Phúc thẩm Huyền Như: Khách hàng mất tiền vì chữ ký giả, lỗi ngân hàng?
Buổi xét hỏi đầu tiên 16-12 của phiên phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như(nguyên quyền trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank Chi nhánh TP.HCM) và các đồng phạm lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng chủ yếu xoay quanh các vấn đề về nghiệp vụ, nguyên tắc hoạt động cơ bản của ngân hàng và khách hàng.
Bị cáo Huyền Như tuy không kháng cáo tội danh và hình phạt, nhưng có nhiều kháng cáo của các bị cáo khác và đương sự liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo nên được toà chất vấn nhiều vấn đề.
Khi Huyền Như khai học chuyên ngành kinh doanh tiền tệ, chủ toạ hỏi: “Bị cáo được làm đúng chuyên ngành đã học và phát huy rất tốt đúng không?”. Bị cáo Như im lặng, không trả lời.
Ngoài tập trung xét hỏi về nghiệp vụ với Huyền Như, HĐXX còn tập trung hỏi các ngân hàng là bị hại như ACB, Navibank; Ngân hàng có quyền và nghĩa vụ liên quan Viettinbank và Ngân hàng nhà nước để làm rõ về trách nhiệm của chủ tài khoản (khách hàng) và ngân hàng theo quy định tại Quyết định 1284/2002 của Ngân hàng nhà nước.
HĐXX nhấn mạnh vào khoản 8, điều 12 của quyết định 1284 trên: “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình”. Đồng thời yêu cầu đại diện Viettinbank cho ví dụ thế nào là lỗi ngân hàng theo quy định này.
Video đang HOT
Bị cáo Huyền Như . Ảnh: HOÀNG YẾN
Ban đầu, người đại diện trả lời chưa xác định yếu tố lỗi như thế nào theo câu hỏi của chủ toạ. Tuy nhiên sau đó, người này đưa ra ví dụ lỗi thuộc ngân hàng khi thực hiện lệnh chuyển nhầm tiền. Ngoài ví dụ này này Viettinbank không đưa được ví dụ nào khác khiến chủ toạ thắc mắc vì “cả một điều khoản quy định vậy mà chỉ có một ý sao?”.
Tiếp đó, chủ toạ cho thời gian ngân hàng này về suy nghĩ và sẽ trả lời sau với càng nhiều ví dụ minh họa càng tốt. Đáng chú ý, đại diện này cũng xác định trong thời gian Huyền Như thực hiện lừa đảo từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, ngân hàng cũng có thực hiện kiểm tra định kỳ (3 tháng, 6 tháng) nhưng không phát hiện được sai phạm. Lý do là khi kiểm tra chi nhánh thường theo dạng bốc mẫu bất kỳ để kiểm tra chứ không phải kiểm tra tất cả các giao dịch (do rất nhiều không thể làm xuể).
Khi làm trọng tài minh định cho việc xác định lỗi của khách hàng hay lỗi ngân hàng, đại diện ngân hàng nhà nước cũng không đưa ra ví dụ cụ thể khi nào là lỗi của ngân hàng. Bởi theo ông, ví dụ thì muôn màu muôn vẻ. Trách nhiệm ngân hàng về việc vẫn thực hiện lệnh chi dù chưa đối chiếu các thông tin theo quy định, khách hàng bị giả chữ ký dẫn đến thất thoát tiền trong tài khoản lỗi thuộc về ai cũng chưa có câu trả lời. Vì HĐXX chưa thông qua cách trả lời này nên cho đại diện này thêm thời gian nghiên cứu chiều tiếp tục trả lời.
Khi VKS hỏi Huyền Như lúc thực hiện lệnh chi lấy tiền của khách hàng thì tiền đang ở đâu, các khoản tiền đó đã được theo dõi, hạch toán trên hệ thống Viettinbank? Bị cáo Như có sự lòng vòng tỏ ra không hiểu câu hỏi. Sau khi bị nhắc nhở, Như khai : “Do có ý định chiếm đoạt từ đầu nên thoả thuận với khách hàng chuyển tiền vào tài khoản Viettinbank để dễ thực hiện lệnh chi…”.
Theo Phap luât TPHCM
Chủ tịch nước yêu cầu xem xét vụ 'siêu lừa' Huyền Như
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Sau khi Tòa án nhân dân TP HCM kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm với tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "cho vay nặng lãi", có nhiều ý kiến khác nhau về bản án mà Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên.
Bên cạnh những ý kiến tán thành, còn có nhiều ý kiến chưa đồng tình với kết quả xét xử sơ thẩm, đề nghị xem xét lại tội danh của Huỳnh Thị Huyền Như, xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank, cho rằng bản án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, chưa công bằng, nghiêm minh và chưa đủ sức ngăn chặn, răn đe các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế.
Chủ tịch nước yêu cầu xem xét vụ 'siêu lừa' Huyền Như.
Nhiều bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án này có đơn kháng cáo. Viện Kiểm sát Nhân dân TP HCM cũng có kháng nghị phúc thẩm. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang xem xét, giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Trước tình hình trên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trên cơ sở đó xác định tội danh và quyết định mức hình phạt theo đúng luật định, xét xử công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để sót người, lọt tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội. Đồng thời, cần làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào, có hình thức xử lý tương xứng, đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và làm cho kinh tế-xã hội phát triển lành mạnh hơn.
Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn nêu rõ yêu cầu nói trên của Chủ tịch nước, gửi tới các cơ quan pháp luật hữu quan.
Theo VOV Online)
Luật sư đồng loạt đề nghị hoãn xử "đại án" bầu Kiên Sau khi TAND TP.Hà Nội có lịch xử sơ thẩm vụ bầu Kiên, nhiều luật sư đã đồng loạt cùng đề nghị TAND TP.Hà Nội, Viện KSND Tối cao, Viện KSND TP.Hà Nội hoãn phiên xử để chờ kết quả xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như. Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) cùng các cá nhân nguyên Thường trực Hội đồng quản...