Phương pháp giáo dục đáng suy ngẫm ở trường học đặc biệt nhất hành tinh
Ngôi trường có học phí đắt đỏ hàng đầu thế giới, tuyển sinh nghiêm ngặt nhưng yêu cầu học sinh làm việc như những người nông dân, thợ thủ công thực thụ,…
Năm 12 tuổi, Reid Hoffman, đồng sáng lập trang LinkedIn, nhà đầu tư của Greylock Partners và là một trong những tỉ phú có sức ảnh hưởng lớn nhất ở thung lũng Silicon, Mỹ đã giấu bố mẹ đăng ký vào Putney – trường nội trú nhỏ ở miền Nam bang Vermont, Mỹ. Sự thành công của ông là 1 trong những minh chứng xác thực nhất cho sự phát triển đúng hướng của ngôi trường đặc biệt này.
Nhà tỉ phú quyền lực chia sẻ rằng: “Điểm thu hút nhất của trường Putney đối với tôi là ngoài việc giáo dục kiến thức, học sinh được trải nghiệm các công việc giống như thợ rèn, thợ mộc, nông dân và nhiều thứ khó có thể tìm kiếm ở bất cứ ngôi trường nào khác”.
Trường Putney nằm trong 1 trang trại bò sữa ở miền Nam Vermont, Mỹ. Quy mô của trường còn khá nhỏ với 238 học sinh, trung bình mỗi lớp khoảng 11 thành viên, và tất cả phải hoàn thành các công việc giống như 1 nông dân thực thụ để đủ điều kiện tốt nghiệp.
Học phí đối với học sinh nội trú khoảng 56.800 USD/năm (khoảng 1.28 tỉ VNĐ). Đây là mức học phí khá đắt đỏ, ngang bằng với các trường đại học thuộc khối Ivy League. Những học sinh không nội trú chỉ phải đóng 34.300 USD/năm (gần 780 triệu VNĐ). Ngoài ra, 43% học sinh Putney được trường hỗ trợ tài chính.
Putney cung cấp 1 chương trình học hoàn toàn khác biệt cho các học sinh của mình. Học sinh cũng như phụ huynh không hề biết đến điểm số cho đến khi họ nộp đơn vào đại học. Thay vào đó, học sinh sẽ nhận được 6 bản nhận xét của giáo viên về tiến độ học tập của mình trong mỗi năm.
Video đang HOT
Sự khác biệt lớn nhất tại Putney là trường yêu cầu học sinh lao động như những người thợ chuyên nghiệp trong suốt quá trình học tập. Mỗi quý được thay đổi công việc 1 lần để đảm bảo học sinh sẽ hoàn thành cả 6 hạng mục được đề ra trước khi tốt nghiệp.
6 công việc bao gồm: nấu ăn, bồi bàn, làm việc chuồng trại, đội chế biến, đội dự bị và nhóm làm nông (trồng vườn, trồng trọt, lấy củi, chế tạo đường, chăm sóc cây cảnh, bảo trì đường).
Yêu cầu mỗi học sinh phải lao động bằng chính sức lực của mình xuất phát từ mục đích ban đầu của trường Putney: “Lao động là phương pháp rèn luyện bản thân tuyệt vời nhất để đóng góp cho cộng đồng”.
Tất cả chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa hay các công việc khác mà học sinh Putney tham gia đều tuân theo nguyên tắc trọng tâm là kiến thức và kỹ năng học được mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải điểm số.
“Trong một ngày, học sinh có thể làm việc trong đội chuồng trại, hợp tác trong phòng thí nghiệm Hóa học, chuẩn bị cho cuộc tranh luận tại lớp Kinh tế học, tổ chức hội thảo cho Câu lạc bộ Nữ quyền. Các em cũng có thể tự rèn kiếm hoặc trao đổi hoạt động trong tuần với bạn cùng ký túc xá”, đại diện nhà trường cho biết.
Một số học sinh chọn sống trong cabin bằng gỗ không có điện, phải dùng củi để sửa ấm. Một vài cabin được lắp tấm pin năng lượng mặt trời phục vụ cho việc chiếu sáng bên trong.
Không phải ai cũng có cơ hội trở thành 1 thành viên của Putney. Giám đốc truyền thông của ngôi trường đặc biệt này cho biết, nhà trường chú trọng tuyển sinh những em có khả năng tự lập và biết cách kiểm soát tốt việc học của mình.
“Putney đã thay đổi của đời tôi. Tôi sẽ không thể tìm thấy nơi nào khác cho phép tự thiết kế lớp học thiết kế thời trang, sống trong cabin nhỏ không điện, không nước, được phép đặt câu hỏi và nhận lại sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên, tham gia vào ban tuyển sinh, nấu món ăn cho bữa tối của toàn trường, thực hiện vô số điều thú vị khác”, một cựu học sinh nhận xét về ngôi trường đặc biệt của mình.
Theo Danviet
12 điều khiến bạn cảm giác như cuộc sống này có quá nhiều "cạm bẫy"
Người ta gọi xác ướp của cô bé hai tuổi Rosalia Lombardo là "người đẹp ngủ say" do đến nay đã gần 100 năm trôi qua nhưng trông cô vẫn giống như đang ngủ, và thi thoảng còn... chớp mắt.
