Phương án cơ cấu nợ của Vinashin được đa số các chủ nợ chấp thuận
Thông tin từ báo giới nước ngoài khẳng định, phương án phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh để thay cho số nợ 600 triệu USD đã quá hạn thanh toán của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam ( Vinashin) đã được đa số các chủ nợ chấp thuận.
Vinashin đang nỗ lực cơ cấu lại số nợ “khủng”
Theo đó, trong ngày hôm qua (13/3), Vinashin đã gửi đi một thông báo tới toàn thể các chủ nợ cho biết tập đoàn này đã thông báo tới bên đại diện của các chủ nợ là ngân hàng Credit Suisse rằng, đề xuất tái cơ cấu các khoản nợ của Vinashin đã được 51% số lượng chủ nợ thông qua. Nếu tính theo giá trị các khoản nợ, thì 75% các khoản nợ đã được đồng ý tái cơ cấu.
Theo đề xuất này, các chủ nợ sẽ hoán đổi khoản nợ 600 triệu USD cùng toàn bộ số lãi phát sinh chưa thanh toán là 23 triệu USD lấy 623 triệu USD trái phiếu không trả lãi đình kỳ. Các trái phiếu này sẽ có kỳ hạn 12 năm, được Bộ Tài chính Việt Nam bảo lãnh thanh toán. Lãi suất của trái phiếu là 1%/năm và thanh toán cùng gốc khi đáo hạn.
Video đang HOT
Thỏa thuận này đạt được sau hơn 2 năm kể từ khi Vinashin không thể hoàn trả khoản gốc 60 triệu USD đầu tiên trong số nợ 600 triệu USD đã vay năm 2007. Theo hãng tin tài chính IFR châu Á, một đơn vị trực thuộc Thomson Reuters, kế hoạch tái cơ cấu nợ này cho thấy chính phủ Việt Nam sẵn sàng đứng ra thực hiện các nghĩa vụ nợ quốc tế của tập đoàn quốc doanh này.
Dù vậy, thỏa thuận này có thể bị trì hoãn nếu có chủ nợ còn lại không đồng ý. Trong trường hợp đó, một kế hoạch dàn xếp sẽ được thực hiện tại Anh. Quá trình này sẽ mất khoảng 6 tháng để hoàn thành và có khả năng vẫn mang các điều khoản giống như đề xuất hiện tại.
Vẫn theo IFA, các chủ nợ bác bỏ đề xuất đã được gia hạn thời gian để xem lại quyết định của mình. Thời hạn mới là tới ngày 20/3 thay cho ngày 1/3. Hiện KPMG đang tư vấn cho Vinashin về kế hoạch tái cơ cấu nợ này.
Trước đó vào tháng 6/2007, Vinashin đã ký hợp đồng vay vốn 600 triệu USD, thời hạn 8 năm từ hơn 20 ngân hàng. Đây là thương vụ đồng tài trợ lớn nhất của Việt Nam vào thời điểm đó và giá trị cao gấp 3 lần mức 200 triệu USD dự kiến ban đầu.
Hiện một số chủ nợ gốc vẫn tiếp tục trụ lại trong khi một số ngân hàng đã bán các khoản nợ này cho các quỹ đầu tư mạo hiểm để rút lui sau khi Vinashin không thể trả nợ đúng hạn.
Theo Dantri
'Giải cứu' tàu nghìn tỷ mắc cạn do sóng lớn
Ảnh hưởng áp thấp gây sóng lớn, tàu nghìn tỷ PVT Mercury bị đứt neo dạt vào bờ mắc cạn. Từ tối qua, gần 100 người cùng nhiều phương tiện được điều động để "giải cứu".
Ngày 31/12, lãnh đạo Công ty đóng tàu Dầu khí Dung Quất (Quảng Ngãi) cho biết tàu PVT Mercury đang neo chờ bổ sung thêm một số hạng mục, thiết bị để bàn giao cho chủ đầu tư là Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) thì bị sóng lớn gây đứt neo dạt vào bờ mắc cạn từ đêm 30/12. Đơn vị đang huy động lực lượng cùng sáu tàu lai dắt túc trực 24/24h để vừa giữ thăng bằng vừa kéo PVT Mercury trở lại biển.
Theo các kỹ sư gia cứu hộ, đến tối nay khi thủy triều dâng cao mới có hy vọng "giải cứu" được tàu trọng tải 104.000 tấn này.
Tàu PVT Mercury trị giá nghìn tỷ đang bị mắc cạn ở Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Trí Tín
Hơn một tháng trước, theo yêu cầu của PV Trans, tàu PVT Mercury được đưa từ phao số 0 (cách bờ khoảng 7 hải lý ngoài cảng Dung Quất) vào gần sát ụ tàu để bổ sung một số hạng mục theo tiêu chuẩn mới được ngành hàng hải quy định trên vùng biển quốc tế. Sau khi đàm phán, phía PV Trans đồng ý bổ sung thêm 4 triệu USD để Công ty đóng tàu Dầu khí Dung Quất đặt hàng sản xuất thiết bị từ Hàn Quốc. Các hạng mục được bổ sung gồm van cách ly, hệ thống ống làm sạch hầm, đầu hút cứu hỏa...
PVT Mercury được Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đóng mới vào năm 2007 để chở dầu thô và lên kế hoạch hạ thủy vào đầu năm 2009. Thế nhưng bão số 9 làm sóng biển tràn vào ụ, nhấn chìm toàn bộ thiết bị của con tàu nghìn tỷ (từng được gọi là tàu "Dung Quất 01") ngay tại nhà máy đóng tàu Dung Quất. Sau bão, tàu được trục vớt đưa lên bờ, mời chuyên gia Hàn Quốc sang trợ giúp vệ sinh, rửa mặn, thay thế nhiều thiết bị hư hỏng gây tốn kém chi phí lớn. PVT Mercury mới chính thức hạ thủy vào cuối năm ngoái khi Vinashin bắt đầu tái cơ cấu toàn diện.
Theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam, tàu PVT Mercury hiện còn thiếu nhiều giấy chứng nhận đăng kiểm của các cơ quan chức năng để tham gia hoạt động vận tải hàng hải quốc tế.
Theo VNE
Khả năng mất trắng hàng trăm nghìn tỷ Theo đánh giá của các chuyên gia cùng các tổ chức nước ngoài, vấn đề nợ xấu trong các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam sẽ là thách thức dai dẳng ít nhất trong vài năm tới. Đến nay chưa có một báo cáo đầy đủ nào về tình hình nợ xấu của từng ngành, lĩnh vực cũng như lối thoát...