Phường Lê Bình nỗ lực thực hiện an sinh xã hội
Ở trung tâm quận Cái Răng, phường Lê Bình có lợi thế trong triển khai thực hiện các phong trào, hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Các Hội, đoàn thể phối hợp tốt trong vận động hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn phường qua từng năm.
Chung tay phòng, chống dịch COVID-19, các Hội, đoàn thể phường Lê Bình vận động nhà hảo tâm trao tặng quà hộ nghèo, hộ bán vé số. (Ảnh CTV)
Đa dạng hình thức trợ giúp
Chúng tôi ghé nhà vợ chồng anh Lê Minh Lợi và chị Trần Thị Huệ, hộ cận nghèo ở khu vực Yên Thuận, vừa lúc chị Huệ bán xong số cá cào được vào tối qua. Anh Lợi vui vẻ cho biết: “ây là nghề truyền thống của gia đình. Tôi vừa nối nghiệp, vừa kiếm cơm, không phải bôn ba làm mướn khắp nơi như trước”. Năm 2010, anh Lợi rời quê đến Bình Dương làm công nhân được 2 năm nhưng do khó thích nghi, anh trở về, rồi cưới vợ, bám trụ nghề lưới cá. Mỗi ngày, từ 1 đến 5 giờ sáng, anh chị chạy ghe dọc các đoạn sông lưới cá bán. Chị Huệ chịu khó làm sạch để bán lẻ số cá cơm, lòng tong, bống trứng, thu nhập từ 60.000-400.000 đồng/ngày, tùy lượng cá cào được. Chị Huệ chi tiêu tiết kiệm, dành tiền chăm lo cho con và sửa chữa, nâng cấp máy móc trên ghe. Ngoài ra, anh Lợi còn nhận chở trái cây mướn, kiếm tiền xăng dầu. ược giới thiệu vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi, anh chị mua thêm chiếc ghe lớn, thuận lợi làm ăn, mua bán. Năm 2018, được xét thoát nghèo, anh chị càng cố gắng làm ăn để thoát nghèo bền vững.
Video đang HOT
Dì Nguyễn Thị Bé, hộ cận nghèo ở khu vực Yên Trung, chia sẻ: “Lúc trước, tôi thuộc diện hộ nghèo, được khu vực giới thiệu vay vốn, đếm bánh bán dạo kiếm sống hằng ngày. Chồng tôi lâm bệnh qua đời, con gái có chồng, đi làm công nhân ở Bình Dương, hằng tháng gởi tiền phụ giúp tôi”. Năm 2018, dì Bé dược khu vực xét thoát nghèo, tiếp tục hỗ trợ vốn, bảo hiểm y tế và thường xuyên tặng gạo, nhu yếu phẩm…
Trong đợt dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phường Lê Bình làm tốt công tác phối hợp, vận động xã hội hóa, kịp thời chăm lo hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn thông qua việc kịp thời chi hỗ trợ các nhóm đối tượng gia đình chính sách, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo và rà soát, tổng hợp 1.031 lao động tự do theo quy định. Ủy ban MTTQVN phường vận động cấp phát 4.050kg qua “ATM gạo”, 200kg đường, 20 thùng mì, 150 chai nước tương, 420 trứng, 1.965 khẩu trang và 2,5 triệu đồng. Các Hội, đoàn thể phường vận động cấp phát trên 1.000 phần quà, số tiền trên 400 triệu đồng…
Qua điều tra, khảo sát tại phường Lê Bình, đầu năm 2020, toàn phường có 9 hộ nghèo, tỷ lệ 0,36%; 137 hộ cận nghèo, tỷ lệ 2,07%.