Rosalia Lombardo chỉ mới hai tuổi khi cô bé qua đời vì bệnh viêm phổi vào năm 1920. Cái chết của cô bé đã khiến cha cô đau lòng đến nỗi ông đã tới nhờ người thợ Alfredo Salafia bảo vệ thân xác của Rosalia.
Alfredo Salafia, vốn là một thợ thủ công và nhồi thú bông khéo léo, đã thực hiện một quá trình ướp xác tuyệt vời trên cơ thể Rosalia để rồi gần một trăm năm, cô bé vẫn trông dường như chỉ đang ngủ gật dưới hộp kính trong hầm mộ Capuchin ở Palermo, Sicily (Italy).
Đến nay, đôi má của cô bé vẫn còn căng bóng. Mái tóc vàng buộc nơ của cô vẫn còn nguyên vẹn. Bằng cách chụp X-quang, người ta còn thấy các cơ quan nội tạng của cô bé vẫn còn nguyên. Được mệnh danh là "người đẹp ngủ say", Rosalia Lombardo nổi tiếng là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất thế giới.
Rosalia vẫn xinh đẹp như lúc còn sống.
Tuy nhiên, thân xác được bảo quản hoàn hảo của Rosalia chỉ là một phần thu hút mọi người. Những người đến thăm xác cô bé thề rằng họ trông thấy cô thực sự chớp mắt. Những chuỗi hình ảnh chụp lại cho thấy mí mắt của cô bé mở và đóng một cách kỳ lạ. Đôi mắt xanh của Rosalia vẫn còn nguyên vẹn giống như phần còn lại của cơ thể và có thể nhìn thấy lấp lánh trong luồng ánh sáng yếu ớt bên trong hầm mộ.
Cảnh tượng cô bé chớp mắt như thế này có thể khiến nhiều người "dựng tóc gáy".
Người ta nghĩ rằng sự thay đổi nhiệt độ bên trong hầm mộ đã làm cho mí mắt Rosalia co lại tạo ra hiệu ứng chớp mắt. Tuy nhiên, người quản lý của hầm mộ Capuchin, Dario Piombino-Mascali lại có một sự lý giải khác.
Piombino-Mascali tin rằng cặp mắt chớp chớp của Rosalia là một ảo ảnh quang học gây ra bởi góc nhìn mà ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào cô bé. Khi hướng của ánh sáng thay đổi, Rosalia dường như mở và nhắm mắt lại nhiều lần trong ngày.
Piombino-Mascali đã phát hiện ra điều này vào năm 2009 khi ông nhận thấy rằng các nhân viên tại viện bảo tàng đã di chuyển quan tài của cô bé khiến cơ thể của cô chuyển động nhẹ, cho phép anh nhìn thấy mí mắt của cô rõ hơn bao giờ hết. Piombino-Mascali nhận ra rằng đôi mắt của Rosalia không hoàn toàn đóng kín và chỉ khép hờ.
Kết quả chụp X-quang cho thấy cơ thể của xác ướp vẫn còn nguyên vẹn.
Song khám phá thực sự của Piombino-Mascali là công thức bí mật Alfredo Salafia đã sử dụng để giữ cho cơ thể của Rosalia luôn hoàn hảo. Vào năm 2009, Piombino-Mascali đã liên hệ với những người thân của Alfredo Salafia và tìm thấy một cuốn sổ nhỏ thuộc sở hữu của Salafia, nơi ông đã ghi lại công thức bí mật của mình.
Không giống như việc ướp xác điển hình, khi mà các nội tạng bị lấy đi và khoang bụng trống rỗng được đổ đầy muối natron để làm khô hoàn toàn cơ thể, Salafia đã châm một lỗ nhỏ trên cơ thể và tiêm vào đó một hỗn hợp gồm formalin, muối kẽm, rượu, salicylic acid và glycerin. Mỗi thành phần trong hỗn hợp có một vai trò nhất định. Các formalin giết chết tất cả các vi khuẩn, glycerin đảm bảo rằng cơ thể của cô không bị khô lại, và axit salicylic quét sạch bất kỳ loại nấm nào xâm nhập. Thành phần kỳ diệu là muối kẽm làm cho cơ thể của Rosalia hóa đá, làm cho nó cứng lại và giữ cho gò má và sống mũi của cô bé luôn căng.
Rosalia xinh đẹp vẫn say sưa trong giấc ngủ bình yên cả trăm năm qua.
"Người đẹp ngủ say" Rosalia Lombardo là một trong tám ngàn xác ướp ở hầm mộ Capuchin tại Sicily (Italy). Đó cũng là một trong những xác ướp cuối cùng được đưa vào hầm mộ này.
Minh Hồng / Theo Thời đại
Kỳ lạ món đồ chơi từ củi khô, giấy màu vẫn khiến vạn người mê Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như củi khô, giấy màu, vải bạt...qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã trở thành món đồ chơi khiến vạn người mê suốt hàng trăm năm qua. Hằng năm, cứ đến dịp rằm tháng 8 Âm lịch, người dân thôn Đàn Viên (xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật...