Phương Nga vào vai ‘chiến sĩ ngầm’
Nhờ sở hữu vẻ đẹp mong manh, xinh xắn cùng khả năng sử dụng tiếng Nga lưu loát, Hoa hậu người Việt tại Nga 2007 được mời tham gia bộ phim “ Người lính” do các nhà làm phim của Nga thực hiện. Phương Nga vào vai cô gái Việt Nam gan dạ, nhiệt tình giúp các chiến sĩ cách mạng.
Chia sẻ về cơ hội nhận được vai diễn, Phương Nga cho biết vì 90% bối cảnh bộ phim “Người lính” thực hiện tại Việt Nam nên khi đoàn làm phim tới TP HCM làm việc, họ rất cần tìm một diễn viên biết tiếng Nga. Qua sự giới thiệu của hãng phim Chánh Phương, Hoa hậu đã được mời vào vai cô gái trẻ tên Mai.
Vai Mai của Phương Nga là một cô gái trẻ sử dụng thành thạo tiếng Nga, được bố trí hoạt động cách mạng ngầm. Mai có nhiệm vụ giúp cậu ruột của mình là Thắng (vai diễn do Trung Dũng đóng) và chiến sĩ cách mạng Nga có tên Pavel thực hiện kế hoạch ám sát một sĩ quan ngụy.
Video đang HOT
Ngoài nội dung chính về đề tài chiến tranh, phim cũng kể về mối tình đẹp của cô gái Việt Nam gan dạ và anh lính người Nga Pavel. Không tiết lộ nhiều về các tình tiết của bộ phim nhưng Phương Nga cho biết, Người lính có những cảnh quay xúc động, hứa hẹn sẽ lấy nước mắt của khán giả.
Phương Nga được chuyên viên hóa trang chăm chút để chuẩn bị vào vai diễn.
Hoa hậu cho biết cô vừa hoàn thành cảnh quay cuối cùng trong phim “Người lính”. “Những ngày làm việc cùng đoàn phim cho tôi nhiều kỷ niệm vui và những trải nghiệm thú vị khi thử sức với vai trò diễn viên”, người đẹp chia sẻ.
Người lính là phim truyền hình dài 4 tập với tổng thời lượng 180 phút, do các nhà làm phim của Nga thực hiện. Phim xoay quanh nội dung kể về một chiến sĩ cách mạng Nga tên là Pavel đến Việt Nam làm nhiệm vụ giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng ám sát một sĩ quan ngụy. Anh có dịp gặp gỡ, làm việc cùng cô gái Việt Nam tên Mai và hai người đem lòng cảm mến nhau… Người lính sẽ được trình chiếu trên kênh truyền hình NTV của Nga và dự kiến được phát triển thành phiên bản phim điện ảnh.
Theo ngoisao
Shogun 2 và những điểm còn chưa hay
Thật đáng tiếc khi nhà sản xuất chưa tung ra nhiều kiểu chơi cụ thể hơn để game thủ có thể đánh giá kĩ càng về AI của Shogun 2.
Khi nhắc đến Shogun 2, đa phần các fan của dòng game Total War đều đưa ra những lời khen có cánh. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn hảo ở tất cả mọi khía cạnh. Vẫn còn có những điểm không tốt tồn tại khiến cho game chưa thể đạt đến điểm 10 trọn vẹn.
Điểm đầu tiên cần phải đề cập đó là tại sao khía cạnh được quan tâm nhất, được kỳ vọng nhiều nhất là trí thông minh nhân tạo của máy lại không hề được giới thiệu trong bản demo của Shogun 2? Tất cả những gì người chơi phải làm đó là chống lại những đội quân đã lập trình sẵn nước đi, tất cả không hề thay đổi dù cho bạn có chơi bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Hình ảnh/gameplay đều là những thứ người chơi đã cảm nhận được thông qua trailer/hình ảnh trong game mà Creative Assembly cung cấp trước đó thế nhưng sự cải thiện về AI lại chưa thể chứng minh được thông qua những tư liệu đó. Ngay cả trận chiến hoành tráng Sekigahara cũng diễn ra theo đúng như "kịch bản". Phải chăng nhóm phát triển vẫn còn đang ngần ngại khi AI của máy tỏ ra không mấy tiến triển nên họ không dám đưa ra cho người chơi xem? Đó có thể xem là điểm trừ lớn nhất mà bản demo Shogun 2 phải đón nhận.
Và trong khi chưa bộc lộ được điểm cộng nào về AI thì game lại sở hữu điểm trừ đáng kể từ việc "bắn nhầm nhau" của cung thủ. Đặt cung thủ đằng sau bộ binh sẽ khiến đám bộ binh phía trước của bạn bị "ăn đòn" đáng kể. Nếu như trong Medieval 2, lực lượng cung thủ sẽ bắn chếch lên phía trên để không bị bắn nhầm vào quân ta đứng trước thì trong Shogun 2, những Ashigaru hay Samurai cứ thế "giã" đủ cung nỏ vào lưng quân mình.
Thêm vào đó, việc điều khiển quân trong Shogun 2 thiếu vắng đi một mệnh lệnh vô cùng quan trọng: Chuyển từ chế độ bắn xa sang đánh cận chiến (Alt Click trong các phiên bản trước). Không hiểu vì lý do gì mà Creative Assembly lại bỏ đi mệnh lệnh quan trọng này và bắt người chơi phải click vào nút bấm nhỏ xíu trên màn hình. Nhìn chung đây là một điểm nên được sửa trong phiên bản chính thức.
Tốc độ của Shogun 2 tỏ ra nhanh hơn so với những phiên bản tiền nhiệm. Có thể đây là ý đồ của Creative Assembly khi muốn kết thúc các trận đấu nhanh hơn thay vì phải kéo dài (Chiến tranh phải tốc thắng chứ không được kéo dài). Không thể coi đây là một điểm trừ cho game nhưng cũng khó có thể đánh giá nó là một điểm cộng.
Về mặt đồ họa, thật lạ khi Creative Assembly không cho game thủ chọn lựa chức năng khử răng cưa. Không chỉ vậy, với những ai sử dụng card đồ họa của ATI, họ sẽ cảm thấy "tủi thân" vì rõ ràng game hỗ trợ card GeForce nhiều hơn (ít lỗi, không có tình trạng giảm khung hình đột ngột và không bị bug mất hình). Và kể cả khi đặt thiết lập cao nhất, những người lính trên chiến trường vẫn tỏ ra "giống như làm bằng nhựa" chứ không thực. Có lẽ, thực hiện lại kiểu đồ họa dựng sẵn như Medieval 2 lại hợp lý hơn trong trường hợp này.
Nhìn chung, dù vẫn còn một số lỗi đáng tiếc nhưng Shogun 2 vẫn không hề làm thất vọng những người đã trót yêu series Total War. Nếu tựa game có thể sửa được những điểm trừ xuất hiện trong demo một cách chóng vánh, để Shogun 2 có thể kịp ra mắt vào tháng 3 thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là tựa game chiến thuật hay nhất năm 2011.
Theo PLXH
Phim Tết: Cuộc chơi của 3 "đại gia" Mùa phim Tết năm nay chỉ có 3 phim được ra rạp nhưng lại cùng thể loại và có chung công thức câu khách... Chỉ chưa đầy một tháng nữa là các phim Tết đã được trình làng, nhưng đến thời điểm này, mọi thông tin về các phim cũng chỉ được nhà sản xuất cung cấp theo kiểu "nhỏ giọt". Nếu như...