Phước 70 đời Phước do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có
Mỗi khi tai qua nạn khỏi, thoát khỏi lưỡi hái tử thần, người ta lại nói rằng may mắn “phước 70 đời” hay “phước do ông bà để lại”… Dưới góc nhìn Phật giáo, điều này có nghĩa gì?
1. Đạo Phật cho rằng nhân sinh không có sự may mắn ngẫu nhiên
Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với người kế bên. Điều này cũng không chắc là do “phước đức ông bà để lại”. Bởi nếu nhìn lại cuộc đời tổ tiên, nhiều khi thấy cuộc đời họ thật khốn khổ bất hạnh, phước của họ còn không đủ đem lại cho chính họ chút sung sướng hạnh phúc nào, lấy gì họ để lại cho con cháu về sau dùng…
Phước 70 đời , chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một vòng bảo vệ khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết… hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.
Hoạn nạn từ bên ngoài tới là do những ác nghiệp mình tạo ra đời trước hay đời này, đáo hạn thì nó tới không gì ngăn cản nổi, không tránh đâu thoát được, cách duy nhất là hứng chịu… Vấn đề là hứng chịu với cái áo giáp phước đức dầy hay mỏng, lành lặn hay rách nát thôi.
Video đang HOT
2. Phước đức do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có được
Câu hỏi đặt ra là làm làm sao tạo được chiếc áo giáp vạn năng kể trên?
Lời Phật dạy, Phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có. Chỉ ngồi yên một chỗ cầu khẩn mà không hành động thì cũng vô ích.
Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai.
Làm phước là làm những việc nhằm mang lại lợi ích cho người khác, dẫu mình không được hưởng hay thậm chí phải chịu hy sinh, thiệt thòi về thời gian công sức của cải. Bên cạnh đó, kiểm soát được lời nói của mình cũng là phước đức lớn nhất trong đời.
Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sinh ra chút phước nào.
Người kém phước dẫu ở giữa người thân thuộc quen biết, cũng vẫn phải vất vả khó nhọc tự lo mọi việc, có cần giúp đỡ cũng phải kêu cầu nhưng cũng chẳng được vừa ý, bởi trong quá khứ, ngay những người thân này cũng chưa được mình giúp đỡ nên đời này họ không có ý muốn báo đáp.
Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.
Vậy mới nói, làm phước, trước hết để chuyển nghiệp của chính mình, để cuộc đời ta đi lên từ từ. Cứ mỗi kiếp sau sẽ hạnh phúc hơn kiếp này; trí tuệ hơn; dung mạo uy nghi hơn; uy đức lớn lao hơn. Có nhiều cách tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu không tốn một xu, đó cũng là cách để tạo phước đức cho chính bản thân mình.
Đừng nghĩ cái tâm ta là của ta, đừng tưởng những ý nghĩ trong đầu ta là của riêng mình, tự mình tạo ra không ai biết. Ý nghĩ trong đầu mình chính là do nhân quả mà thành.
Có những khi ta nghĩ những chuyện tốt đẹp, có những lúc ta nghĩ chuyện xấu xa làm ta cũng phải giật mình, tại sao ta lại có suy nghĩ đến kỳ quặc như vậy, vì nhân quả.
Đó là do ta đã phạm lỗi gì đó của hôm nay, hôm qua, hôm kia, tuần trước, hay tháng trước… ta lỡ xúc phạm một bậc đáng kính nào đó mà tâm ta thay đổi, tự nhiên ý nghĩ bất thiện khởi lên một cách tự nhiên, như thành bản chất của mình, như mình đã từng là người xấu xa vô đạo đức.
Một người luôn nghĩ điều tốt, điều thiện, từ bi, nghĩ về đạo đức là do phước. Trong từng ngày của đời sống, ta đều giữ gìn tâm hạnh kỹ lưỡng, lễ kính Phật, khiêm nhu, không dám xúc phạm đến ai. Tự nhân quả nó tạo nguồn tư tưởng tốt trong tâm, lời nói tốt, hành vi tốt, rồi phước cứ tăng dần mà đi lên. Mỗi người cần phải hiểu lời Phật dạy về nhân quả thì mới có thể áp dụng đúng trong cuộc sống.
Theo NS