Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Sau tranh luận căng thẳng, tòa dành 7 ngày nghị án
Chiều tối ngày 11/7, sau 7 ngày xét xử, Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên bố kết thúc phần tranh luận và chuyển sang phần nghị án.
HĐXX yêu cầu bị cáo Trương Huy Liệu cung cấp bản gốc của các hợp đồng kinh tế đã công bố tại tòa để HĐXX xem xét. “Vì đây là vụ án phức tạp vì vậy, HĐXX sẽ tiến hành nghị án trong nhiều ngày. Đúng 8g sáng 18/7, HĐXX sẽ tuyên án”, thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói.
Bị cáo Trương Huy Liệu tự tranh luận với các quan điểm buộc tội của VKS
Tranh cãi về mẫu tang vật đã bị… bán
Trong ngày 11/7, Tòa tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Tại tòa, các bên tiếp tục tranh luận về kết luận giám định số 783 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện ST&TNSV) cũng như hồ sơ xuất nhập khẩu lô gỗ.
Luật sư Nguyễn Trường Thành cho rằng, Kiểm lâm vùng 2 không có đủ tư cách giám định nên đề nghị HĐXX bác Kết luận 783 ngày 26/11/2012 của Viện ST&TNSV. Theo luật sư, Pháp lệnh 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giám định tư pháp ngày 29/9/2004 quy định cơ quan giám định phải được chính cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu (ở đây là C44 Bộ Công an).
Trưng cầu giám định của C44 yêu cầu Viện ST&TNSV giám định chủng loại, số lượng, khối lượng, quy cách… lô gỗ. Tuy nhiên, Viện này chỉ có thể giám định chủng loại gỗ. Điều 28, khoản 3 Pháp lệnh này nêu rõ, nếu không có chức năng giám định số lượng, khối lượng, quy cách… gỗ, Viện SV&TNSV phải từ chối và đề nghị C44 trưng cầu giám định đối với đơn vị có thể thực hiện những giám định này. Tuy nhiên, Viện ST&TNSV lại có công văn gửi Cục Kiểm lâm nhờ hỗ trợ. Kiểm lâm vùng 2 tham gia giám định theo yêu cầu của Viện ST&TNSV, điều này trái với Pháp lệnh Giám định tư pháp.
Theo luật sư Thành, trong biên bản khám xét mẫu vật ngày 17/1/2012 của Viện ST&TNSV gửi Cục Điều tra chống buôn lậu có nêu rõ gỗ giáng hương với các chủng loại gì, khối lượng ra sao. “Tuy nhiên, đến Kết luận 783, thì trong tổng số gỗ giáng hương lại không còn gỗ tròn, chỉ có gỗ xẻ? Vậy số gỗ giáng hương tròn mà trước đó Viện đã giám định đi đâu?”, luật sư Thành đặt câu hỏi. Bị cáo Đỗ Lý Nhi cho rằng, số mẫu này được lấy ở container có số hiệu GESU 6243717. Tuy nhiên, biên bản khám xét (trong lần giám định cho ra Kết luận 151) thể hiện trong container này hoàn toàn không có loại gỗ nào ngoài gỗ trắc.
Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng, Kết luận 151 kết quả giám định trong thời điểm vụ án vẫn là vi phạm hành chính, là cơ sở giúp Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố vụ án. Sang giai đoạn xử lý hình sự, C44 trưng cầu giám định đối với lô gỗ và cho ra Kết luận 783, vì vậy, VKS đề nghị sử dụng kết luận này để xét xử là hợp lý.
Theo đại diện VKS, cơ quan giám định đã thực hiện giám định trực tiếp 22 container gỗ bởi vậy, đó mới là mẫu vật của Kết luận 783. Vì thế, quan điểm của luật sư về vi phạm quản lý vật chứng là chưa phù hợp. Nghe vậy, bị cáo Liệu bức xúc rằng: “Nếu VKS coi 22 container gỗ là mẫu vật, vậy mẫu vật giờ ở đâu?”.
Video đang HOT
Trước câu hỏi của bị cáo Liệu về phương pháp đo và xác định số lượng gỗ, đại diện Kiểm lâm vùng 2 cho biết, việc đo số gỗ được thực hiện theo Thông tư 01 của Bộ NN&PTNT ngày 4/1/2012 với nguyên tắc “đo tất cả những gì có thể đo”, số gỗ còn lại không đo được thì thực hiện cân quy đổi. Bị cáo Đỗ Lý Nhi cho rằng, việc bị cáo tiến hành kiểm hóa lô hàng vì vào ngày 20/12/2011, Thông tư 01 còn chưa được ban hành, các bị cáo áp dụng theo Quyết định số 59 ngày 10/10/2005 của Bộ NN&PTNT để kiểm hóa. “1ste có thể quy đổi sang 0,5m3 hoặc 0,7m3 tùy tình trạng gỗ hoặc tùy theo doanh nghiệp. Thông tư 01 này có quyền hồi tố về thời điểm mà bị cáo thực hiện kiểm hóa hay không? Tại sao VKS lại đề nghị dùng kết luận giám định áp dụng thông tư này để xét xử các bị cáo?”, bị cáo Nhi thắc mắc.
Tuy nhiên, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm rằng thời điểm giám định, Thông tư 01 của Bộ NN&PTNT đã có hiệu lực nên có thể áp dụng để giám định.
ã buôn bán hàng chục lô gỗ với đối tác Lào
Tại tòa, luật sư Nguyễn Trường Thành cung cấp 4 tài liệu là các hợp đồng kinh tế mua bán gỗ của Công ty Ngọc Hưng với Nhà máy gỗ nội thất (của Lào) tại các thời điểm trước và sau khi xảy ra vụ án. “Nhà máy gỗ nội thất từng bán cho Công ty Ngọc Hưng hàng chục lô gỗ, tất cả các giấy tờ đều còn lưu trong hồ sơ của công ty, các lô gỗ này đều đã được nhập khẩu và xuất khẩu theo đúng quy định”, luật sư Thành nói.
Theo luật sư Thành, Đại sứ quán (ĐSQ) Trung Quốc đã có công hàm gửi Chủ tịch nước khẳng định Công ty East Well và Công ty Ngọc Hưng có ký kết hợp đồng kinh tế, đồng thời, yêu cầu trả lô gỗ cho Công ty East Well để đảm bảo uy tín ngoại giao giữa 2 nước và quyền lợi của công dân Trung Quốc. VKSNDTC có văn bản trả lời rằng, vì Công ty East Well vẫn chưa thanh toán tiền nên lô hàng vẫn thuộc sở hữu của Công ty Ngọc Hưng và đang bị tạm giữ để xử lý.
Ads by optAd360
“Không thể nói là không có bên mua và không có bên bán trong vụ án này. Gỗ này có nguồn gốc từ Lào, các dấu búa của Kiểm lâm Lào trên gỗ thể hiện điều đó. Chưa kể, thời điểm đó, còn có Nghị định cho phép gom gỗ trôi nổi ở Lào nhập khẩu về Việt Nam để kinh doanh. Gỗ này có bán cho East Well, nếu không tại sao ĐSQ Trung Quốc lại gửi công hàm đòi hàng?”, luật sư Thành nêu.
Đáp lại ý kiến của luật sư Thành, đại diện VKS thừa nhận có lô gỗ thật từ Lào về Việt Nam thể hiện rõ trên tờ khai hải quan 1505 của Công ty Ngọc Hưng. Tuy nhiên, dựa vào các chứng cứ tài liệu VKS đã nêu trong quyết định kháng nghị, có căn cứ cho rằng các hợp đồng này là giả, bởi hồ sơ hải quan nhập khẩu bắt buộc là hồ sơ gốc. VKS vẫn dựa vào kết luận giám định 5300 của Viện Khoa học hình sự để khẳng định chữ ký và con dấu trên hồ sơ của Công ty Ngọc Hưng là giả, kết quả tương trợ tư pháp cũng khẳng định Nhà máy gỗ nội thất chỉ có 1 con dấu, giám đốc là ông Khăm Phong chỉ sử dụng duy nhất 1 chữ ký.
Theo Tienphong
Y án đối với nguyên đại tá công an cùng con trai đánh vợ chồng anh trai trọng thương
Ngày 5/7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án "Cố ý gây thương tích" đối với Nguyễn Anh Tuấn (SN 1959, nguyên đại tá công an) và Nguyễn Đức Bình (SN 1994, con trai Nguyễn Anh Tuấn), cùng trú tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội xảy ra vào tháng 3/2018.
Y án sơ thẩm đối với nguyên Đại tá công an đánh anh trai nhập viện do tranh chấp từ đường
Đánh anh trai, chị dâu nhập viện vì tranh chấp từ đường
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vân Đồn, vào tháng 8/2017, tại mảnh đất thuộc thôn 6, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh mang tên ông Nguyễn Thắng là bố đẻ của Nguyễn Anh Tuấn (nguyên đại tá công an) và ông Nguyễn Mạnh Hồng (anh trai Tuấn), bà Vũ Thị Mơ (trú tại phường Hồng Hà, TP. Hạ Long cùng một số anh chị em trong gia đình Nguyễn Anh Tuấn bỏ kinh phí xây từ đường tạị đây.
Sau khi xây dựng xong, để mọi người trong gia đình tiện việc thờ cúng, vợ chồng Nguyễn Anh Tuấn đã lập ban thờ, bát hương tại đây. Một thời gian sau, ông Thắng mất, ngôi nhà cấp 4 được xây tại mảnh đất trên được vợ chồng ông Hồng và vợ là bà Cao Thị Hoan sử dụng để ở.
Ngôi nhà được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ án (ảnh CTV)
Đầu năm 2018, giữa Nguyễn Anh Tuấn và vợ chồng ông Hồng đã xảy ra mâu thuẫn. Đỉnh điểm là vào sáng 9/3/2018, Nguyễn Anh Tuấn cùng con trai là Nguyễn Đức Bình cùng 2 thanh niên (chưa rõ lai lịch), thuê xe từ Hà Nội về từ đường tại xã Hạ Long với ý định chuyển hết ban thờ, bát hương... về thờ cúng tại nhà riêng của Tuấn ở Hà Nội.
Tuy nhiên, tại đây, giữa ông Hồng và Tuấn nảy sinh mâu thuẫn, lời qua tiếng lại. Sau khi tra khảo vợ chồng ông Hồng về bát hương, chìa khóa, bản thiết kế từ đường... không được, Nguyễn Anh Tuấn cùng Nguyễn Đức Bình lôi 2 người này vào trong nhà, chốt cửa rồi dùng búa hành hung.
Sau đó, Nguyễn Anh Tuấn còn viết giấy nhận nợ với nội dung ông Hồng phải thanh toán số tiền 3,6 tỷ đồng cho mình thì mới được sử dụng từ đường và yêu cầu ông Hồng, bà Hoan ký nhận. Xong việc, Tuấn cùng con trai bỏ mặc nạn nhân trong tình trạng bị thương, thản nhiên lên xe ô tô bỏ về Hà Nội.
Cả bị hại lẫn bị cáo đều kháng cáo
Sau khi sự việc xảy ra, hàng xóm đã phát hiện và đưa ông Hồng, bà Hoan đi cấp cứu tại Bệnh viện. Nguyễn Anh Tuấn và con trai sau đó cũng đến đầu thú tại Công an huyện Vân Đồn vào ngày 10/3/2018. Tại cơ quan công an, Nguyễn Anh Tuấn cùng con trai cũng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.
Nguyên Đại tá công an thừa nhận hành vi phạm tội nhưng kháng cáo, xin giảm mức án
Kết luận giám định pháp y xác định, ông Nguyễn Mạnh Hồng bị thương tích 13%, bà Cao Thị Hoan tổn thương 1%.
Nguyễn Anh Tuấn đã cùng con trai đã bồi thường, khắc phục hậu quả số tiền 400 triệu đồng để chữa trị cho vợ chồng ông Hồng và bà Hoan.
Căn cứ kết quả điều tra vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vân Đồn đã truy tố Nguyễn Anh Tuấn cùng Nguyễn Thanh Bình ra trước TAND huyện Vân Đồn để xét xử về tội "Cố ý gây thương tích".
Từ ngày 20/12/2018 đến 25/12/2018, TAND huyện Vân Đồn đã mở lại phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử vụ án trên.
Tại phiên tòa này, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Anh Tuấn 30 tháng tù và cho hưởng án treo, thử thách 60 tháng; Nguyễn Đức Bình 24 tháng tù và cho hưởng án treo, thử thách 48 tháng. HĐXX cũng tuyên bị cáo Nguyễn Anh Tuấn phải bồi thường cho bị hại là bà Cao Thị Hoan 84.792.000 đồng và 3 người con của ông Hồng, đại diện cho ông Hồng, mỗi người 13.900.000 đồng.
Tuy nhiên, sau phiên tòa sơ thẩm, cả bị cáo bị hại đều có đơn kháng án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuấn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như bản án Tòa sơ thẩm đã nêu. Tuy nhiên bị cáo Tuấn cũng cho rằng mức án trước đó tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt (30 tháng tù treo đối với Tuấn và 24 tháng treo đối với Bình) là nặng và xin được giảm nhẹ hình phạt.
Cũng tại phiên tòa, gia đình bị hại đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Đức Bình về tội giết người và tăng mức bồi thường thiệt hại, tổn thất do hai bị cáo gây ra cho gia đình bị hại.
Chiều cùng ngày 5/7, sau thời gian xét xử và nghị án, HĐXX phiên tòa phúc thẩm cho rằng, bản án cấp sơ thẩm tuyên là có cơ sở, đúng qui định của pháp luật nên bác toàn bộ nội dung kháng cáo cả bị cáo cùng bị hại, y án tuyên phạt bị cáo Tuấn 30 tháng tù; bị cáo Bình 24 tháng tù (cho cả hai bị cáo được hưởng án treo) và thử thách 60 tháng và 48 tháng.
Theo Dân trí
5 lần xử, bị hại vụ kỳ án buôn lậu gỗ ở Quảng Trị vẫn kêu oan Sáng 3/7, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ kỳ án gỗ lậu ở Quảng Trị sau nhiều năm mở phiên tòa xét xử. Phiên tòa xét xử theo đơn kháng cáo kêu oan của 2 bị đơn Trương Huy Liệu (SN 1958) và Trần Thị Dung (SN 1961) cùng trú số 111, khóm Trung Chín,...