Phương án nghỉ liền 4 ngày liên tục dịp lễ 30/4 – 1/5 là hợp lý, đúng luật
Làm bù ngày thứ Hai (29/4) vào ngày thứ Bảy (27/4) để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ liền 4 ngày (28, 29, 30/4 và 1/5) sẽ đúng luật và giải quyết được tồn đọng công việc.
Do đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5 có ngày thứ Hai 29/4 (ngày làm việc bình thường) xen vào giữa 2 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần, nên mới đây Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hoán đổi nghỉ ngày 29/4 và làm bù sang ngày khác, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Người dân có dịp nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4. Ảnh: Minh Hiền
Trước thông tin trên, bạn đọc Nguyễn Văn Cự cho rằng đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH thiếu sức thuyết phục vì những lý do sau:
Thứ nhất, trong khi đang thực hiện nghỉ 4 ngày theo Luật Lao động thì lại đi đề xuất nghỉ 5 ngày liên tục.
Thứ hai, đã nói hoán đổi thì phải sòng phẳng, nghỉ đấy và cũng làm bù đấy! Không thể để mơ hồ về ngày làm bù với cụm từ “làm bù sang ngày khác”. Ngày khác là ngày nào?
Video đang HOT
Trong phương án hoán đổi, có thể nghỉ trước làm bù sau, cũng có thể làm bù trước nghỉ sau. Điều này thể hiện sự thiếu dứt khoát, trong khi phương án làm bù trước nghỉ sau tối ưu hơn.
Thứ ba, Bộ LĐ-TB&XH lý giải việc hoán đổi trên giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; việc hoán đổi cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tuy nhiên, đây mới chỉ nói về một vế mà chưa đề cập vế ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Bởi vì, có một thực tế không thể phủ nhận là cơ quan công quyền và các đơn vị dịch vụ công lập như y tế, bưu điện, ngân hàng… càng nghỉ dài ngày liên tục thì càng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhất là lĩnh vực khám chữa bệnh. Mấy năm trước, có dịp Tết Nguyên đán nghỉ 9 ngày đã chứng minh rõ điều đó.
Với thứ Hai, ngày 29/4/2024, đây có thể coi là “thời gian vàng” cho những ai có việc phải đến các cơ quan công quyền cũng như các đơn vị dịch vụ công lập, vì nó vừa giúp họ giải quyết những việc chưa làm được do phải chờ 2 ngày nghỉ cuối tuần trước đó, vừa là cơ hội để họ tranh thủ tiến hành những việc cần kíp trước khi nghỉ 2 ngày lễ sau đó.
Từ các vấn đề nêu trên, đề nghị phương án: Làm bù ngày thứ Hai (29/4) trước, vào ngày nghỉ hàng tuần – thứ Bảy (27/4), để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ liền 4 ngày (28, 29, 30/4 và 1/5).
Như thế là vẹn cả đôi đường, Luật Lao động cũng không bị “uốn”, mà cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng không khó khi cân nhắc.
Bi kịch của bác sĩ trẻ Nhật Bản phải làm ngoài giờ hơn 200 tiếng/tháng
Một bác sĩ 26 tuổi ở Nhật Bản đã lựa chọn kết thúc cuộc đời mình sau khi bị căng thẳng vì làm ngoài giờ tận 200 tiếng/tháng và không hề có ngày nghỉ trong 3 tháng liền.
Junko Takashima, mẹ của Shingo Takashima, một bác sĩ tự tử năm ngoái, phát biểu tại cuộc họp báo ở Osaka, Nhật Bản, vào ngày 18/8/2023. Ảnh: AP
Theo đài tuyền hình NHK, bác sĩ Takashima Shingo làm bác sĩ nội trú tại một bệnh viện ở thành phố Kobe đã tự tử vào tháng 5/2022.
Luật sư của gia đình Takashima cho biết bác sĩ trẻ này đã làm thêm 207 giờ đồng hồ so với số giờ quy định trong một tháng ngay trước khi chết. Anh cũng không nghỉ bất kỳ ngày nào trong 3 tháng.
Trong một cuộc họp báo ngày 18/8, gia đình Takashima miêu tả anh là một chàng trai trẻ bị đẩy đến tuyệt vọng. "Không có ai để ý đến con cả, Takashima luôn nói với tôi như vậy. Tôi nghĩ môi trường làm việc đã đẩy thằng bé đến bờ vực thẳm", Junko Takashima - mẹ của nạn nhân - phát biểu tại họp báo.
"Con trai tôi không còn có thể trở thành một bác sĩ tốt bụng, nó cũng sẽ không thể cứu bệnh nhân và đóng góp cho xã hội nữa. Tuy nhiên, tôi chân thành mong muốn môi trường làm việc của các bác sĩ sẽ được cải thiện để điều tương tự không xảy ra nữa trong tương lai", bà Junko nhấn mạnh.
Cũng trong cuộc họp báo, Trung tâm Y tế Konan - nơi Takashima làm việc - đã bác bỏ những cáo buộc từ phía gia đình. Người phát ngôn Trung tâm Y tế Konan cho biết: "Có nhiều lúc các bác sĩ dành thời gian tự học và ngủ theo nhu cầu sinh lý. Do mức độ tự do rất cao nên không thể xác định chính xác số giờ làm việc. Chúng tôi không coi trường hợp này là tử vong do làm việc ngoài giờ và sẽ ngừng bình luận về vấn đề này trong tương lai".
Hồi tháng 6, cơ quan thanh tra lao động của chính phủ Nhật Bản đã kết luận cái chết của Takashima là sự cố liên quan đến tình trạng anh phải làm việc nhiều giờ đồng hồ.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, từ lâu quốc gia này luôn phải đấu tranh với văn hóa làm việc quá sức, khi người lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau bị phạt bằng hình thức làm thêm giờ trước sức ép từ người tuyển dụng và công ty.
Căng thẳng từ sức ép này dẫn đến tổn hại về sức khỏe tâm thần, thậm chí còn gây ra hiện tượng gọi là "karoshi" hay "tử vong do làm việc quá sức", buộc Nhật Bản phải ban hành luật nhằm ngăn chặn các ca tử vong và thương tích do làm thêm nhiều giờ.
Một số trường hợp làm việc quá sức trước đây đã trở thành tiêu điểm của dư luận Nhật Bản và quốc tế. Năm 2017, các quan chức Nhật Bản kết luận một phóng viên 31 tuổi, qua đời vào năm 2013, đã bị suy tim do làm việc nhiều giờ. Theo NHK, nữ phóng viên đã làm việc ngoài giờ 159 tiếng trước khi qua đời.
Thực trạng này còn đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hơn 1/4 bác sĩ toàn thời gian tại bệnh viện làm việc tới 60 giờ/tuần, trong khi 5% làm việc tới 90 giờ và 2,3% làm việc tới 100 giờ.
Mặc dù những cải cách về luật lao động và quy định làm thêm giờ trong năm 2018 đã đạt được một số thành tích nhỏ, khi số giờ làm việc trung bình hàng năm của mỗi nhân viên giảm dần, song số giờ làm thêm vẫn biến động qua các năm.
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn. Theo truyền thông Trung Quốc, Xiaomi sẽ sa thải ở nhiều bộ phận, nhiều nhất là đơn vị kinh doanh smartphone và dịch vụ Internet. Số lượng nhân viên bị ảnh hưởng chiếm tới 15%...