Phúc thẩm Huyền Như và đồng phạm: “Nút thắt” trong vụ án
Nếu tòa sơ thẩm xử công minh và tòa phúc thẩm y án sơ thẩm thì là chuyện bình thường. Nhưng nếu xảy ra điều ngược lại thì cũng có thể coi đó là một điều bình thường.
Nhiều tổ chức và cá nhân đã gửi tiền vào một đơn vị của Ngân hàng Công thương (Vietinbank). Tiền đã vào ngân hàng, rồi bị chính nhân viên của Ngân hàng Công thương – là Huỳnh Thị Huyền Như – ăn cắp.
Tại phiên sơ thẩm, người ta lập luận cho rằng các khách hàng của Vietinbank đã bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tiền và Vietinbank không có trách nhiệm phải bồi thường. “ Nút thắt” của vụ án chính là ở đây vì ai cũng hiểu, cá nhân Huyền Như không còn khả năng bồi thường cho các bị hại số tiền lớn đến vậy.
Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa.
Bất kể ai có nghiệp vụ ngân hàng đều thấy ý kiến như thế là rất khó chấp nhận và kết luận của tòa sơ thẩm là rất kỳ cục. Nó chứng tỏ trình độ năng lực của các thẩm phán phiên tòa đó có vấn đề. Bởi vì từ trước đó, dư luận và các chuyên gia đã lên tiếng và phân tích rất kỹ càng và thấu đáo về sự ràng buộc trách nhiệm của Vietinbank trong vụ án Huyền Như.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bất chấp các ý kiến và lý lẽ đó, tòa sơ thẩm đã tuyên Vietinbank vô can trong vụ án này. Tất cả mọi tội lỗi đổ lên đầu bị cáo Huyền Như, một người lẽ ra đã không thể lừa đảo với số tiền khủng khiếp đến như vậy nếu không lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình là Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP.HCM.
“Nguyên nhân dẫn đến việc Như chiếm đoạt số tiền không phải là lỗi của khách hàng mà là sự lợi dụng chức vụ quyền hạn của Như và sự buông lỏng trong quản lý của Vietinbank. Hành vi lợi dụng chức vụ chỉ được thực hiện sau khi tiền của khách hàng chuyển vào tài khoản hợp pháp của họ tại Vietinbank”, kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thế Thành nhận định tại phiên tòa hôm 24.12.
Việc đại diện Viện Kiểm sát, trong phiên phúc thẩm, đã nhận xét bản án sơ thẩm sai sót nghiêm trọng và kiến nghị tòa phúc thẩm hủy, sửa một phần để điều tra xử lại vụ án, trong đó có nội dung buộc Vietinbank phải bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng cho các khách hàng bị Như chiếm đoạt tiền, đã cho thấy có những chuyển biến, nhìn nhận khách quan hơn của cơ quan tố tụng tại phiên phúc thẩm. Dù tất cả vẫn còn phải chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án, tuy nhiên, kiến nghị này nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ.
Để tránh các án oan sai, tránh sự vi phạm pháp luật của chính các cơ quan điều tra, công tố và xét xử thì ngành tư pháp phải hoạt động độc lập, không chịu sự chi phối, tác động của bất cứ ai. Chỉ có như vậy thì các thẩm phán mới có động cơ để lưu ý đến ý kiến của đương sự, gia đình, luật sư và dư luận.
Và việc cải cách hệ thống tư pháp, đào tạo lại các nhân viên của ngành tư pháp là đòi hỏi cấp bách nếu muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Theo Nguyễn Quang A (Dân Việt)
Huyền Như đối diện án tử hình?
Nếu tòa chấp thuận lời đề nghị của đại diện VKS thay đổi tội danh truy tố với Huyền Như, nữ bị cáo này sẽ đối diện bản án tử hình.
Ngày 24/12, phiên tòa xét xử phúc thẩm "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu bước vào phần tranh luận. Trong phần nhận định, đại diện VKS đã đề nghị thay đổi tội danh truy tố đối với Huyền Như. Nếu tòa chập thuận đề nghị này, Huyền Như sẽ đối diện bản án tử hình.
Về số tiền hơn 1.085 tỷ đồng mà Như đã chiếm đoạt của 5 đơn vị gồm công ty CP chứng khoán Phương Đông, công ty CP chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), công ty bảo hiểm Toàn Cầu, công ty Hưng Yên và công ty An Lộc, VKSND tối cao nhận định tài khoản của 5 đơn vị này tại VietinBank là hợp pháp, đúng quy trình.
Huyền Như trong phiên xử sơ thẩm hồi tháng 1/2014 .
Việc để Như chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ của các công ty nói trên không phải lỗi của họ mà lỗi từ sự buông lỏng quản lý của VietinBank, tạo điều kiện cho Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền trong tài khoản hợp pháp của 5 công ty trên.
Đại diện VKS cũng cho rằng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng các con dấu, chữ ký giả để chiếm đoạt tài sản có thể truy tố Huyền Như tội danh "Tham ô tài sản". Theo đó, ngoài tội danh mà bản án sơ thẩm đã tuyên Huyền Như tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm, truy tố Huyền Như thêm tội danh Tham ô tài sản.
Khoản 4 Điều 278 Bộ Luật Hình sự quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, có một giả thiết, với đề nghị thay đổi tội danh đối với Huyền Như của VKS, nếu tòa chấp thuận thì với số tiền phạm tội trên 1.000 tỷ đồng nói trên, Huyền Như sẽ bị truy tố theo Khoản 4 Điều 278 Bộ Luật Hình sự với mức án từ 20 năm, tù chung thân đến tử hình.
Huỳnh Thị Huyền Như sẽ phải đối diện bản án tử hình.
Ở lần xử sơ thẩm hồi tháng 1, với 2 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, Huyền Như may mắn thoát án tử hình, nhận mức án tù chung thân vì lý do có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (khi đó con Huyền Như mới gần 24 tháng tuổi).
Tuy nhiên, Điều 35 Bộ luật Hình sự quy định: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Như vậy, cho đến khi tòa mở lại phiên xét xử sơ thẩm lần 2, khi đó đã qua năm 2015 (con của Huyền Như sẽ tròn 36 tháng tuổi vào khoảng tháng 2/2015) Huyền Như liệu có thoát án tử hình lần nữa.
Theo Phap luât TPHCM
Đại án Huyền Như: Navibank là nguyên đơn hay người liên quan? Ngày 25.12, phiên tòa phúc thẩm xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận. Tại đây, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Navibank đã bác nhiều nội dung trong bản án sơ thẩm. Luật sư Trương Thanh Đức (đoàn luật sư Hà Nội), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp...