Phúc thẩm vụ “ăn” tiền sửa ụ nổi 83M: 3 bị cáo được giảm án
Ngày 6/2, tại Nha Trang, TAND Tối cao đã đưa vụ án tham ô tiền tỷ khi sửa ụ nổi M83 xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines ra xét xử phúc thẩm. Đáng chú ý, 3 bị cáo kháng cáo đã được HĐXX tuyên giảm mỗi bị cáo 2 năm tù.
3 bị cáo Quang, Hùng và Giáp (phía trong) kháng cáo và được giảm mỗi bị cáo 2 năm tù.
Trước đó, vào tháng 11/2014, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Khánh Hòa đã đưa vụ án nói trên ra xét xử và tuyên phạt cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines Trần Hải Sơn 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
HĐXX nêu rõ, tổng cộng với hình phạt của bản án ngày 7/5/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao, buộc bị cáo Sơn phải chấp hành hình phạt chung của 2 bản án là 30 năm tù.
Cùng tội danh nói trên, 3 bị cáo khác gồm: Trần Văn Quang, nguyên là Phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines bị tuyên 18 năm tù; Trần Bá Hùng, nguyên Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển Huyndai Vinashin lãnh 17 năm tù và Phạm Bá Giáp, Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân lãnh 15 năm tù.
Ngày 6/2, vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của 3 bị cáo Quang, Hùng và Giáp. Sau khi xem xét vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án, căn cứ các tài liệu, kết quả giám định có liên quan khác, HĐXX chấp nhận kháng cáo của 3 bị cáo nói trên và tuyên bị cáo Quang 16 năm tù, Hùng 15 năm tù và Giáp 13 năm tù.
Video đang HOT
Ngoài ra, bị cáo Quang buộc phải bồi thường 201 triệu đồng; Hùng phải bồi thường hơn 395 triệu đồng và Giáp phải bồi thường hơn 178 triệu đồng.
Theo án sơ thẩm, thực hiện 2 hợp đồng sửa ụ nổi 83M vào năm 2008, tại Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin ở Khánh Hòa, 4 bị cáo trong vụ án này đã kê khống, chiếm đoạt hơn 3,4 tỷ đồng.
Trong đó, bị cáo Sơn là chủ mưu (không kháng cáo), chiếm đoạt phần lớn (khoảng 2,2 tỷ đồng).
Viết Hảo
Theo Dantri
"Bà trùm" tập đoàn massage Tân Hoàng Phát bất ngờ được giảm án
- Do có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ được công bố tại phiên tòa phúc thẩm, Phan Thị Yến - &'bà trùm' của tập đoàn massage Tân Hoàng Phát đã được giảm án, cho hưởng án treo theo đúng nguyện vọng.
Chiều ngày 5/2, tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai đối với Phan Thị Yến (vợ Phan Cao Trí, chủ Tân Hoàng Phát) và Nguyễn Minh Phương (quản lý cơ sở Hoàng Thành, một cơ sở massage vệ tinh của Tân Hoàng Phát) .
Phiên tòa được mở do cả Yến và Phương sau phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2, đã có đơn kháng cáo xin được hưởng án treo. Yến bị phạt 4 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản" và Phương bị phạt 3 năm tù về tội "Bắt giữ người trái pháp luật".
Là vợ của Trí - chủ Tân Hoàng Phát, Yến đóng vai trò như là một thủ quỹ của cơ sở kinh doanh dịch vụ xông hơi, massage này. Đây là cơ sở chuyên tuyển, dụ dỗ các cô gái trẻ đẹp, nhẹ dạ, cả tin vào làm kỹ thuật viên massage, nhưng thực chất là chuyên làm massage kích dục cho khách hàng.
Mỗi ngày, các kỹ thuật viên này bị bắt làm việc từ 9h sáng đến 24h đêm, không được trả lương mà chỉ được hưởng tiền &'bo' của khách hàng, không được nghỉ phép, không được tự do đi ra ngoài, bị đánh đập tàn nhẫn nếu chống lại lệnh.
Khi hết giờ làm việc, phòng ở của các nữ nhân viên luôn có khoảng 10 bảo vệ đứng canh giữ, có người của Trí và Yến đưa các nhân viên về tới tận nhà.
Do chịu không nổi cách đối xử của Trí và Yến, nhiều tiếp viên đã phải bỏ trốn. Đêm ngày 6/12/2008, các bộ phận chức năng của Công an TP.HCM tổ chức tấn công, đột kích bất ngờ vào các cơ sở của Tân Hoàng Phát, giải cứu 64 tiếp viên nữ.
Bị cáo Yến, vợ của Trí thì luôn né ống kính phóng viên
Vụ án này đã từng bị Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao tuyên hủy 2 án cả sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại theo hướng tăng hình phạt đối với tất cả các bị cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi tổ chức thẩm vấn công khai, kết hợp với nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan, cũng giống như lời luận tội của cơ quan công tố, Chủ tọa phiên tòa đã tuyên bố: Do bị cáo Phan Thị Yến có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ tội như: gia đình có công với cách mạng, bản thân đang mang bị lý về thần kinh (có giấy chứng nhận của cơ quan có chuyên môn), cha mẹ già cũng đang mang trọng bệnh, bản thân có chồng và em trai đang phải thụ án ở cùng một vụ án, con cái đang còn rất nhỏ phải nuôi dưỡng, bản thân đã thừa nhận hoàn toàn các hành vi sai trái nên không kêu oan...
Do đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng, hội đồng xét xử đã chấp nhận đơn kháng cáo, giảm cho Phan Thị Yến 1 năm tù (còn 3 năm tù) và chấp nhận cho Yến được hưởng án treo.
Đối với bị cáo Nguyễn Minh Phương, bị cáo cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: gia đình con cái đang còn rất nhỏ cần phải được nuôi dưỡng, bản thân Phương trong vụ án này chỉ đóng vai trò là người làm công, ăn lương, hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế...nhưng xét thấy cần thiết phải cách ly khỏi xã hội một thời gian do hành vi phạm tội là nghiêm trọng, nên hội đồng xét xử chấp nhận giảm một phần hình phạt cho Phương, phạt 2 năm 6 tháng tù (so với 3 năm tù của bản án sơ thẩm) nhưng không cho phép hưởng án treo.
Ngoài ra, các bị cáo khác trong cùng vụ án này, do không có đơn kháng cáo nên phải chấp hành hình phạt ở bản án sơ thẩm lần 2 đã tuyên.
Theo NTD
Đâm chết bạn nhậu vì tự ái khi bị xem thường Ngày 5-2, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xét xử, chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Lý Xuân Hải (SN 1959 tại Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại phiên tòa này, HĐXX nhận thấy bị cáo Hải có phát sinh nhiều tình tiết giảm nhẹ mới như đã bồi thường thiệt hại, được gia đình...