Phục vụ hiệu quả nhu cầu giao thương Việt Nam – Belarus
Ngày 16-7, tại Hà Nội, Sở giao dịch hàng hóa INFO (INFO COMEX) thuộc Tập đoàn Đại Dương và Sở giao dịch hàng hóa Belarus (BUCE) đã ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy giao lưu thương mại giữa Việt Nam và Belarus.
Tại buổi lễ ký kết, ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương và ông Arkady Salikov – Chủ tịch Sở giao dịch hàng hóa Belarus (BUCE) đã thảo luận về việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa thị trường hàng hóa Việt Nam và thị trường hàng hóa Belarus. Phát huy tiềm lực và lợi thế sẵn có trong các lĩnh vực tài chính, thương mại, bán lẻ, Tập đoàn Đại Dương đã thành lập Sở giao dịch hàng hóa INFO với mục tiêu trở thành cầu nối thân thiện, tin cậy của các đối tác trong và ngoài nước với sự kết nối hiệu quả giữa thị trường tài chính với thị trường hàng hóa, giữa thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế.
INFO COMEX và BUCE đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của mỗi bên để phục vụ hiệu quả nhu cầu giao thương của doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Belarus. Trong khuôn khổ thỏa thuận này, hai bên cam kết cùng chia sẻ thông tin về thị trường hàng hóa mỗi nước, cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực bán buôn các sản phẩm nông sản, kim loại và các loại hàng hóa khác. Ngoài ra, hai sở giao dịch hàng hóa thống nhất sẽ hỗ trợ khách hàng của mỗi bên khi muốn giao dịch ở Sở bạn bằng cách đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí, gia tăng tiện ích…
Theo ANTD
Video đang HOT
Nhật Bản sẽ bán lô thủy phi cơ cho Ấn Độ
Nhật Bản sắp ký kết một thoả thuận nhằm cung cấp các thuỷ phi cơ cho Ấn Độ và đây có thể là hợp đồng thiết bị quân sự đầu tiên kể từ khi một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được ban hành năm 1967.
Một thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản chế tạo.
Trong chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, bắt đầu hôm 27/5, hai nước dự kiến sẽ quyết định các kế hoạch cho phép New Delhi mua lô thuỷ phi cơ US-2, loại máy bay do quân đội Nhật Bản tự phát triển.
Thoả thuận trên, được nhật báo kinh doanh Nikkei đăng tải, sẽ là hợp đồng xuất khẩu sản phẩm hoàn thiện đầu tiên do ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản chế tạo kể từ khi nước này tự đưa ra lệnh cấm xuất khẩu vũ khí năm 1967.
Các chuyên gia nói rằng máy bay US-2 phải được dùng cho mục đích dân sự để tuân thủ các quy định của Nhật bản, vốn là một phần của chính sách chống chủ nghĩa quân phiệt hậu Thế chiến II.
US-2, được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp ShinMaywa và đã được bán cho hải quân Nhật Bản với giá 99 triệu USD, có tầm bay 4.700km và có thể hạ cánh trên biển với độ cao sóng lên tới 3m.
"Nếu US-2 được xuất khẩu sang Ấn Độ phục vụ mục đích dân sự, đó sẽ là hợp đồng xuất khẩu vũ khí đầu tiên do Nhật Bản chế tạo được bộ quốc phòng sử dụng cho mục đích dân sự", một quan chức bộ thương mại Nhật phụ trách việc buôn bán vũ khí cho hay.
Công ty ShinMayw đã mở một văn phòng đại diện tại New Delhi hồi năm ngoái và đã quảng bá US-2 tại đó, một phát ngôn viên của công ty cho biết.
"Chúng tôi biết có nhu cầu từ chính phủ Ấn Độ nhưng chúng tôi không bình luận thêm cho tới khi hợp đồng được ký kết", quan chức trên nói thêm.
Theo nhật báo Nikkei, Ấn Độ muốn mua ít nhất 15 chiếc US-2.
Nhật Bản đã tìm cách mở rộng thị trường cho ngành công nghiệp quốc phòng. Nước này trước đó đã xuất khẩu công nghệ và các thiết bị thiết bị quân sự nhưng không phải là các sản phẩm hoàn thiện.
Hồi năm 2011, Tokyo đã nới lỏng lệnh cấm vấn xuất khẩu vũ khí, mở đường cho các công Nhật tham gia vào các dự án đa quốc gia.
Theo Dantri
Phát hiện dòng dầu khí lớn ở Kình Ngư Vàng Ngày 1.5, Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC), đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã hoàn thành chương trình thử vỉa (DST số 1) trong tầng đá móng tại giếng khoan Kình Ngư Vàng-1X, thuộc vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sáng 1.5, ông Hoàng Bá...