Phục vụ ôkê
Tuần trước tôi và fiancé (vợ sắp cưới) đến nhà hàng Pizza Company ăn tối. Mấy cô gái phục vụ cứ đứng tám chuyện với nhau, gọi “em ơi” cả chục lần mà chưa thấy ai mang menu tới.
“OK!”. Họ trả lời, giọng như thể chán sống lắm rồi. Làm tôi cứ cảm thấy áy náy khi hỏi menu, gián đoạn câu chuyện của mọi người.
Tôi xem menu. Ối giời! Nước suối Aquafina 29.000 đồng, nước ngọt Pepsi có gas 25.000 đồng.
Tôi suy nghĩ: “Nước suối thì cũng chỉ là nước thôi, làm gì mà đắt hơn cả nước pha đường thế này. Tưởng càng nhiều nguyên liệu thì càng đắt tiền chứ nhỉ?”.
Tôi hỏi phục vụ lý do.
“OK, vì nước suối này có thương hiệu”. Cách họ trả lời giống như đang giảng cho một em bé bị hói hiểu thế nào là stupid.
“Yes, cảm ơn”.
Thương hiệu, nước có nguyên tố hydro, hai phần oxy… và thương hiệu.
Minh họa: Phan Nguyễn
Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu tại sao menu lừa tình như vậy trong khi nhà hàng này là từ Thái Lan.
Tôi mới đi Bangkok, Thái Lan về và thấy phục vụ ở đó rất hay, rất chuyên nghiệp. Lúc tôi đến Nana Plaza xem các ladyboy nhảy múa, họ lịch sự vô cùng, biết cách làm hài lòng khách hàng.
“Swasdi! Hello! You are so handsome!” (Xin chào, bạn rất đẹp trai!)
Ông tây béo cũng biết là mấy cô ladyboy ba xạo, nhưng ai không muốn được khen là handsome khi mình xấu quắc như Hoàng Kiều lúc bị phá sản.
Tôi ước gì Việt Nam có nhiều ladyboy như thế trong cửa hàng, nhà hàng, làm phục vụ Việt Nam phát triển hơn, các anh Việt Nam handsome hoài luôn.
Mà trước đó có lần phục vụ Việt Nam không làm tôi thấy handsome lắm. Tôi vào một ngân hàng trên đường Hai Bà Trưng lúc 2h49 chiều. Chờ mãi trong hàng ghế mong có ai giúp thì lại nghe họ xì xầm với nhau:
Nhân viên 1: “Trời ơi, khách Tây kìa. Tao có biết tiếng Mỹ đâu”.
Nhân viên 2: “Không sao, cũng gần 5 giờ rồi, giả vờ không thấy nó rồi tới “sorry, mình đóng cửa rồi”.
Tôi bất ngờ quá, cứ ngồi ở đó không nói gì đến đúng 5 giờ tự đứng lên nói:
“Cảm ơn mọi người nhiều nhé! Vui lắm”. Rồi đi về.
Thực ra tôi có thể thông cảm được vì đây là rào cản ngôn ngữ; họ sợ không biết tiếng Anh nên phục vụ sẽ không tốt, không hay bằng một ladyboy từ Thái Lan. Có nhiều thứ trong ngôn ngữ khá phức tạp. Điển hình một ví dụ là từ “dạ” trong tiếng Việt chẳng hạn.
Tôi thấy tiếc vì từ “dạ” không có trong tiếng Anh. “Dạ” không phải là “Yes”. Vì người ta có thể hỏi một số họa sĩ biếm Tuổi Trẻ Cười:
“Anh mất trinh chưa?”.
Dĩ nhiên họ sẽ trả lời:
“Dạ, chưa”.
Tiếng Anh mình có thể hiểu lầm là “Yes, no.” Có nghĩa là mình sẽ hiểu người ta một phần mất, một phần không, rồi ngồi suy nghĩ xem còn trinh một nửa là sao… Bối rối!
Người Việt biết rằng từ “dạ” là một từ nhằm mục đích cho người nói biết mình đang chú ý nghe, một từ rất lịch sự trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Nếu có một cử chỉ tương đương với từ “dạ” thì đó là cúi đầu thật sâu, thiếu điều muốn lạy. Có lẽ đây chỉ là cảm giác của tôi thôi. Đặc biệt tôi rất thích khi người ta dùng từ “ôkê” thay cho từ “dạ” khi nói chuyện với tôi, vì họ nghĩ tôi là người nước ngoài, không hiểu tiếng Việt đâu.
Từ “OK” bằng tiếng Anh nếu dùng để trả lời với người lớn tuổi hơn mình thì hơi vô lễ một chút. Mình phải trả lời bằng một câu đầy đủ, hay ít nhất là “yes”. Đây là lý do tại sao khi học một ngôn ngữ, mình nên học cả văn hóa nước đó nữa.
Ở Việt Nam, tôi thích đi nhà hàng nào mà phục vụ không biết tiếng Anh, hơn là nhà hàng có phục vụ biết đầy đủ tiếng Anh nhưng quên mất văn hóa phục vụ trong ngôn ngữ đó. Nghĩ xem nếu tôi được lựa chọn giữa một người nói “dạ”, làm tôi sướng như là công tử Bạc Liêu được ăn hủ tiếu bằng vàng trong tiệm sang trọng của bạn. Hay là được trả lời “OK!” như thể nó mới lừa được mình mua một ly nước lọc bình thường đắt hơn cả nước ngọt, khi mình biết thừa nước ngọt chỉ là nước lọc pha đường. Tui biết mấy bạn đang lừa tui nhé, mà tui cũng không chịu mua nước ngọt của mấy bạn đâu, tui không muốn chết vì bệnh tiểu đường, tại vì không có lựa chọn nào khác nên mới phải mua nước suối đắt thôi nhé.
Hoặc còn lựa chọn cuối cùng: bỏ những nhà hàng cà chớn này, qua Thái Lan uống bia ở Nana Plaza với ladyboy. “Swasdi! Hello! You are so handsome!”.
Jesse Peterson
Theo Tuổi Trẻ Cười
Lễ hội "có một không hai" ở VN: Chạy ra đường "năn nỉ" khách uống nước miễn phí
Nhiều người dân khi đến lễ hội chùa Bà ở Bình Dương khá ngỡ ngàng khi thấy khắp nơi đều có dòng chữ miễn phí. Nước suối, khăn lạnh, bánh mì, cơm và đến cả vá xe... tất cả đều miễn phí.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) diễn ra vào ngày 19/2 (15/1 âm lịch). Tuy nhiên, từ nhiều ngày trước đó, du khách thập phương đã đổ về thắp hương làm lễ, xin lộc đầu năm.
Tại chùa Bà, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi quanh chùa, người dân mở hàng loạt điểm phát nước uống, khăn lạnh, bánh mì, vá xe... miễn phí. Trên vỉa hè dọc tuyến đại lộ Bình Dương đường đến chùa Bà, có cả chục điểm "tiếp sức" miễn phí cho người dân.
"Rằm tháng Giêng năm nào cũng vậy, anh em tôi ướp nước suối, khăn lạnh để phát cho người dân, tất cả đều miễn phí. Bà con ai đi xe bị hư, thủng lốp anh em chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ giúp", anhThanh Hải, thành viên nhóm thiện nguyện chia sẻ.
Giữa cái nắng như đổ lửa, người đi đường cảm thấy mát lòng khi được nhóm thiện nguyện mời uống nước miễn phí.
Quanh khu vực chùa Bà, hàng chục điểm phát nước uống, khăn lạnh, thức ăn miễn phí cho người dân và du khách hành hương.
Nhóm thiện nguyện ân cần đưa nước uống cùng khăn lạnh đến từng người. "Để tránh tình trạng du khách đến với Bình Dương bị hàng quán và các dịch vụ khác "chặt chém", từ nhiều năm nay người dân TP Thủ Dầu Một chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động miễn phí. Năm nào vào lễ hội thời tiết cũng oi bức nên khăn lạnh, nước mát là nhu cầu thiết yếu cho bà con giải khát, vui vẻ đi lễ chùa và tạo sự thân thiện với du khách", anh Nguyễn Phương, thành viên một nhóm thiện nguyên cho biết.
Nhiều người còn dùng xe tải để phục vụ nước uống, khăn lạnh miễn phí cho bà con. Chủ yếu là người dân tự bỏ tiền ra để mua nước suối, khăn lạnh. Một số nhóm thiện nguyện được doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tài trợ bánh mì, nước suối... để phục vụ miễn phí cho khách hành hương
"Tôi vô cùng bất ngờ khi ở lễ hội này mọi thứ rất văn minh, người dân rất tử tế. Không hề có chuyện chặt chém hay chèo kéo khách. Ở đây, đâu đâu tôi cũng thấy miễn phí. Thậm chí người dân chỉ cần vừa đến đứng thì đã có người vui vẻ mang nước ra tận nơi, không cần phải chứng minh mình có là người đi viếng chùa hay không", du khách Nguyễn Văn Mến chia sẻ.
Người dân còn dựng bạt che nắng để du khách nghỉ ngơi khi đi viếng chùa Bà.
Một nhà dân cũng phục vụ nước mía miễn phí cho du khách.
"Mọi thứ thật tuyệt vời, lễ hội không có cảnh chen lấn, giành giật lẫn nhau, chỉ thấy toàn miễn phí thôi. Nhiều người còn chạy ra ngoài đường "năn nỉ" khách hành hương uống nước miễn phí. Tôi đã đi lễ hội nhiều nơi nhưng không thấy nơi đâu tất cả đều miễn phí như ở đây", anh Lê Văn Đồng (quê Quảng Bình) nói.
Dọc đại lộ Bình Dương, đường Yersin, Cách Mạng Tháng 8, Thích Quảng Đức... người dân và đoàn phường lập ra những chốt vá sửa và bơm xe miễn phí cho du khách thập phương.
Nhiều người ví von lễ hội chùa Bà là "lễ hội miễn phí". Cây phát tài, nhang được các đoàn viên thanh niên túc trực hai bên lối vào chùa để phục vụ miễn phí cho khách hành hương. "Tôi đặc biệt ấn tượng với con người Bình Dương trong mùa lễ hội này. Mọi thứ ở đây thật dễ chịu", chị Đặng Thị Luyến (quê Bình Phước) chia sẻ.
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ XIX. Ban đầu chùa tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu. Đến năm 1923, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) chung sức tái tạo, dời ngôi chùa về vị trí hiện tại. Hàng chục năm qua, chùa Bà trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút khách thập phương. Lễ hội chùa Bà Bình Dương là lễ hội lớn nhất nhì các tỉnh phía Nam.
Theo Danviet
Tối cười: Giá nước trên tàu hỏa Mời quý vị và các bạn thư giãn buổi tối với mẩu truyện cười: Giá nước trên tàu hỏa. Chàng trai hỏi nhân viên tàu hỏa: - Chị ơi chai nước suối này bao nhiêu tiền thế? - 30 đồng nhé em! - Chai bao nhiêu mililit mà đắt thế chị? Nhân viên tàu hỏa nhún vai: - Chị không để ý nữa,...