Phương án nâng cấp tàu Oliver Hazard Perry phù hợp với Việt Nam
Mua lại một số khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được xem là giải pháp giúp gia tăng nhanh chóng số lượng tàu mặt nước cỡ lớn cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Hiện tại, do toàn bộ khinh hạm Oliver Hazard Perry đã bị Hải quân Mỹ loại biên, những vũ khí nguyên bản trang bị cho lớp tàu này cũng không còn trong kho dự trữ hoặc được sản xuất mới, cho nên những quốc gia mua lại đều phải tiến hành các chương trình nâng cấp nhằm phục hồi khả năng chiến đấu cho chúng.
Nếu Việt Nam quan tâm đến khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry, chúng ta nên nghiên cứu những phương án tái trang bị vũ khí – khí tài đã được thực hiện và thu lại thành công như dưới đây.
Video đang HOT
Theo Soha News
Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm?
Chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa tại Nhà máy A32 đã tái xuất với màu sơn mới tương tự như Su-30MK2, liệu có ẩn ý nào sau hành động đó?
Thắc mắc này của những người quan tâm đến tình hình quân sự nước nhà không phải không có lý, đặc biệt khi trước đó đã xuất hiện hình ảnh của chiếc tiêm kích Su-27SK số hiệu 6004 được sơn lại đậm hơn, nhưng về cơ bản không có sự khác biệt rõ ràng so với màu cũ.
Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6004 mang màu sơn rằn ri với sắc chủ đạo vẫn là xanh da trời như cũ
Do vậy, khi máy bay Su-27UBK số hiệu 8526 rời khỏi dây chuyền sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng của Nhà máy A32 với màu sơn rằn ri xanh lá trông rất giống Su-30MK2 đã gây ra đồn đoán rằng Việt Nam "tiện thể" tiến hành nâng cấp giữa vòng đời cho chiếc tiêm kích này lên chuẩn Su-27UBM.
Nếu đúng như vậy, ngoài nâng cao sức mạnh không chiến, máy bay sẽ còn được bổ sung kênh dẫn đường cho vũ khí tấn công mặt đất, mặt biển chính xác.
Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 mang màu sơn mới rất giống Su-30MK2
Thêm một chi tiết nữa cũng khiến cho nhiều người hy vọng Su-27 đã được nâng cấp, đó là trong phóng sự Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27 phát trên Kênh Truyền hình Quốc phòng, ngay sau phần giới thiệu công việc của Thiếu tá Phạm Bá Nguyên kèm hình ảnh chiếc 8526 là bản vẽ một tiêm kích Flanker mang tên lửa Kh-31 dưới bụng.
Bản vẽ chiếc tiêm kích thuộc họ Flanker mang tên lửa Kh-31
Tuy nhiên rất tiếc khi phải nói rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ thông tin nào khẳng định Su-27UBK của Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM, mà chỉ đơn giản dừng lại ở hạng mục sửa chữa lớn, kéo dài thời hạn sử dụng.
Ngay cả tấm ảnh phía trên cũng vậy, mặc dù nó xuất hiện như để minh họa cho chiếc Su-27UBK đang trong quá trình đại tu, nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy cánh đuôi đứng của nó là loại bằng, càng đáp trước sử dụng bánh kép (đây là các đặc trưng của dòng Su-30MK2), trong khi cánh đuôi đứng của chiếc 8526 lại vát và bánh đáp trước là loại đơn.
Tóm lại, chúng ta vẫn chưa đủ dữ liệu để có thể bật champagne ăn mừng việc Không quân Nhân dân Việt Nam có thêm chiến đấu cơ đa năng. Nhưng trước mắt, hãy tạm yên tâm rằng phi đội Su-27 vẫn đủ khả năng phục vụ trong biên chế thêm một thời gian dài nữa.
Theo Soha News
Trăm xe tăng-thiết giáp Iraq bị Mỹ tập kích diệt trong đêm Bị tập kích trên không, lực lượng xe tăng - thiết giáp Quân đội Iraq bị máy bay của Mỹ tiêu diệt một cách khủng khiếp nhất trên "xa lộ chết". Trong ảnh, xe tăng Type 69 của Quân đội Iraq bị phá hủy trên " xa lộ chết" - xa lộ 80 nối liền tỉnh Barsa của Iraq với Kuwait - đoàn...