nhân có miễn dịch suy yếu, đặc biệt là các bệnh nhân HIV/AIDS. Trong khi đó, các vaccine được phát triển dựa trên protein sinh sản đơn tính tổng hợp đã chứng minh được độ an toàn đối với người sử dụng, tuy nhiên lại phải được sử dụng kết hợp với các chất tăng cường hoặc tá dược để đạt hiệu quả.
Tiến sĩ Anneliese Ashhurst thuộc Đại học Sydney cho biết: “Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo rằng các tế bào miễn dịch cùng lúc phát hiện được cả protein và tá dược. Để khắc phục khó khăn này, lần đầu tiên chúng tôi phát triển một phương pháp tổng hợp protein và tá dược đính kèm thành một phân tử duy nhất”.
Với việc liên kết cố định protein với tá dược, các vaccine mới giờ đây có thể được tổng hợp hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, cải tiến quá trình thử nghiệm các vaccine mới trên động vật mất nhiều thời gian.
Tiến sĩ Ashhurst cho biết: “Chúng ta không cần nuôi cấy tác nhân gây bệnh thực tế trong phòng thí nghiệm để bào chế vaccine. Sử dụng phương pháp mới này, chúng ta có thể tổng hợp nhanh chóng và an toàn các vaccine có độ tinh khiết cao trong phòng thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật”.
Phát hiện này sẽ mở đường cho việc nhanh chóng phát triển vaccine an toàn phòng ngừa các tác nhân gây bệnh đường hô hấp mới xuất hiện, ví dụ như virus SARS-CoV2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
EU mở rộng kho dự trữ y tế ở 4 nước thành viên
Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông báo của Ủy ban châu Âu (ec.europa.eu), kể từ ngày 11/1, Bỉ, Hà Lan và Slovenia sẽ trở thành những quốc gia mới cung cấp vật tư y tế theo Cơ chế bảo vệ dân sự EU (rescEU). Ngoài ra, một trung tâm dự trữ y tế thứ hai sẽ được triển khai tại Đức.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 30/12/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biểu về việc mở rộng các kho dự trữ trên, Ủy viên Quản lý Khủng hoảng châu Âu Janez Lenari cho biết: "COVID-19 vẫn là một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe vào năm 2021 và kể từ năm ngoái, chúng ta đã biết rằng EU không bao giờ để mất cảnh giác. Với 4 kho dự trữ y tế bổ sung của (rescEU) ở Bỉ, Đức, Hà Lan và Slovenia, EU đảm bảo rằng các nhóm dễ bị tổn thương và nhân viên y tế sẽ nhận được thiết bị cần thiết để bảo vệ và duy trì hệ thống y tế hoạt động tốt trên khắp lục địa".
Tổng cộng, hiện có 9 quốc gia thành viên lưu trữ kho thiết bị y tế chung của châu Âu. Nguồn cung cấp hiện có hơn 65 triệu khẩu trang y tế và 15 triệu khẩu trang FFP2, FFP3; hơn 280 triệu đôi găng tay y tế; gần 20 triệu áo bảo hộ y tế cùng hàng nghìn máy thở.
Dự trữ y tế (rescEU) bao gồm các loại thiết bị y tế khác nhau, chẳng hạn như khẩu trang hoặc máy thở y tế được sử dụng trong chăm sóc đặc biệt. Nguồn dự trữ do Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romania, Slovenia, Thụy Điển và Hà Lan chịu trách nhiệm mua sắm. Ủy ban Châu Âu tài trợ liên quan đến lưu trữ và vận chuyển. Trung tâm Điều phối ứng phó khẩn cấp EU điều hành việc phân phối nguồn cung cấp, đảm bảo đến nơi cần thiết nhất, dựa trên nhu cầu của các quốc gia yêu cầu EU hỗ trợ theo Cơ chế Bảo vệ Dân sự của EU.
Nga gia hạn lệnh cấm các chuyến bay đến và đi từ Anh Ngày 12/1, Nga thông báo gia hạn lệnh tạm dừng khai thác các chuyến bay đến và đi từ Anh, sau khi giới chức nước này xác nhận có ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Anh. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 7/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN Nga thực thi biện pháp...