Phương pháp “Cây gậy và củ cà rốt” được nhắc đến trong chương trình “Cha mẹ thay đổi” tác dụng ra sao trong việc dạy con?
Phương pháp “Cây gậy và củ cà rốt” được áp dụng trong việc giáo dục, nuôi dạy trẻ, giúp trẻ cư xử tốt và thay đổi hành vi tích cực hơn.
“Cha mẹ thay đổi” là chương trình thực tế đang được phát sóng hàng tuần trên kênh VTV3. Chương trình thu hút được lượng lớn khán giả nhờ nội dung chân thật, gần gũi, nói về các mâu thuẫn trong cách dạy dỗ, ứng xử của cha mẹ và con cái.
Thông qua sự lắng nghe và thay đổi trong cách giáo dục mà các thành viên trong gia đình gạt bỏ được mâu thuẫn và xích lại gần nhau hơn.
Trong tập 3 phát sóng vào tối ngày 30/12, trước mâu thuẫn của gia đình chị Nguyễn Thị Liên (Văn Lâm – Hưng Yên), giáo sư Peck Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách – Bộ Giáo dục Hàn Quốc) đã đề cập đến phương pháp giáo dục “Cây gậy và củ cà rốt”. Sau khi xem xong tập này, nhiều bậc cha mẹ đã tò mò không hiểu phương pháp này xuất phát từ đâu và có tác dụng cụ thể ra sao trong việc dạy con.
Chuyên gia giáo dục nhắc đến phương pháp “cây gậy và củ cà rốt”.
Phương pháp “cây gậy và củ cà rốt” là gì?
“Cây gậy và củ cà rốt” (Carrot and Stick) là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.
Một chính sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” phải luôn hội tụ đủ 3 yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi và biện pháp trừng phạt.
“Cây gậy và cà rốt” được áp dụng ra sao trong việc nuôi dạy con?
Ngoài ngoại giao, phương pháp “Cây gậy và cà rốt” còn được áp dụng trong việc giáo dục, nuôi dạy một đứa trẻ. Theo đó “cà rốt” đại diện cho những phần thưởng mà con sẽ nhận được nếu ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ hay đạt được thành tích trong học tập. Còn “cây gậy” là những hình phạt nếu con mắc lỗi.
Video đang HOT
Thông qua phần thưởng và hình phạt, bố mẹ có thể thúc đẩy con cư xử tốt và hợp tác hơn. Tuy nhiên phương pháp này cũng bao gồm mặt trái, khi có thể khiến con hoàn thành mọi việc chỉ vì phần thưởng chứ không vì cảm xúc.
Nguyên tắc sử dụng phương pháp “cây gậy và củ cà rốt”
Việc thưởng – phạt không hề đơn giản mà cần phải có những phương pháp hợp lý mới đạt được hiệu quả và không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Theo chia sẻ của Chuyên gia giáo dục Vũ thu Hương trong buổi hội thảo “Nghệ thuật giao tiếp và thưởng phạt đối với con”, có 4 nguyên tắc khi sử dụng phương pháp “cây gậy và cà rốt” mà bố mẹ cần lưu ý:
1. Không xúc phạm đến thân thể và danh dự của con
Không bao giờ chúng ta sử dụng cách thức xâm phạm thân thể con. Bởi khi xảy ra sự vụ gì đó, cha mẹ có xúc phạm tới con thì đứa trẻ ngay lập tức sẽ không nghĩ đến tội đã gây ra mà chỉ nghĩ rằng cha mẹ đã xúc phạm mình.
Ví dụ như con lớn tranh giành đồ ăn với con nhỏ, người bố lập tức bảo: “Con ăn tham như heo”. Trẻ không nghĩ rằng điều người bố đang nói tới là vấn đề ăn tham mà chỉ nhớ rằng bố bảo mình là heo. Chính vì vậy, muốn cho trẻ hiểu ra và nhận lỗi thì người bố cần phải xin lỗi con và phân tích cho con hiểu rõ vấn đề.
Bố mẹ không nên xúc phạm thân thể con.
2. Không được so sánh con
Hiệu ứng “Con nhà người ta” chắc chắn các ông bố bà mẹ cũng đã từng trải qua và hiểu được nỗi khó chịu, bực tức thế nào. Hẳn các ông bố bà mẹ trước đây cũng từng nghĩ “Tại sao lại sinh mình ra? Tại sao lúc nào cũng đem mình so sánh với bạn ấy? Bạn ấy thì có gì tốt chứ?”. Chính những suy nghĩ vậy sẽ khiến con có phản ứng chống đối lại, con sẽ không bao giờ nghe lời mà thường cố ý làm ngược lại với những gì mà bố mẹ mong muốn.
3. Không sử dụng thưởng phạt để thực hiện mục đích cá nhân của cha mẹ
“Nếu như con không học cái này thì…“. Những điều này cha mẹ không nên làm với con mà hãy để cho trẻ lựa chọn. Nếu bố mẹ lựa chọn tương lai cho con, dù sau này có thành công như thế nào, con vẫn “oán trách” bởi lúc nhỏ đã không được làm theo ý của mình.
Ví dụ: Cha mẹ đừng bao giờ chuyển trường cho con vì mục đích cá nhân (chẳng hạn như có giáo viên quen biết…). Hãy tôn trọng con, cho con quyền được lựa chọn. Nhưng với quyền lựa chọn đó, con phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Điều đó sẽ thúc đẩy con tích cực hoàn thành nhiệm vụ khi mà con đã quyết định.
Tâm sự với con như những người bạn
Hãy là một người bạn của con trẻ. Con sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn những vấn đề con khúc mắc trong cuộc sống. Hãy đặt mình vào vị trí của con, đưa ra cho con những lời khuyên. Đừng dùng cái uy của người làm cha, làm mẹ, quát mắng lại con. Điều này chỉ khiến con thêm phản ứng trái ngược lại.
Cha mẹ cũng có những cách thức phạt con mà không xâm phạm đến thân thể con: Phạt nói, phạt tập thể dục, phạt tách khỏi tập thể…
Theo Helino
10 ví dụ điển hình dưới đây sẽ cho cha mẹ biết mình đang TÔN TRỌNG CON hay thực chất là SỢ CON
Rất nhiều cha mẹ hiểu nhầm việc mình đang tôn trọng con nhưng không hề biết rằng đang sợ con và làm ảnh hưởng đến tương lai của con.
Tôn trọng con là để con quyết mọi thứ chứ không phải cho con phạm luật khi có lý do hợp lý. Mặt khác, tôn trọng là không xâm phạm vào quyền riêng tư cá nhân của con chứ không phải là chiều theo khi con ăn vạ. Tuy nhiên, thực tế nhiều cha mẹ đang sợ con lại lầm tưởng đó là tôn trọng con.
Dưới đây là 10 điều bố mẹ đang sợ con rất dễ bắt gặp trong cuộc sống:
Theo Helino
Nói gì con cũng không nghe lời, đây là cách ứng phó sáng suốt nhất theo gợi ý của chuyên gia tâm lý trẻ em Ở độ tuổi này, nếu có 10 đứa trẻ thì cả 10 đứa đều không nghe lời cha mẹ và bày tỏ thái độ chống đối bằng cách nói "KHÔNG" trước bất cứ yêu cầu, mệnh lệnh nào. Theo một nghiên cứu về sự phát triển trẻ em của Tiến sĩ John Sargent, một bác sĩ tâm lý trẻ em, đồng thời là...