Theo lãnh đạo UBND phường, từ đầu năm đến nay, phường xây dựng và sửa chữa 4 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở, trị giá 150 triệu đồng từ Quỹ Vì người nghèo và vận động xã hội hóa. Phường phối hợp giới thiệu hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi để mua bán; cấp đầy đủ thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo; miễn, giảm học phí học sinh nghèo; vận động người nghèo, cận nghèo học nghề, giới thiệu việc làm và được nhà hảo tâm tặng quà dịp lễ, Tết…
Bà Bùi Thị Bích Phượng, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Bình, cho biết: “ến cuối năm 2020, phường phấn đấu giảm 7 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo. ể đạt chỉ tiêu đề ra, từ đầu năm, phường xây dựng kế hoạch giảm nghèo với mục tiêu, giải pháp cụ thể, giao chỉ tiêu từng khu vực. Phường quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người nghèo. Qua đó, đề ra các chính sách trợ giúp phù hợp hơn, giúp người nghèo an tâm làm ăn, mua bán, phát triển kinh tế gia đình”. Phường thực hiện hiệu quả các chương trình trợ giúp hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; giúp tạo việc làm, cải thiện thu nhập gia đình. Hộ dân trong diện được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và các Hội, đoàn thể tích cực hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích, cách làm ăn phù hợp, hiệu quả. iều đáng biểu dương là sự nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội trong đại dịch COVID-19, lòng nhân ái “không bỏ ai lại phía sau” lan tỏa từ cán bộ, viên chức đến cộng đồng dân cư. ịa bàn phường xuất hiện nhiều điểm cấp phát tại chỗ hay đến tận nhà với những suất ăn miễn phí, quần áo cũ, khẩu trang, giúp người mua bán nhỏ, bán hàng rong, vé số, chạy xe ôm… vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.
Thời gian tới, phường tiếp tục đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao ý thức nỗ lực thoát nghèo; vận động xây dựng nhà ở; phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn ưu đãi; chăm lo sức khỏe, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. ồng thời, nhân rộng mô hình thiện nguyện, giúp đỡ hộ nghèo, khó khăn, bệnh tật, hạn chế tái nghèo, phát sinh hộ nghèo mới.
Nông dân Tuyên Quang thoát nghèo, thu nhập tăng nhờ trồng bưởi đặc sản
Gia đình anh Phạm Đình Thắng (ở xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và cấp T.Ư.
Với mô hình trồng hơn 2ha bưởi đặc sản VietGAP, sản xuất và chế biến miến dong với thương hiệu "Miến dong sạch Hợp Thành", gia đình anh đạt thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Anh Thắng cho biết, cùng giúp nhau có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững là trách nhiệm của hội viên nông dân. Thời gian qua, mỗi năm anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 6 - 7 hội viên nghèo với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, giúp nhiều hội viên nông dân thoát nghèo bền vững.
Cán bộ Hội ND huyện Yên Sơn thăm mô hình trồng bưởi VietGAP của nông dân giỏi Phạm Đình Thắng. Ảnh: Đức Thịnh
Ông Nguyễn Đức Hiền - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Yên Sơn cho biết: Hội ND huyện Yên Sơn hiện có trên 20.000 hội viên, sinh hoạt ở 30 cơ sở Hội và 458 chi Hội (tỷ lệ hội viên chiếm 91,4% số hộ làm nông nghiệp).
Những năm qua, Hội ND Yên Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên nông dân; đồng thời tích cực vận động hội viên nông dân tham gia các phong trào thi đua do Hội phát động. Trong đó, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được xác định là phong trào trọng tâm, xuyên suốt.
Năm 2019, các cơ sở Hội tổ chức cho 16.780 hộ hội viên nông dân đăng ký hộ SXKD giỏi các cấp, qua bình xét có 8.334 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Thông qua phong trào SXKD giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế... Thông qua phong trào, Hội đã trực tiếp giúp đỡ 368 hộ hội viên nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.
Các cấp Hội cũng tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao trình độ, tay nghề và nâng cao thu nhập. Trong năm qua, các cấp Hội ND Yên Sơn đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 17 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăn nuôi cá, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp cho 595 học viên.
Hội ND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) hiện có trên 20.000 hội viên, sinh hoạt ở 30 cơ sở Hội và 458 chi Hội. Những năm qua, Hội ND huyện đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế, nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả.
Sìn Hồ nỗ lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhân rộng các mô hình làm giàu Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của người dân trong phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Sìn Hồ (Lai Châu) giảm đáng kể từ 4 - 5%/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng được nâng cao....