Phượng hoàng cổ trấn Thị trấn cổ ngàn năm ở Trung Quốc
Không thể thống kê hết những di tích lịch sử cũng như những cảnh quan xinh đẹp của Trung Quốc. Quốc gia rộng lớn và có nền văn hóa lâu đời này luôn có những điều bất ngờ cho những ai đã từng du lịch Trung Quốc, thăm quan và trải nghiệm về văn hóa và con người nơi đây – Phượng hoàng cổ trấn là một trong những điều bất ngờ đó.
Phượng hoàng cổ trấn
Phượng hoàng cổ trấn là một thị trấn cổ nằm ở phía tây nam tỉnh Hồ Nam, ở Trung Quốc, dưới chân một ngọn núi dọc theo bờ sông Tuo Jiang. Thị trấn vẫn còn nguyên vẻ cổ kính cho tới hiện nay và không bị ảnh hưởng bởi sựu hiện đại hóa, nơi đây chứa đựng một sự đa dạng sắc tộc, phong tục tập quán, nghệ thuật độc đáo, cũng như nhiều đặc điểm kiến trúc độc đáo có từ thời nhà Minh và nhà Thanh.
Những tòa nhà cổ kính cùng dòng sông thơ mộng đã tạo nên sức hút đặc biệt nơi đây
Thị trấn này có trên 200 tòa nhà dân cư cổ, khoảng 20 đường phố lớn nhỏ, 10 làn đường, hẻm cổ, cũng như các bức tường thị trấn cổ, tháp cổng thành, giếng cổ, cầu vồng cổ, đền cổ của văn học, đền cổ của các bài thơ, đền thờ tổ tiên,…, tất cả đều được lưu giữ trong trạng thái như lúc xưa với một dáng dấp rất cổ kính và ấm cúng.
Bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã tạo nên vẻ đẹp cổ kính và sức quyến rũ cho thị trấn này
Phượn hoàng cổ trấn được xây dựng từ năm 868 dưới thời Nhà Đường. Đến năm 1715, Hoàng đế Khang Hy đã cho tiến hành tu bổ thị trấn, tạo cho nó một vẻ đẹp cổ kính như hiện nay.
Video đang HOT
Nhưng con thuyền nhỏ và những ngọn đèn lồng luôn là điểm nhấn ở Phượng hoàng cổ trấn
Bao quanh bởi núi non và dòng sông Đà Giang thơ mộng chạy chính giữa. Thị trấn cổ hiện lên một cách cao ngạo và hùng vĩ với các cung điện và khu nhà ở, các khu tứ giác tinh tế cũng như khu dân cư theo phong cách của các dân tộc khác nhau sinh sống dọc theo hai bên đường phố. Hàng chục hẻm được lát đá chạy giữa các ngôi nhà, mỗi con đường đá đều nhuốm màu của thời gian. Những ngôi nhà sàn có cấu trúc bằng gỗ dọc theo dòng sông dọc theo dòng sông tạo nên khung cảnh hết sức thơ mộng. Hàng năm, rất nhiều du khách tour Trung Quốc đến với thị trấn xinh đẹp này để chiêm ngưỡng nơi được ví như thời gian ngừng lại này.
Các căn nhà được xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ
Nằm trong một vị trí đặc biệt, Phượng hoàng cổ trấn may mắn không bị chiến tranh hoặc thiên tai tàn phá. Ngay cả trong chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng của Nhật Bản, thị trấn cổ này vẫn không bị chiếm đóng bởi người Nhật Bản hoặc bị đánh bom.
Một con đường đá bắt ngang qua sông đóng vai trò như một cây cầu để cho người dân và du khách có thể di chuyển
Vào năm 1949, thị trấn được hoàn toàn giải phóng sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch trong việc giành lấy Trung Hoa đại lục. Trong vòng 50 năm sau, thị trấn cổ này vẫn nằm ngoài các dự án quy hoạch của tỉnh Hồ Nam nên vẫn giữ được nguyên trạng, đặc biệt hơn khi nó được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nó là niềm tự hào của người dân nơi đây cũng như tỉnh Hồ Nam, do vậy, công tác bảo tồn và gìn giữ những giá trị vô giá ở thị trấn này luôn được chính quyền Hồ Nam gìn giữ và phát huy tích cực.
Theo trí thức trẻ
Đến Hội An vào một ngày thu rực rỡ sắc màu
Đặt chân đến Hội An (Quảng Nam) những ngày Thu tháng 10, mới chợt nhận ra vì sao người ta lại yêu nơi này đến vậy. Ai cũng biết Hội An đẹp ở mọi thời điểm trong năm. Nhưng mỗi độ Thu về, phố cổ lại như khoác lên mình một màu áo mới, vừa e ấp dịu dàng lại vừa nồng nàn tha thiết. Thu Hội An mang một nét riêng chẳng lẫn vào đâu được.
Đừng tìm ở Hội An những ngày thu mang cái lạnh se sắt hay sự giao thoa hai mùa rõ rệt. Tháng Mười ở đây chỉ lặng lẽ phả vào phố cơn gió mát lành rồi cuốn theo những chiếc lá vàng rải khắp mặt đường. Dọc mấy con hẻm có vài ba chú xích lô ngồi châm điếu thuốc phì phèo tán gẫu với nhau dăm ba chuyện tủn mủn.
Cái nhịp sống chậm rãi của người dân bản địa cứ khiến ta thắc mắc: Phải chăng thời gian đã bỏ sót nơi này? Bởi ngoài kia có vồn vã bao nhiêu thì nơi đây vẫn cứ bình yên và trầm mặc.
Một chiếc thuyền gỗ đợi đón du khách trên sông Hoài.
Một góc phố cổ Hội An nhìn từ trên cao.
Phương tiện di chuyển trong phố cổ chủ yếu xích lô và xe đạp.
Đây là một hình ảnh dễ bắt gặp ở phố cổ một gánh hành rong, với những món ăn vặt vô cùng hấp dẫn.
Một cửa hàng lưu niệm trong chợ đêm ở phố cổ.
Đừng quên mua một món đồ lưu niệm về làm quà cho người thân nhé.
Đến đây du khách vừa có thể ngắm và xem các nghệ nhân làm đèn lồng.
Một bà cụ bán đèn hoa đăng trong đêm phố Hội.
Du khách mua đèn hoa đăng
Hãy đến với Hội An vào bất cứ ngày nào trong năm để được thả đèn hoa đăng xuống dòng sông Hoài, để chiếc đèn trôi về hạ lưu mang theo những tâm tư, nguyện vọng của du khách thắp sáng một dòng sông, thắp sáng một bản sắc văn hóa và giúp bạn nhẹ nhõm tâm hồn và còn lưu luyến mãi vẻ đẹp lung linh ấy khi đã rời Hội An.
Theo tuoitrethudo.com
Đến Hội An để trầm mình trong không gian nhẹ nhàng Hội An (Quảng Nam) không phải là nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng nó lại là vùng trời thanh xuân tươi đẹp trong tôi. Về với phố Hội đi, phố sẽ ôm, thì thầm và nạp năng lượng cho bạn để tiếp tục cuộc hành trình của đời mình. HUỲNH THẢO Bình dị, an lành 15 tuổi, tôi may mắn đậu...