Phúc thẩm “bầu” Kiên: HĐXX yêu cầu một luật sư dừng phần bào chữa
Lý do HĐXX đưa ra là luật sư đã có nhiều từ ngữ không phù hợp với sự nghiêm túc ở nơi pháp đình.
ảnh minh họa
Chiều nay (9/12), các luật sư tiếp tục phần bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Khi luật sư Trương Thanh Đức – người bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB trong vụ án này trình bày phần tranh luận trước HĐXX, Chủ tọa phiên toà nhiều lần nhắc nhở ông Đức cách dùng từ. Theo HĐXX, cách dùng từ của Luật sư Đức không phù hợp ở chốn pháp đình như “chết, ma…”. “Chết ở đây là chết người hay chết động vật?” – một vị trong HĐXX nói.
Tiếp thu ý kiến này, Luật sư Đức nói “cách dùng từ của tôi không mang tính ám chỉ ai” và tiếp tục phần bào chữa của mình. Tuy nhiên, các lỗi này lại tiếp tục lặp lại ngay sau đó nên ông Chủ tọa phiên tòa đã chính thức đề nghị dừng phần bào chữa của Luật sư Trương Thanh Đức.
“Tôi đề nghị luật sư không lợi dụng diễn đàn để có lời nói, cử chỉ mạt sát người khác” – một vị trong HĐXX nhắc nhở.
14h30
Video đang HOT
Sau phần bào chữa của Luật sư, HĐXX cho mời bị cáo Lý Xuân Hải bổ sung các nội dung mà bị cáo thấy cần thiết phải làm rõ. Bị cáo nói, các hành vi sai phạm, bị cáo chỉ nhận một nửa.
Bị cáo dẫn chứng việc bàn cổ phiếu ACB có thể trong cuộc họp đó chỉ là chuyện cá nhân hoặc chuyện khác lại được hiểu là bàn mua cổ phiếu ACB. Tôi chỉ biết việc này khi làm việc với kiểm toán, vì ACBS là một pháp nhân độc lập. Nhưng ở đây không có nghĩa tôi không có trách nhiệm. Nhưng tôi nghĩ qui cho tôi tội “Cố ý làm trái” là oan cho tôi.
Bị cáo cũng cho rằng, việc làm của bị cáo và các thành viên khác trong ACB có tác dụng nhất định đối với thị trường vốn. Đơn cử như đã vốn hóa được một lượng vàng lớn. Chính điều này đã giúp ACB luôn có nguồn dư vốn 30-40 tỷ.
Theo_VOV
Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo vợ và em gái trốn thuế
Tên bà Đặng Ngọc Lan - vợ bầu Kiên được nhắc nhiều nhất trong Hành vi trốn thuế của Nguyễn Đức Kiên.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đang diễn ra tại Hà Nội. Trong quá trình HĐXX thẩm vấn, bị cáo Kiên liên tục khẳng định Công ty B&B không trốn thuế. Bị cáo cho biết: "Tôi yêu cầu vợ tôi làm văn bản gửi các cơ quan thuế có thẩm quyền xác định số thuế phải nộp nhưng chưa có cơ quan nào trả lời tôi".
Vợ bầu Kiên tại phiên xét xử phúc thẩm
Theo bản án sơ thẩm, căn cứ giấy ủy quyền của Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan, - Tổng giám đốc, đại diện Công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 01-VGS/HĐUT.08 ngày 25/12/2008 với ngân hàng ACB. Nội dung hợp đồng thể hiện: Công ty B&B ủy thác cho ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo văn bản của Công ty B&B. Thực hiện hợp đồng trên đây, từ ngày 25/12/2008 đến 31/12/2009, Công ty B&B đã ủy thác cho ACB mở trạng thái vàng bằng 117 lệnh (gồm 29 lệnh mua, 88 lệnh bán) và đã tất toán trạng thái mở bằng 142 lệnh đóng (gồm 89 lệnh mua và 53 lệnh bán). Tổng khối lượng giao dịch trạng thái vàng mua và bán là 440.250 oz. Sau khi trừ chi phí vốn và phí ủy thác, Công ty B&B thu được lãi số tiền 100.046.895.705 (Một trăm tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu, tám trăm chín lăm nghìn, bảy trăm linh năm đồng).
