Phương án huy động 350.000 tỷ đồng cho gói phục hồi kinh tế

Theo dõi VGT trên

Chính phủ dự kiến phương án huy động vốn thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế từ hai nguồn, gồm: Vay từ các nguồn trong nước và vay ODA, ưu đãi nước ngoài; Huy động từ các nguồn do NHNN quản lý và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Phương án huy động 350.000 tỷ đồng cho gói phục hồi kinh tế - Hình 1

Theo báo cáo về Đề án chính sách tài khóa, t.iền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chương trình phục hồi kinh tế sẽ gồm chính sách tài khóa và t.iền tệ, trị giá khoảng 350.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo, Chính phủ cũng đã đưa ra các giải pháp huy động vốn thực hiện cho Chương trình.

Theo đó, tổng nhu cầu huy động vốn cho NSNN là 240.000 tỷ đồng (gồm tăng chi 169.000 tỷ đồng, 71.000 tỷ đồng miễn giảm thuế), trong đó năm 2022 là 84.000 tỷ đồng, năm 2023 là 156.000 tỷ đồng.

Chính phủ cho biết, đây là nhiệm vụ huy động vốn rất lớn do năm 2022, 2023 còn phải duy động khoảng 550.000 tỷ đồng/năm theo dự toán NSNN được Quốc hội phê duyệt, trong đó vay trong nước khoảng 500.000 tỷ đồng/năm.

Để hoàn thành khối lượng huy động vốn nêu trên, bắt buộc phải vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác; điều hành chủ động, linh hoạt đối với các nguồn huy động trong nước, vay ODA, ưu đãi nước ngoài cần. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của NHNN trong điều hành chính sách t.iền tệ.

Dự kiến huy động vốn từ hai nguồn

Trên cơ sở đ.ánh giá thực trạng các nguồn vay trong và ngoài nước cho cả Chương trình và Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, Chính phủ dự kiến phương án huy động vốn thực hiện Chương trình từ hai nguồn gồm: Vay từ các nguồn trong nước và vay ODA, ưu đãi nước ngoài; Huy động từ các nguồn do NHNN quản lý và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Phương án huy động 350.000 tỷ đồng cho gói phục hồi kinh tế - Hình 2
Chính phủ dự kiến huy động 125.000 tỷ từ các nguồn trong nước, vay ODA, ưu đãi nước ngoài. (Ảnh minh họa: TTXVN).

Về giải pháp vay từ các nguồn trong nước và vay ODA, ưu đãi nước ngoài, Chính phủ dự kiến huy động tối thiểu 125.000 tỷ đồng trong hai năm 2022, 2023.

Video đang HOT

Cụ thể, vay từ phát hành TPCP bằng nội tệ tại thị trường trong nước, trong giai đoạn 2016 – 2020, bình quân huy động được 265.000 tỷ đồng TPCP/năm, kỳ hạn bình quân 12,21 năm, lãi suất bình quân 4,86%/năm. Năm 2021 dự kiến huy động được khoảng 330.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính dự báo giai đoạn tới có thể phấn đấu huy động tối đa khoảng 500.000 tỷ đồng/năm (tăng 1,9 lần so giai đoạn trước).

Linh hoạt huy động từ TPCP nội tệ và ngân quỹ nhà nước để đáp ứng vốn thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, dự toán NSNN hàng năm (khoảng 470-480.000 tỷ đồng/năm) và thực hiện Chương trình (70.000 tỷ đồng trong hai năm 2022, 2023).

Ngoài ra, vay thông qua phát hành TPCP bằng ngoại tệ theo phương thức đấu thầu tại thị trường trong nước và vay ODA, ưu đãi nước ngoài hỗ trợ chung ngân sách tối thiểu 55.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo, việc phát hành TPCP ngoại tệ chỉ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép. Tuy nhiên, cần khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức vay ODA song và đa phương, phát hành trái phiếu quốc tế để chủ động hơn trong cân đối NSNN.

