Phúc thẩm vụ VN Pharma: Đề nghị khởi tố tội buôn bán thuốc giả
Trong phần phát biểu quan điểm bổ sung, đại diện Viện KSND nhận định hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh. Vì vậy cần phải khởi tố để điều tra về hành vi này.
Chiều ngày 24/10, phiên xử phúc thẩm vụ VN Pharma, Viện KSND phát biểu bổ sung quan điểm tranh luận vụ VN Pharma. Đáng chú ý, đại diện Viện KSND đề nghị khởi tố các bị cáo tội buôn bán thuốc giả.
Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TPHCM đề nghị khởi tố các bị cáo tội sản xuất thuốc giả.
Theo đại diện Viện kiểm sát, kết quả xét hỏi bổ sung đã làm rõ hơn hành vi phạm tội của các bị cáo. Đồng thời như quan điểm trước đó đã nêu, kết quả giám định thuốc của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án. Chẳng hạn, đơn vị này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan. Kết luận giám định kết luận lô thuốc là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người.
Tuy nhiên kết luận lại cho rằng thuốc kém chất lượng mà không kết luận là thuốc giả. Cụ thể Cục quản lý Dược – Bộ Y tế đã tham gia tố tụng với tư cách là người phát hiện và tố giác tội phạm – tham gia tố tụng theo Điều 25, 26 BLTTHS. Sau đó, Cục này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép nhập khẩu (tham gia tố tụng với tư cách giám định viên tư pháp theo Điều 60 BLTTHS) là chưa đảm bảo tính khách quan.
Mặt khác, Điều 2 Luật Dược năm 2005 và Điều 4 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP quy định: “Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền”. Tại khoản 24 Điều 2 quy định: “Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: Không có dược chất; có dược chất nhưng không có hàm lượng đã đăng ký, có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác. Vì vậy cần thiết phải trưng cầu giám định lại để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Bởi kết luận giám định là một trong những chứng cứ quan trọng và là cơ sở để định tội danh các bị cáo.
Tại phiên tòa, một số bị cáo làm theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Minh Hùng mà các bị cáo đều có chuyên môn nghiệp vụ hiểu rõ việc mình làm. Bị cáo Hùng là chủ mưu, câu kết chặt chẽ với các bị cáo khác. Hồ sơ kỹ thuật thuốc, tên thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc… đều do các bị cáo tạo dựng.
Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh. Vì vậy cần phải khởi tố để điều tra về hành vi này.
Từ đó Viện KSND đề nghị chấp nhận kháng nghị phải hủy toàn bộ bản án sơ thẩm điều tra lại để xử lý đúng người đúng tội. Cạnh đó, Viện KSND cũng trả lời câu hỏi luật sư về việc bắt tạm giam 2 bị cáo Hùng, Cường hôm qua tại toà là đúng quy trình không sai.
Video đang HOT
Do tính chất vụ án rất phưc tạp xuất hiện nhiều tình tiết mới nên HĐXX quyết định nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào sáng ngày 30/10.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ VN Pharma
Theo đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM bản án sơ thẩm vụ VN Pharma án sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội, lọt hành vi phạm tội, kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án, làm rõ số tiền 7,5 tỉ đồng chi hoa hồng trong các bệnh viện.
Bị cáo Hùng và bị cáo Cường tại phiên tòa.
Bỏ lọt tội phạm
Ngày 20/10, TAND Cấp cao tại TPHCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh ung thư xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma (gọi tắt là VN Pharma).
Kết thúc phần xét hỏi đại diện Viện KSND Cấp cao tại TPHCM phát biểu quan điểm xét xử vụ án. Xét kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Cấp cao tại TPHCM nhằm mục đích nâng khống giá thuốc bất chấp hành vi làm giả ảnh hưởng tới sức khỏe tính mạng của những người bệnh. Để thực hiện hành vi của mình các bị cáo đã dùng hàng thoạt thủ đoạn gian dối bằng cách làm giả con dấu, chữ ký, hồ sơ thuốc, hóa đơn mua bán thuốc... thông qua một công ty không có thật mang tên Helix Canada.
Bản án sơ thẩm chưa phản ánh đúng bản chất vụ án, bỏ lọt hàng loạt hành vi, bỏ lọt hàng loạt vi phạm tội của các bị cáo hành vi của các bị cáo phải được xem xét và đánh giá toàn diện trong mối quan hệ với các chứng cứ khác, đặc biệt là kết luận giám định lại để đảm bảo xác định đúng bản chất vụ án, tội danh, trên cơ sở đó mới có đường lối xử lý vụ án đúng pháp luật.
Viện KSND Cấp cao cho rằng, trong vụ án này, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường đã bàn bạc từ việc xây dựng hồ sơ đến việc nhập và tiêu thụ lô thuốc. Để có đầy đủ thủ tục nhập khẩu, Cường đã cung cấp một loạt giấy tờ chứng nhận giả xuất xứ lô hàng.
Bị cáo Hùng và Cường biết rõ, làm và sử dụng các giấy tờ giả, con dấu giả để nộp cho Cục Quản lý dược để được cấp phép nhập khẩu. Hành vi trên có dấu hiệu tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhưng cấp sơ thẩm không điều tra, truy tố và xét xử Cường, Hùng và 4 thuộc cấp là bỏ lọt tội phạm.
Đối với việc giám định của Bộ Y tế, kháng nghị cho rằng tại quyết định số 5197/QĐ-BYT ngày 17/12/2014 của Bộ Y tế thành lập Hội đồng giám định lô hàng có nhãn mác thuốc H-Capita 5000mg với thành phần Hội đồng giám định gồm 10 người.
Cục quản lý Dược là đơn vị cấp phép nhập khẩu, quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm nên là đối tượng cần xem xét trong vụ án này nhưng lại tham gia giám định chuyên môn lô hàng do chính mình cấp phép.
Mặt khác, Cục quản lý Dược đã tham gia tố tụng với tư cách là người phát hiện và tố giác tội phạm - tham gia tố tụng theo Điều 25, 26 BLTTHS. Sau đó, Cục này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép nhập khẩu (tham gia tố tụng với tư cách giám định viên tư pháp theo Điều 60 BLTTHS) là chưa đảm bảo tính khách quan.
Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TPHCM đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Chưa làm rõ vai trò của Cục Quản lý dược
Tại kết luận giám định số 31/KL-BYT ngày 22/4/2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế kết luận: "Lô hàng có nhãn mác thuốc H-Capita500mg Caplet nói trên chứa 97,5% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người". Thành phần tạp chất là 17% (trong khi cho phép không quá 1%).
Căn cứ Điều 2 Luật Dược năm 2005 và Điều 4 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP quy định: "Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền".
Tại khoản 24 Điều 2 quy định: "Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: Không có dược chất , Có dược chất nhưng không có hàm lượng đã đăng ký, Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác. Từ những phân tích trên, cho thấy kết luận giám định của Bộ Y tế có nhiều mâu thuẫn, không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án.
Giám định cho rằng thuốc này: "...không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người", trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người nhưng cũng chính kết luận lại cho rằng là thuốc kém chất lượng mà không kết luận là thuốc giả.
Vì vậy cần thiết phải trưng cầu giám định lại với thành phần Hội đồng giám định khác để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Kết luận giám định là một trong những chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc xác định tội danh đối với các bị cáo được chính xác, đúng pháp luật.
Làm rõ những người nhận tiền hoa hồng
Ngoài ra lô thuốc H - Capita 500mg Caplet Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm thực hiện các hành vi tương tự đối với 7 bộ hồ sơ của 7 loại thuốc khác lấy tên công ty Helix Canada và đã được Cục Quản lý Dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành, cần được điều tra làm rõ để xử lý chung trong cùng một vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng tính chất, quy mô của vụ án.
Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa các bị cáo khai nhận đã chi số tiền 7,5 tỷ đồng (lớn hơn cả giá trị lô thuốc) là tiền chi hoa hồng cho các bác sỹ bệnh viện để tiêu thụ thuốc. Như vậy cần điều tra làm rõ số tiền này chi hoa hồng cho những lô thuốc nào vì nếu chi cho lô thuốc 9.300 hộp H- Capita 500 mg Caplet thì không phù hợp vì tiền mua thuốc thấp hơn tiền chi hoa hồng mâu thuẫn này chưa được làm rõ. Mặt khác đây là số tiền liên quan tới vụ án sử dụng vào việc phạm pháp cần điều tra làm rõ những người có liên quan và tuyên tịch thu sung công quỹ.
Hơn 10.000USD mà bị cáo Hùng chi cho Nguyễn Quang Huy đây là vật chứng của vụ án là khoản thu bất chính do thực hiện hành vi bất chính mà có.
Nhận thấy tất cả số tiền trên là vật chứng của vụ án, tòa cấp sơ thẩm không tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước là thiếu sót, không đúng quy định tại điều 74, 76, BLTTHS.
Từ những quản điểm trên đại diện Viện KSND Cấp cao tại TPHCM đề nghị HĐXX chấp nhận kháng nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Xuân Duy
Theo Dantri
Phúc thẩm vụ VN Pharma: "Đâu có ai ngu đi nhận hoa hồng mà ký vào giấy tờ" Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Minh Hùng khẳng định không chi tiền "hoa hồng" cho bác sĩ. Nhưng theo đại biểu Quốc hội, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, đâu có ai ngu đi nhận hoa hồng mà ký vào giấy tờ. Nhưng số tiền 7,5 tỉ đồng các bị cáo chi cho ai, chi ở đâu..., thì cơ quan điều tra...