Phúc thẩm vụ sàn vàng Khải Thái: Xem xét lại hành vi cho các bị cáo
Ngày 11/7, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Cty TNHH Tư vấn Đầu tư Khải Thái ( Cty Khải Thái) ra xét xử phúc thẩm.
Phiên tòa được mở do có kháng cáo kêu oan của hầu hết các bị cáo và kháng cáo của 70/723 bị hại.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, Hsu Minh Jung (còn gọi là Saga, SN 1975, quốc tịch Đài Loan, Trung Quốc, Tổng Giám đốc Cty Khải Thái) đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và thuê Phan Kiện Trung làm phiên dịch. Tháng 8/2011, Hsu Minh Jung làm thủ tục lập Công ty Khải Thái với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Quá trình hoạt động, Saga đã đưa ra hình thức kinh doanh mới là huy động tiền gửi của khách hàng dưới hình thức “ủy thác đầu tư”.
Sau khi huy động vốn của khách hàng, Hsu Minh Jung chuyển tiền về Đài Loan và Quảng Châu (Trung Quốc) để đầu tư kinh doanh vàng và ngoại tệ. Bên cạnh đó, Công ty Khải Thái còn mở hội thảo đưa khách hàng sang Đài Loan, Hong Kong, Quảng Châu tham quan giới thiệu hoạt động đầu tư…
Theo cơ quan tiến hành tố tụng thì trên thực tế, hình thức hoạt động của Công ty này là: thu tiền của người này, trả tiền cho người kia. Từ cuối năm 2012 đến tháng 9/2014, Hsu Ming Jung và đồng bọn đã chiếm đoạt được 264 tỷ đồng của hơn 700 bị hại.
Với hành vi nêu trên, Saga bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sáu nhân viên làm thuê cho Hsu Ming Jung bị coi là đồng phạm, bị tuyên từ 4 – 20 năm tù.
Video đang HOT
Sau phiên tòa sơ thẩm, một số bị hại có ý kiến đề nghị HĐXX đánh giá lại xem vụ án này có phải là lừa đảo hay không vì trước khi bị khởi tố, các bị cáo vẫn thực hiện đúng hợp đồng ủy thác đầu tư (trả lãi trên số tiền góp vốn). Trong khi đó, các bị cáo kháng cáo kêu oan.
Sau bục khai báo, bị cáo Saga kêu oan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, bị cáo này lại thừa nhận có vi phạm pháp luật Việt Nam. Saga nói Cty Khải Thái không lấy tiền của người sau trả cho người trước mà lấy tiền lãi từ hoạt động đầu tư kinh doanh bên Đài Loan, Quảng Châu trả lãi cho nhà đầu tư. Saga khẳng định có tiền từ Đài Loan chuyển về Việt Nam, khoảng 20 – 30 tỷ đồng.
Đến lượt mình, bị cáo Đoàn Thị Luyến khai khi được tuyển vào công ty không có hợp đồng lao động. Về bảng câu hỏi để trả lời khách hàng khi khách hàng có thắc mắc, Luyến khẳng định mình không phải người soạn thảo ra. Luyến khẳng định mình không biết việc Cty Khải Thái không được huy động vốn, chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo của Saga.
Kháng cáo kêu oan, bị cáo Đinh Thị Hồng Vinh khai mình không phải giám đốc chi nhánh PlasChem mà chỉ được giao (bằng miệng) làm quản lý hành chính giờ giấc nhân viên ở văn phòng này. Theo lời khai của Vinh, bản thân cô cũng đầu tư hơn 1 tỷ đồng vào công ty. “Lúc bị cáo bị bắt là vẫn còn 560 triệu đồng”, bị cáo Vinh nói đồng thời cho rằng thật không công bằng với cô khi cô không được coi là bị hại. Bị cáo này mong được tách ra như 18 trưởng phòng khác để điều tra sau.
Đến lượt mình, bị cáo Tăng Hải Nam nói khi đến văn phòng công ty, thấy ở tòa nhà sang trọng nên đã đầu tư luôn tiền vào đây. Cũng theo lời khai của bị cáo Nam, toàn bộ số tiền gồm thưởng và lương (hơn 3 tỷ đồng), sau khi được nhận, Nam đã tiếp tục tái đầu tư vào công ty.
Hồng Mây
Theo baophapluat
Nữ 9X thông đồng với 'trai Tây' lừa tiền tỷ của hơn 50 bị hại
Nguyễn Thị Quỳnh Như là người đứng ra lập các tài khoản ngân hàng, rút tiền tại nhiều cây ATM ở Sài Gòn.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thị Quỳnh Như (21 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Công an tỉnh Quảng Ninh nhận được đơn của bà Nguyễn Hồng Hạnh (50 tuổi, đã đổi tên, ở phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) về việc người sử dụng tài khoản Facebook có tên Ankush Lihe lừa hơn 673 triệu đồng.
Như tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp.
Theo bà Hạnh, cuối tháng 12/2018, Ankush Lihe kết bạn với bà qua Facebook. Người này giới thiệu tên là Ankush Yong (sinh năm 1966, quốc tịch Mỹ). Anh ta tự nhận làm quản lý một công ty tư nhân chuyên xuất khẩu dầu cọ cho các hãng mỹ phẩm.
Ankush Lihe cho biết anh ta đã bỏ vợ, các con đang sinh sống bên Anh.
Khi có được lòng tin của bà Hạnh, Ankush Yong nhiều lần vay mượn của nạn nhân hơn 673 triệu đồng với lý do thiếu tiền trả cho công nhân, bố mất, đóng thuế đất... Những lần đó, người vay tiền yêu cầu bà Hạnh chuyển vào tài khoản mang tên Nguyễn Thị Quỳnh Như.
Sau thời gian, bà Hạnh không nhận được tiền hoàn trả từ Ankush Yong đã sinh nghi và báo công an.
Công an tỉnh Quảng Ninh xác định Nguyễn Thị Quỳnh Như là người đứng ra lập các tài khoản ngân hàng, rút tiền tại nhiều cây ATM ở TP.HCM. Sau khi rút tiền, Như đưa cho người khác, giữ lại cho mình một phần.
Như khai, đầu tháng 11/2018, chủ tài khoản có tên Aja kết bạn và nói chuyện với cô ta bằng tiếng Anh. Tiếp đó, Aja gặp và đặt vấn đề nhờ Như đăng ký các tài khoản ngân hàng để nhận tiền do người khác chuyển đến.
Sau một vài lần nhận tiền, biết nguồn gốc số trong tài khoản do Aja đi lừa nhưng Như vẫn tiếp tục thực hiện. Theo thỏa thuận, cứ rút 100 triệu thì Như được hưởng một triệu.
Đến khi vụ việc bị lật tẩy, Như đã đăng ký mở 4 tài khoản của 4 ngân hàng thương mại để nhận tiền của bị hại. Mỗi lần đi rút tiền, Như thường đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng che kín người.
Theo cơ quan điều tra, Như và những người liên quan đã chiếm đoạt của trên 50 bị hại ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền khoảng 6 tỷ đồng.
Ai là nạn nhân cần đến Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh cung cấp thông.
Theo Zing
Truy tố cựu Chủ tịch Thăng Long Group và đồng phạm Viện KSND Tối cao vừa ban hành Cáo trạng số 54/Ctr-VKSTC-V3 truy tố bị can Lê Văn Quang, SN 1973, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đa cấp Thăng Long (Thăng Long Group) và 7 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quy định tại Điều 139, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Đây là vụ án đặc biệt...