Phường dừng cấp giấy đi đường vì F0 đến làm thủ tục
UBND phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) dừng cấp giấy đi đường cho người dân, doanh nghiệp vì một F0 từng đến làm thủ tục.
Chiều 11/8, UBND phường Mỹ An dán thông báo “tổ tiếp nhận cấp giấy đi đường có tiếp xúc với bệnh nhân F0″ nên tạm dừng việc tiếp nhận cấp giấy đi đường cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Mai Niên, Phó chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, cho biết các cán bộ của phường đã được lấy mẫu xét nghiệm và tự cách ly. Khi có kết quả xét nghiệm, phường mới mở lại hoạt động cấp giấy đi đường.
Người dân, doanh nghiệp ở Đà Nẵng đi xin giấy đi đường tại UBND phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, ngày 6/8. Ảnh: Nguyễn Đông.
Video đang HOT
Trước đó chiều 6/8, nữ dược sĩ ở quận Ngũ Hành Sơn đến nhà văn hóa phường Mỹ An để làm thủ tục xin giấy đi đường. Đến ngày 11/8, chị nhận xét quả dương tính. với nCoV, khi xét nghiệm liên quan khu vực sinh sống của “bệnh nhân 225404″.
“Bệnh nhân 225404″, nam, 23 tuổi, được Bộ Y tế ghi nhận mắc Covid-19 ngày 10/8, được phát hiện dương tính khi lấy mẫu xét nghiệm ngay tại chốt phòng chống dịch của thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), khi về quê ở huyện Thăng Bình.
Truy vết khu vực bệnh nhân này sinh sống, hai ngày qua ngành y tế Đà Nẵng đã phát hiện 14 bệnh nhân mắc Covid-19 ở quận Ngũ Hành Sơn.
Đà Nẵng cách ly xã hội từ 18h ngày 31/7 để chống dịch, người dân khi ra đường phải có giấy đi đường chứng minh mục đích đi lại thiết yếu. Trong đó, UBND phường, xã là nơi đóng dấu xác nhận giấy đi đường cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ bên ngoài,….
Trong hôm nay, Đà Nẵng ghi nhận thêm 56 bệnh nhân, nâng tổng số ca từ 4/5 đến nay lên 1.723. Hơn 1.060 bệnh nhân đang điều trị; 2.341 F1 đang cách ly tập trung.
Đề xuất lập 5 trung tâm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115
Sở Y tế đề xuất lập 5 trung tâm cấp cứu vệ tinh dã chiến đặt ở các khu vực Phú Thọ, quận 12, Bình Tân, Bình Chánh và Thủ Đức để phục vụ cấp cứu bệnh nhân.
Nội dung được đề cập trong tờ trình do Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng vừa gửi UBND thành phố nhằm chủ động ứng phó với diễn biến mới của dịch, tăng cường hiệu quả điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nhất là các trường hợp nặng.
Các trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến được đề xuất thành lập gồm: khu vực Phú Thọ (trụ sở đặt tại Nhà thi đấu Phú Thọ, số 1, Lữ Gia, quận 11); khu vực quận 12 (đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp); Bình Tân (trụ sở đặt tại trường THCS Bình Tân, đường An Dương Vương, phường An Lạc); khu vực Bình Chánh (trụ sở đặt tại Nhà thiếu nhi Bình Chánh, đường số 6 thị trấn Tân Túc) và trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến khu vực Thủ Đức.
Xe cứu thương đưa bệnh nhân F0 từ các khu cách ly tập trung đến bệnh viện dã chiến số 1 cách ly điều trị. Ảnh: Nguyễn Thành Tâm.
Mỗi trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến có quy mô 20 xe cấp cứu với 280 nhân viên y tế và các nhân viên chuyên môn khác. Các trạm 115 này hoạt động trên cơ sở trưng dụng, chuyển đổi công năng một số xe vận chuyển hành khách thuộc Công ty CP xe khách Phương Trang và Tập đoàn Mai Linh.
Các trạm cấp cứu vệ tinh này chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, Trung tâm cấp cứu 115 và do Sở Y tế hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ.
Để phục vụ nhu cầu vận chuyển bệnh nhân trong bối cảnh dịch phức tạp, số ca nhiễm mới ngày càng tăng, hôm 19/7 chính quyền TP HCM đã huy động toàn bộ nguồn lực xe cứu thương tại cơ sở y tế công lập để đưa F0 đến nơi điều trị. Các cơ sở y tế tư nhân được vận động hỗ trợ ngành y tế điều động, sử dụng tạm thời xe cứu thương (gồm cả lái xe) để vận chuyển bệnh nhân Covid-19.
Sở Y tế TP HCM cũng điều động 200 taxi thành xe vận chuyển F0 lên bệnh viện tuyến trên, có nhân viên y tế đi kèm và thiết bị hồi sức như bình oxy, mask thở, máy đo SpO2, kit xét nghiệm nhanh...
Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115, Tổ trưởng công tác đặc biệt chuyên điều phối chuyển người bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch của TP HCM cho biết Trung tâm cấp cứu 115 TP HCM đã nâng số lượng đường truyền tổng đài viên lên 40, gấp 10 lần so với trước đây, mỗi ngày đang nhận khoảng 5.000 cuộc gọi.
Trung tâm 115 đang có khoảng 200 nhân sự. Bên cạnh nâng số đường truyền, nơi này đã trang bị số lượng lớn máy tính, đường truyền internet, đường truyền điện thoại dự phòng cho tổng đài, đảm bảo hoạt động ổn định 24/7 để tiếp nhận thông tin đề nghị cấp cứu, chuyển bệnh từ người dân và các cơ sở y tế.
Đến sáng nay TP HCM đã ghi nhận 115.812 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư.
Tìm người chở F0 bỏ trốn Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang tìm người đi xe máy cũ màu đỏ, khoảng 40 tuổi, đã chở một bệnh nhân F0 trốn khỏi khu điều trị bệnh viện dã chiến. Ngày 2/8, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phát thông báo tìm người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 L.V.S. (43 tuổi). Người này hôm 31/7 lợi...