Bởi với các số liệu huy động và sử dụng ngoại tệ hiện nay của hệ thống ngân hàng, huy động qua kênh này khó khả thi, mặt khác nếu huy động sẽ ảnh hưởng tới thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, không loại trừ khả năng NHNN phải can thiệp để giữ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Về vay ODA, ưu đãi nước ngoài, theo Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, Bộ Tài chính dự kiến huy động 527.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay nước ngoài.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang làm việc với các đối tác để rà soát các khoản vay ODA, ưu đãi, trường hợp có thể huy động thêm trong năm 2022 – 2023 sẽ giảm tương ứng khối lượng phát hành TPCP ngoại tệ.

Về giải pháp huy động từ các nguồn do NHNN quản lý và các nguồn tài chính hợp pháp khác, Bộ Tài chính kiến nghị phát hành trực tiếp TPCP cho Ngân hàng Nhà nước.

Theo kinh nghiệm quốc tế, NHTW các nước chủ yếu mua TPCP trên thị trường thứ cấp để hỗ trợ thanh khoản thị trường. Hiện nay, đã có quy định cho phép NHNN mua hẳn TPCP trên thị trường thứ cấp từ các ngân hàng thương mại, theo đó, NHNN có thể hỗ trợ công tác huy động vốn của Bộ Tài chính thông qua mua hẳn TPCP để duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, tăng cầu mua TPCP.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, biện pháp này chỉ được các nước triển khai khi mà lạm phát ở mức thấp và nền kinh tế có rủi ro rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng, nhiều quốc gia đã nhanh chóng thu hẹp dần và tiến tới chấm dứt, điển hình là Mỹ, Châu Âu, Australia, New Zealand.

“Do đó, trong bối cảnh lạm phát tại Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trong giai đoạn tới, cần cân nhắc thận trọng giải pháp nêu trên”, báo cáo Chính phủ nêu rõ.

Theo đó, trong quá trình điều hành, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính – t.iền tệ, NHNN sẽ điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách t.iền tệ để đảm bảo thanh khoản hợp lý cho các TCTD, đồng thời tạo điều kiện để TCTD tăng cường khả năng đầu tư vào TPCP.

Căn cứ khả năng huy động vốn để thực hiện Chương trình, Bộ Tài chính kiến nghị, xem xét, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác và hoàn trả khi có nguồn trong kế hoạch tài chính – NSNN hằng năm hoặc các nguồn khác theo quy định.

Do khối lượng huy động vốn cho Chương trình và cho Kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm, dự toán NSNN hàng năm rất lớn, trường hợp các nguồn vay trong nước gặp khó khăn về thanh khoản, Bộ Tài chính chủ trì, báo cáo Thủ tướng quyết định việc tạm ứng cho NSTW để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSTW, phát hành tín phiếu trực tiếp cho NHNN, hoàn trả khoản tạm ứng/thanh toán tín phiếu trong năm ngân sách.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách t.iền tệ trong điều tiết t.iền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành TPCP và để các tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư TPCP.

Đề xuất 350.000 tỉ đồng phục hồi kinh tế

Chương trình phục hồi kinh tế gồm các gói hỗ trợ tài khóa 291.000 tỉ đồng, t.iền tệ 46.000 tỉ đồng, qua các quỹ khác 10.000 tỉ đồng

Ngày 4-1, Quốc hội (QH) khóa XV đã khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất theo hình thức trực tuyến. QH họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà QH đến 62 đoàn đại biểu (ĐB) QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (riêng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà QH).

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh trên cơ sở yêu cầu bức thiết của đất nước, Ủy ban Thường vụ QH đã quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất, QH khóa XV để quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ổn định kinh tế vĩ mô

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, t.iền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình này được áp dụng chủ yếu trong 2 năm 2022-2023.

Theo tờ trình của Chính phủ, mục tiêu chương trình phục hồi kinh tế là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, phục hồi, phát triển nhanh sản xuất - kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động - nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Chương trình xác định 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023: Dành 60.000 tỉ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; 53.150 tỉ đồng bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; 110.000 tỉ đồng hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; 113.850 tỉ đồng phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỉ đồng.

