Phương pháp mổ đột phá giúp cắt bỏ ung thư phổi với vết rạch chỉ 6 cm
Ưu điểm quan trọng của phương pháp này là tiếp cận được những chỗ rất sâu mà mổ mở không tới được, ít tổn thương tổ chức lành và có thể làm rất tỉ mỉ, giúp giải quyết bệnh một cách triệt để.
Ưu việt của phương pháp mổ nội soi
Trong phẫu thuật để điều trị các bệnh lý ở phổi, đặc biệt là ung thư phổi, mổ nội soi ngực có video hỗ trợ (VATS) hiện là phương pháp tiên tiến hàng đầu.
Với phương pháp này. Thay vì những vết mổ dài trong phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật nội soi chỉ để lại những vết mổ rất nhỏ trên cơ thể bệnh nhân. VATS sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là ống soi lồng ngực (thoracoscope). Đó là một ống mỏng có đèn chiếu sáng ở một đầu để đưa vào trong lồng ngực người bệnh. Nó có nhiệm vụ truyền hình ảnh về một thị kính hoặc màn hình video để giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ bên trong lồng ngực.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, VATS có rất nhiều ưu điểm so với phương pháp mổ truyền thống. Trước hết, đường mổ rất nhỏ (4-6 cm), không gây xâm lấn hay tổn thương nhiều đến các tổ chức, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Tuy nhiên, ưu điểm quan trọng nhất là tiếp cận được những chỗ rất sâu mà mổ mở không tới được, ít tổn thương tổ chức lành và có thể làm rất tỉ mỉ, giúp giải quyết bệnh một cách triệt để.
“Ví dụ điển hình là mổ ung thư phổi, những đầu dò sẽ giúp nối dài bàn tay của người thầy thuốc, để tới được những vị trí rất sâu, ví dụ như các hạch, giúp nạo vét hạch, điều trị một cách triệt để. Điểm hạn chế của phương pháp này là đòi hỏi kĩ thuật mổ cao và các trang thiết bị đắt tiền nên khó tiếp cận” – PGS.TS Nguyễn Viết Nhung phân tích.
Phương pháp mổ đột phá giúp cắt bỏ ung thư phổi với vết rạch chỉ 6 cm
Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị của phẫu thuật VATS tương đương hoặc tốt hơn cả phẫu thuật mở. Thủ thuật này còn có ưu điểm giống như các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu khác: Giúp bệnh nhân ít đau hơn, không làm co rút xương sườn, thời gian nằm viện ngắn, người bệnh sớm quay trở lại công việc và cuộc sống bình thường hơn. Trung bình, bệnh nhân có thể xuất viện sau khi phẫu thuật 3-5 ngày, tùy vào sự phục hồi của cơ thể.
VATS được tiến hành như thế nào?
Để thực hiện phẫu thuật VATS, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 2-3 đường cắt nhỏ trên thành ngực gần các xương sườn, tạo thành những lỗ phẫu thuật với chiều dài khoảng 2 cm. Ống soi lồng ngực được đưa vào qua 1 lỗ, cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát bên trong lồng ngực. Các dụng cụ phẫu thuật khác sẽ được đưa vào qua các lỗ còn lại. Những dụng cụ này có thể được sử dụng để cắt mẫu mô hoặc hút dịch trong lồng ngực.
VATS có thể được ứng dụng trong điều trị những bệnh lý nào?
Theo TS Đinh Văn Lượng, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện tại, nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng VATS trong điều trị, với trình độ và cơ sở vật chất, kỹ thuật cập nhật theo kịp thế giới.
Kỹ thuật này có thể được áp dụng để điều trị các bệnh lý được chỉ định phẫu thuật như:
- Bệnh phổi lành tính: Bệnh giãn phế quản, kén khí phổi lớn phải cắt thùy phổi hay một số u phổi lành tính.
- Ung thư phổi nguyên phát: Ung thư phổi giai đoạn sớm, kích thước u dưới 6cm.
- Ung thư phổi thứ phát: Người bệnh có u phổi do ung thư từ nơi khác di căn đến được chỉ định cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, trong những trường hợp u ở sâu, khó cắt, u đơn thuần, đòi hỏi phải cắt thùy phổi.
- Lấy mẫu sinh thiết từ phổi hoặc màng phổi: Lấy bỏ các hạch bạch huyết.
Chưa có chỉ định tiêm vaccine lao để phòng Covid-19
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh, hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ chỉ định nào về tiêm vaccine BCG để phòng Covid-19.
Ảnh minh họa
Ngày 26-4, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước tiếp tục không có ca mắc mới Covid-19 và là ngày thứ 10 liên tiếp không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm này lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện nay, số người mắc Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 270 trường hợp. Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 225/270 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh.
Mới đây, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Phổi Trung ương kết hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu đề xuất triển khai đánh giá vai trò của vaccine phòng chống lao BCG trong phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.
Về nhiệm vụ này, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết BCG là vaccine phòng chống lao rất lâu đời và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và dựa trên các bệnh nhân đã mắc, một số nghiên cứu quan sát cho thấy những nước có chính sách sử dụng vaccine BCG phổ cập dường như ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, cho tới giờ vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định vaccine BCG có thể phòng Covid-19 và đây là vấn đề nóng đang được nghiên cứu tìm hiểu tại một số nước như Hà Lan, Australia, Pháp, Nam Phi.
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, sau khi được Bộ Y tế giao nhiệm vụ, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thảo luận và đề xuất Bộ Y tế hướng nghiên cứu.
Thứ nhất, Việt Nam tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phối hợp với Pháp và Campuchia đánh giá xem vaccine BCG có tác dụng với phòng Covid-19 cho người có nguy cơ cao là cán bộ y tế hay không. Với cách thức tính mẫu, dự kiến, Việt Nam có thể thu nhận 800 mẫu, Campuchia thu nhận 400 mẫu, tại Pháp là 1.000 mẫu.
Thứ hai là nghiên cứu khảo sát trên các ca mắc Covid-19 tại Việt Nam. Dựa trên những người này, chúng ta thử khảo sát xem mối liên quan giữa vaccine BCG với người mắc Covid-19, đồng thời khảo sát cả những người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 nhưng không nhiễm virus SARS-CoV-2. Mối liên quan ấy được thể hiện xem người mắc bệnh nặng hay nhẹ và trường hợp nặng có phải do không tiêm vaccine BCG hay không. Đây là một trong những khảo sát có thể làm nhanh để có kết quả ban đầu trước khi làm thử nghiệm lâm sàng lớn hơn.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung cũng nhấn mạnh, hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ chỉ định nào về tiêm vaccine BCG để phòng Covid-19.
* Ngày 26-4, trước thông tin phản ánh về những khuất tất trong việc đầu tư mua sắm hệ thống Real-time PCR (RT-PCR) xét nghiệm tự động SARS-CoV-2 tại một số địa phương, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố cũng như một số bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống RT-PCR thời gian qua.
Nội dung báo cáo (bao gồm tất cả hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1-3-2018 đến 29-2-2020) gồm: quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catalogue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần, chụp ảnh các thiết bị gửi về Bộ Y tế trước ngày 28-4.
QUỐC KHÁNH
Cứ 100.000 người bình thường thì có 16 người bị nấm phổi Sáng nay (19/2), Bệnh viện Phổi Trung ương đã tổ chức hội thảo khoa học nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh nấm phổi do Aspergillus. PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: Minh Thúy Thông tin về bệnh nấm phổi do Aspergillus, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương...