Phương án bất ngờ giúp bộ đội Việt Nam không sợ thiếu tên lửa hạ B-52
Việc lắp ráp đạn tên lửa V-750 của hệ thống SA-2 trực tiếp trên xe vận chuyển TMZ đã rút ngắn được đáng kể thời gian so với phương thức lắp ráp truyền thống trên xe TCT.
Từ năm 1965, Liên Xô bắt đầu chuyển giao và huấn luyện cho bộ đội Việt Nam phương thức sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-75M (SA-2).
Theo giáo lệnh của Liên Xô thì đạn tên lửa V-750 của hệ thống SA-2 chỉ được lắp ráp trên xe TCT nhằm đảm bảo cho quả đạn được đồng trục và khi phóng đạn đạt hiệu quả cao, tránh gây hậu quả đáng tiếc xảy ra trong lúc chiến đấu.
TCT là loại xe khung cứng, không có chức năng tự hành nên phải dùng tay đẩy hoặc con kéo mới có thể di chuyển được.
Khi lắp ráp đạn trên xe TCT xong mới dùng cần cẩu K-61 cẩu quả đạn đặt lên lưng xe TMZ rồi chở đến bãi kiểm tra tham số kỹ thuật, sau đó nạp nhiên liệu rồi mới đưa đạn đi chiến đấu.
Đạn tên lửa V-750 của hệ thống SA-2 sau khi lắp ráp hoàn chỉnh trên xe TCT mới được cẩu lên xe vận chuyển TMZ
Vào thời điểm tháng 12/1972, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt, chúng có thể phát hiện mục tiêu, đánh vào các bãi lắp ráp đạn tên lửa làm hư hỏng khí tài, gây mất sức chiến đấu.
Qua tham khảo, rút kinh nghiệm tại một đơn vị lắp ráp đạn tên lửa trong phạm vi hẹp ở Miếu Môn, Hà Tây, Tiểu đoàn 75, Trung đoàn 285 đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến lắp ráp đạn tên lửa SA-2 ngay trên lưng xe TMZ, vừa rút ngắn các công đoạn lắp ráp lại bí mật, an toàn.
Ý tưởng lắp ráp đạn tên lửa SA-2 trên xe TMZ do Trung úy Dương Quảng Châu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp, Đội trưởng đội lắp ráp Tiểu đoàn tên lửa 75, Trung đoàn 285 đề xuất.
Ban chỉ huy Tiểu đoàn 75 và Ban kỹ thuật Trung đoàn 285 sau khi nghe trình bày đề án lắp ráp đạn trên xe TMZ đã thảo luận và nghiên cứu kỹ lưỡng đến từng chi tiết và nhất trí đi đến kết luận:
“Lắp ráp đạn tên lửa trên xe TMZ vẫn bảo đảm đạn đồng trục và an toàn trong chiến đấu”.
Đề án đã được ban chỉ huy Trung đoàn 285 xem xét nhiều lần và đồng ý, cho phép Tiểu đoàn 75 triển khai thực hiện lắp ráp đạn tên lửa SA-2 trên xe TMZ.
Ban kỹ thuật Trung đoàn 285 đã trực tiếp chỉ đạo lắp ráp được 20 quả đạn phục vụ chiến đấu, bảo đảm an toàn và hạ được nhiều máy bay Mỹ.
Video đang HOT
Xe TMZ vận chuyển đạn tên lửa V-750 của hệ thống SA-2 sử dụng đầu kéo ZIL-131
Thấy có hiệu quả tốt, Tư lệnh Quân chủng đã chỉ đạo cho Trung tá Đỗ Đức Dục, Trưởng phòng kỹ thuật – Cục Kỹ thuật Quân chủng lệnh cho Tiểu đoàn 75 lắp ráp đạn tên lửa trên xe TMZ để đại biểu các tiểu đoàn kỹ thuật đến học tập rút kinh nghiệm.
Các đại biểu đến dự nhiệt liệt hoan nghênh và đề nghị Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân cho lắp ráp đạn trực tiếp trên xe TMZ để bảo đảm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, do lắp ráp đạn tên lửa trên xe TMZ được nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ, kịp thời phục vụ chiến đấu nên riêng tên lửa SA-2 đã hạ được tới 29 trên tổng số 34 chiếc B-52.
Sáng kiến lắp ráp đạn tên lửa V-750 của hệ thống phòng không SA-2 ngay trên xe TMZ đã góp phần quan trọng vào việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta.
Theo Tri Thức
Một số kỷ lục trong chiến dịch 12 ngày đêm
Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B-52 của Đế quốc Mỹ là chiến công của quân dân miền Bắc mà cho đến tận ngày nay vẫn chưa có quốc gia nào tái lập được.
Đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên
Sau khi Đại đội 16, Trung đoàn radar 291 phát hiện có B-52; vào lúc 19h51' ngày 18/12, Đại đội radar 45 đã khẳng định dứt khoát: B-52 đang bay vào Hà Nội.
Quân chủng Phòng không - Không quân ngay lập tức báo cáo lên Tổng hành dinh. Cục Tác chiến phát lệnh báo động cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Ở độ cao hơn 9.000 m, hàng đàn pháo đài bay B-52 của Không quân chiến lược Mỹ như những bầy thú dữ xé màn đêm bay vào Hà Nội.
Trong lúc đó, quân dân toàn miền Bắc và cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân đã sẵn sàng.
Bộ đội tên lửa Việt Nam sẵn sàng chiến đấu
19h44', quả đạn đầu tiên của Tiểu đoàn 78 thuộc Trung đoàn 257 rời bệ phóng. Hàng loạt những "con rồng lửa" tiếp theo của các Tiểu đoàn 57, 59, 73, 94 bay vút lên trời, cùng những chiếc MiG-21 trước đó đã rời đường băng lao vào đội hình địch.
Vào lúc 20h13', ở Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 261, quả tên lửa mang số hiệu C20A vạch trời đêm, lao trúng đích, hạ tại chỗ chiếc B-52G xuất phát từ căn cứ Guam, rơi xuống cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh.
Đây là chiếc B-52 bị hạ tại chỗ đầu tiên trên đất nước ta, là chiến công đầu xuất sắc của quân dân Thủ đô. Đêm hôm ấy, quân ta lập chiến công vang dội bắn rơi 3 pháo đài bay Mỹ.
Trung đoàn bắn rơi B-52 nhiều nhất
Về thành tích bắn rơi B-52, nếu so sánh cấp sư đoàn thì Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361) xuất sắc nhất: Bắn rơi 25 máy bay B-52, xứng đáng là đơn vị chủ công của Quân chủng Phòng không - Không quân.
Trong Sư đoàn Phòng không Hà Nội có Trung đoàn tên lửa 261 bắn rơi nhiều máy bay nhất: 12 chiếc B-52 trong đó có 7 chiếc rơi tại chỗ.
Thống kê này chưa tính gồm thành tích của Tiểu đoàn 72 thuộc Trung đoàn 285 từ Hải Phòng lên phối thuộc với Trung đoàn 261, đêm 27/12 hạ tại chỗ 1 chiếc B-52, rơi trên đường Hoàng Hoa Thám.
Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn 361 là đơn vị bắn rơi nhiều B-52 nhất. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Trung đoàn tên lửa 257 cũng bắn rơi tới 11 chiếc B-52 (8 chiếc rơi tại chỗ).
Đây là 2 Trung đoàn chưa từng chạm trán với B-52 nhưng nhờ ra sức học tập kinh nghiệm của các đơn vị đàn anh, tích cực huấn luyện và vận dụng tốt cách đánh nên đã đánh rất giỏi, thắng rất to.
Tiểu đoàn bắn rơi nhiều B-52 nhất
Tiểu đoàn tên lửa 77, Trung đoàn 257 đã bắn rơi 4 chiếc B-52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Đây là đơn vị có lối đánh thông minh, quả cảm, đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất.
Trận địa của Tiểu đoàn 77 lập công oanh liệt về sau được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử của thủ đô.
Tiểu đoàn tên lửa 77 đã bắn rơi 4 chiếc B-52. Ảnh minh họa
Tiểu đoàn tên lửa 57, Trung đoàn 261 bắn rơi 4 chiếc B-52 (2 chiếc rơi tại chỗ), có trận chỉ bằng 2 quả đạn trong vòng 10 phút đã bắn rơi 2 chiếc B-52.
Tiểu đoàn tên lửa 78, Trung đoàn 257 bắn rơi 3 chiếc B-52 (2 chiếc rơi tại chỗ) là đơn vị phóng quả đạn đầu tiên mở màn chiến dịch.
Tiểu đoàn tên lửa 93, Trung đoàn 261 bắn rơi 3 chiếc B-52 (cả 3 chiếc đều rơi tại chỗ).
Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261 bắn rơi 3 chiếc B-52 (1 chiếc rơi tại chỗ), lập chiến công đầu toàn chiến dịch.
Tiểu đoàn tên lửa 79, Trung đoàn 257 là đơn vị bắn rơi chiếc B-52 cuối cùng lúc 23h16' ngày 29/12/1972.
Tiểu đoàn tên lửa 72, Trung đoàn 285 là đơn vị đánh trận cuối cùng trong chiến dịch lúc 23h29' ngày 29/12/1972.
Trước đó ngày 27/12, vào lúc 23h03', Tiểu đoàn 72 đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc B-52 giữa lòng Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa điểm bảo tồn di tích chiến tranh độc đáo: Một mảnh xác máy bay B-52 lớn cắm giữa lòng hồ Hữu Tiệp.
Mảnh xác chiếc B-52 bị bắn rơi xuống hồ Hữu Tiệp
Bài viết có sử dụng tư liệu trong sách: "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không - Ký ức một thời"
Theo Tri Thức
Mỹ suýt bị hủy diệt bởi bom hạt nhân Trong báo cáo vừa được giải mật, Lầu Năm Góc thừa nhận Mỹ đã thoát thảm họa trong gang tấc sau sự cố bom hạt nhân rơi xuống bang Bắc Carolina. Hình ảnh một vụ nổ thử nghiệm của bom hạt nhân Mark 39 - Ảnh: Daily Mail và Một trong hai quả bom suýt hủy diệt bờ Đông nước Mỹ - Ảnh:...