Đề xuất 350.000 tỉ đồng phục hồi kinh tế - Hình 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại thảo luận tổ chiều 4-1 Ảnh: PHÚC QUANG

Về chính sách t.iền tệ, Chính phủ đề xuất điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách t.iền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5% - 1% trong 2 năm; cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ...; sử dụng khoảng 46.000 tỉ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc-xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch... Về đ.ánh giá tác động gói hỗ trợ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết khi thực hiện bội chi ngân sách nhà nước bình quân năm 2022-2023 tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm; nợ công đến cuối năm 2025 khoảng 49% - 50% GDP; nợ Chính phủ 45% - 46% GDP, chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước có thể có năm vượt 25% cũng như tạo ra áp lực lạm phát.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Theo tờ trình, giai đoạn này đầu tư 729 km trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập (27 km còn lại gồm: đoạn Hòa Liên - Túy Loan triển khai theo dự án riêng và cầu Cần Thơ 2 đầu tư sau năm 2025).

Chính phủ kiến nghị triển khai theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 bố trí khoảng 119.666 tỉ đồng (chiếm 81,4%). Dự án cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Tăng hiệu quả sử dụng ngân sách

Phát biểu tại thảo luận tổ về nội dung này vào chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (Đoàn ĐBQH TP HCM) cho rằng tăng trưởng GDP đạt 2,58% trong năm 2021 dù là con số thấp nhất trong 10 năm qua nhưng cũng vẫn thể hiện sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là sự điều hành của Chính phủ, các cấp, ngành, người dân. Điểm sáng kinh tế trong năm qua là nông nghiệp vẫn tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt kết quả tốt; thu ngân sách vượt dự toán...

Tuy nhiên, Chủ tịch nước lưu ý trong khi thực hiện phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát. Với những chính sách hỗ trợ người lao động và các khu vực bị ảnh hưởng, cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện để đến được tay người dân, doanh nghiệp; có vướng mắc cần tiến hành tháo gỡ ngay. Chủ tịch nước bày bỏ sự tán thành những đề xuất, mục tiêu, giải pháp huy động nguồn lực trong tờ trình của Chính phủ. Song, Chủ tịch nước đề nghị phải nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả lượng và chất, tăng năng suất lao động, áp dụng những giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới tốt hơn, mạnh hơn. Đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề phải được giải quyết tổng thể, có kết quả cụ thể.

Chủ tịch nước cũng kiến nghị bổ sung nhóm giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm thu ngân sách nhà nước bền vững hơn, tăng tính minh bạch, công bằng, tăng vai trò điều tiết công cụ thuế... "Những vấn đề đó phải có biện pháp quản lý chứ không phải chỉ đưa t.iền ra, nếu không sẽ có hậu quả nghiêm trọng trong chính sách tài khóa" - Chủ tịch nước nói.

ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đề nghị cần cân đối hơn giữa chính sách tài khóa và t.iền tệ. Theo ĐB này, tổng chính sách tài khóa là 291.000 tỉ đồng, trong khi chính sách t.iền tệ còn chưa tương xứng, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Do đó, vị ĐB tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ xem xét, cân đối giữa 2 chính sách và có thể tăng quy mô chính sách t.iền tệ. ĐB An cho rằng quy mô nguồn lực dành cho hạ tầng giao thông khá lớn, cần xem xét cân đối lại trong tổng thể chính sách tài khóa bởi một nguồn vốn lớn như vậy nhưng triển khai trong 2 năm thì công tác giải ngân sẽ gặp khó khăn.

Để triển khai gói hỗ trợ có hiệu quả, ĐB Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) kiến nghị Chính phủ cần linh hoạt trong bố trí các nguồn lực; tăng thu, tiết kiệm chi, giảm việc đi vay, kiểm soát được lạm phát. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, chống lãng phí.

ĐB Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị cần phải có lộ trình thực hiện cụ thể: "Trong 5 nhóm giải pháp phải có đ.ánh giá tác động và chia ra làm 2 kỳ: phục hồi và tăng trưởng. "Phục hồi khỏe rồi mới đến tăng trưởng. Giai đoạn phục hồi có thể là phải 1,5-2 năm trong bối cảnh xuất hiện biến chủng Omicron". Ông đề nghị Chính phủ cần đưa ra lộ trình thực hiện các chính sách để có nền tảng thực hiện chính sách tài khóa và t.iền tệ. Nếu hoàn thiện được điều này thì độ thuyết phục của chương trình phục hồi kinh tế sẽ rất cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ
12:08:22 21/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin
15:34:55 21/09/2024
Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
21:30:37 20/09/2024
3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An
21:35:52 20/09/2024
Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới
11:57:01 21/09/2024
Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh
07:01:38 22/09/2024
3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích
08:42:40 22/09/2024

Tin đang nóng

Duy Mạnh khiến Tuấn Hưng vái lạy, MC Phan Anh đối mặt, tuyên bố ấm ức đàn anh
10:23:55 22/09/2024
Ngô Cẩn Ngôn nuôi chồng 'rỗi nghề', nịt bụng bầu đóng phim, sống túng thiếu?
09:01:31 22/09/2024
Tôn Bằng đ.ập cửa xông vào nhà riêng của Hằng Du Mục, xé giấy tờ gây bức xúc hậu l.y h.ôn
12:42:41 22/09/2024
Diễn viên Vân Trang và chồng đại gia sống sung túc trong biệt thự 1.000m2
08:54:28 22/09/2024
Kasim Hoàng Vũ được 'vợ bạn' đến thăm, tiết lộ tình trạng sốc, cầu xin một điều?
09:41:38 22/09/2024
Quang Hùng MasterD bất ngờ xuất hiện tại Rap Việt và nhận ngay 1 chọn từ BigDaddy!
08:29:42 22/09/2024
Từ thiện Làng Nủ: Hoàng Hường bị Phạm Thoại lên lớp dạy đời, nhắc nhở 1 điều
13:18:36 22/09/2024
Dương Tử bị đối thủ "dìm hàng" vì cay cú?
08:38:48 22/09/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy t.hi t.hể b.é t.rai ở Làng Nủ sau 12 ngày xảy ra lũ quét

13:24:31 22/09/2024
T.hi t.hể b.é t.rai Hoàng Đức L. (1 t.uổi) được tìm thấy tại khu vực suối Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Người Việt Nam tại châu Âu tiếp tục quyên góp hỗ trợ đồng bào bị bão lũ

10:40:01 22/09/2024
Trước đó, tập thể cán bộ, nhân viên và phu nhân, phu quân Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia đã ủng hộ mỗi người một ngày lương với tổng số t.iền 8 triệu VNĐ.

Những người con xa quê hương chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt

10:30:12 22/09/2024
Đại sứ Huyền nhấn mạnh tấm lòng tương thân, tương ái của những người con xa quê hương sẽ là nguồn động viên đối với đồng bào chịu thiệt hại trong nước.

Sạt lở dưới chân cầu Hạc Trì ở Phú Thọ, mái kè đứt gãy nham nhở

08:23:47 22/09/2024
Do ảnh hưởng của nước lũ sông Lô dâng cao trong thời gian vừa qua, tuyến kè bờ sông tại phố Phong Châu, phường Bạch Hạc bị sạt lở, uy h.iếp đến an toàn giao thông và cuộc sống người dân.

Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

12:23:19 21/09/2024
Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

12:19:28 21/09/2024
Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc).

Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích

12:12:37 21/09/2024
Mưa lớn nhiều ngày qua đã gây hư hỏng hàng loạt cầu dân sinh ở H.Bù Đăng (Bình Phước), cuốn trôi 1 người dân mất tích.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú

14:26:33 20/09/2024
Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngập sâu từ 0,5-2m.

Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

14:23:52 20/09/2024
Lực lượng chức năng đang đẩy nhanh tiến độ trục vớt và tìm kiếm n.ạn n.hân mất tích sau vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Có thể bạn quan tâm

Anh chồng vừa mất, tôi vô tình nghe tiếng rên rỉ trong phòng chị dâu lúc mở cửa ra thì sững sờ rồi đ.au đ.ớn ngã gục trước hành động "lạ"

Góc tâm tình

14:40:04 22/09/2024
Tôi lấy chồng đã 3 năm, vợ chồng tôi ở cùng gia đình chồng. Vì chưa có điều kiện nên vợ chồng anh trai chồng cũng ở cùng chúng tôi. Biết là ở đông sẽ dễ có mâu thuẫn nhưng tôi cũng đành chấp nhận.

Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?

Sao châu á

14:36:16 22/09/2024
Lương Siêu Di sinh năm 1996, nổi tiếng từ khi còn nhỏ khi góp mặt diễn xuất tại dự án phim Vô Gian Đạo. Tác phẩm này đã giúp cô được gắn mác là con gái màn ảnh của tài tử Lương Triều Vỹ.

Showbiz 22/9: Kasim Hoàng Vũ bác tin đồn qua đời

Sao việt

14:28:04 22/09/2024
Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ vừa có những chia sẻ trên trang cá nhân phản hồi về tin đồn qua đời. Nhiều fanpage và kênh YouTube đăng tải tin giả này khiến các từ khóa lan tỏa, lên top tìm kiếm.

Jang Wonyoung - Nữ thần Kpop thế hệ mới

Nhạc quốc tế

14:23:37 22/09/2024
Từ chương trình truyền hình, âm nhạc hay các biển quảng cáo, Jang Wonyoung xuất hiện như một minh chứng rằng bản thân là một trong những ngôi sao Kpop hàng đầu hiện nay.

25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng

Xã hội

14:19:31 22/09/2024
Vừa qua, người dân của xã Phúc Khánh cùng các lực lượng chức năng của huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đã bắt đầu chuyển đồ đạc, lắp đặt nốt những thiết bị, vật dụng cuối cùng để chiều nay đón 25 hộ dân Làng Nủ trở về.

Liveshow của Duy Mạnh - Tuấn Hưng thật kì lạ: Tiếng mưa xé tiếng mic, hàng trăm nghìn người xem và triệu trái tim hướng về đồng bào!

Nhạc việt

14:15:09 22/09/2024
Trên mạng xã hội, nhiều người gọi đêm nhạc này là show diễn lịch sử bởi sau hơn 14 năm, khán giả mới có thể một lần nữa được nhìn thấy khoảnh khắc Duy Mạnh - Tuấn Hưng trên cùng một sân khấu.

Phim của Park Shin Hye mới chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nữ chính có màn lột xác đỉnh nhất sự nghiệp

Phim châu á

14:10:19 22/09/2024
Dù chiếu liên tục 2 tập, thời lượng phát sóng kéo dài đến gần nửa đêm, lại còn phải đụng độ với nhiều đối thủ nặng ký nhưng The Judge from Hell vẫn ghi nhận thành tích rất cao.

Phương Anh: Em trai chuyển giới "bốc lửa" của Ngân 98, bị tình cũ "phốt" ở bẩn

Netizen

14:01:41 22/09/2024
Thời gian trước, thông tin em trai của hotgirl Ngân 98 công bố những hình ảnh chuyển giới thành công ở t.uổi 18 khiến dân tình rần rần bàn tán. Trên trang cá nhân của mình, em gái Ngân 98 lấy tên là Võ Trần Phương Anh, sinh năm 2005.

Lão nông 'cả gan' giữ đồ 10kg khắc chữ Càn Long, hàng xóm 'báo', quyết định sốc?

Trẻ

13:39:07 22/09/2024
Lão nông Lý Tập Phong ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc muốn cải tạo căn nhà của mình nên đã gọi thợ đến thi công. Ngôi nhà do tổ tiên ông Lý Tập Phong-một vị quan thời phong kiến để lại, đã trải qua hàng trăm năm lịch sử với nhiều thế hệ sinh...

Tất tần tật những gì đã biết về Sethos - nhân vật mới nhất của Genshin Impact

Mọt game

13:35:04 22/09/2024
Những ngày vừa qua, cộng đồng Genshin Impact đã trở nên vô cùng sôi động trước sự xuất hiện của một nhân vật mới. Theo đó, cái tên được nhắc tới chính là Sethos - một nam chiến binh có tung tích bí ẩn tới từ Sumeru.

Bắt giam 3 cán bộ xã và 1 giám đốc công ty liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép

Pháp luật

13:17:34 22/09/2024
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cũng ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Châu Sủi Pố, Giám đốc Công ty TNHH đá La Va tại huyện Định Quán