Để trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty B&B, theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan (đại diện Công ty B&B) ký hợp đồng ủy thác tài chính ngày 25/12/2008 với bà Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên và là cổ đông của Công ty B&B). Nội dung hợp đồng thể hiện: Nguyễn Thúy Hương ủy thác cho công ty B&B đầu tư vào việc kinh doanh vàng ghi sổ với số lượng mua/bán là 600.000 lượng vàng SJC (tương đương 720.000 oz), trong đó giao dịch trạng thái vàng nước ngoài là 45.000 oz; giao dịch trạng thái vàng trong nước là 37.500 lượng vàng SJC. Bà Nguyễn Thúy Hương không phải đặt cọc nhưng phải trả cho Công ty B&B phí ủy thác là 1% lợi nhuận gộp (sau khi trừ các khoản chi phí vốn, chi phí lãi vay ngân hàng ACB khoản ký quỹ đầu tư) và bà Hương là người quyết định giá mua, giá bán vàng, giá giao dịch trạng thái vàng.
Cũng trong ngày 25/12/2008, Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Thúy Hương và Nguyễn Đức Kiên ký phụ lục hợp đồng với nội dung: Nguyễn Thúy Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho Ngân hàng ACB thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng; bà Hương ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên đại diện quyết định và chỉ định cho Công ty B&B thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán theo Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính; bà Hương được hưởng lợi tức hoặc chịu lỗ từ kết quả hoạt động đầu tư tài chính đã ủy thác bao gồm cả kết quả đầu tư tài chính do Công ty B&B ủy thác lại cho Ngân hàng ACB và phí ủy thác lại.
Kết quả ủy thác đầu tư của bà Hương từ ngày 25/12/2008 đến 24/6/2009 thu được lợi nhuận gộp gần 69 tỷ đồng. Công ty B&B được hưởng 1% phí ủy thác và bà Hương nhận 99% lợi nhuận gộp và số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của bà Hương vào các ngày 27 và 30/6/2009.
Đến ngày 31/12/2009, Công ty B&B xác định kết quả ủy thác đầu tư của bà Hương từ ngày 24/6/2009 đến 31/12/2009 thu được lợi nhuận gộp là 31.211 tỷ đồng nhưng công ty không phân chia lợi nhuận mà ghi nhận nợ với bà Hương.
Căn cứ quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an về việc trưng cầu Giám định viên Bộ Tài chính tiến hành giám định đối với nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng ủy thác đầu tư kinh doanh vàng của Công ty B&B với Ngân hàng ACB trong năm 2009.
Ngày 25/8/2013, Giám định viên Bộ Tài chính đã kết luận: Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ngân hàng ACB của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại B&B năm 2009 là 25.011.723.928 đồng".
Như vậy, bằng các thủ đoạn do Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo vợ và em gái thực hiện, toàn bộ lợi nhuận kinh doanh trạng thái vàng của Công ty B&B được chuyển cho bà Hương thụ hưởng để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền hơn 25 tỷ đồng.
Hành vi nêu trên của Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào tội "Trốn thuế".
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án bầu Kiên và đồng phạm, trong ngày 2/12, HĐXX đã hỏi bà Đặng Ngọc Lan - vợ bị cáo Nguyễn Đức Kiên về việc ký hợp đồng ủy thác giữa bà Hương và Cty B&B ký ngày 25/12/2008, bà Đặng Ngọc Lan nói: "Hợp đồng B&B ký với Thúy Hương tôi nghĩ chắc là được tôi ký ở nhà, tôi không rõ. Sau này, cơ quan điều tra đưa ra tôi mới biết tôi ký. Chồng đưa cho thì tôi ký thôi. Tôi và cô Hương không có trao đổi gì trước về hợp đồng này. Tôi đủ nhận thức là khi ký phải đọc và phải hiểu. Trong trường hợp này, tôi tin tưởng anh Kiên, chồng mang về ký thì chẳng hỏi để làm gì, chắc là anh ấy sẽ không đưa tôi ký những cái sai. Khi vụ án xảy ra thì tôi phải tìm hiểu nội dung hợp đồng, nhưng trước đó tôi không tìm hiểu việc làm ăn của anh Kiên, cũng như của các em gái anh Kiên. Đến thời điểm xảy ra vụ án tôi không biết mọi người chia lợi nhuận như thế nào. Sau này, cơ quan điều tra đưa văn bản tôi ký về việc trích lợi nhuận một phần".
Còn bà Nguyễn Thúy Hương - em gái bị cáo Nguyễn Đức Kiên, khai tại phiên xét xử ngày 2/12 rằng: "Mọi việc đều do anh Kiên hướng dẫn". Bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng thừa nhận đây là việc làm nhằm "hướng dẫn em gái cách kinh doanh./.
Vũ Hạnh
Theo_VOV
Vợ Nguyễn Đức Kiên ký hợp đồng vì hoàn toàn tin tưởng chồng Sáng 2-12, phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm bước vào ngày thứ ba liên tiếp. Ở hành vi trốn thuế của cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, bà Đặng Ngọc Lan đã gây sự chú ý rất lớn khi trả lời các câu hỏi của tòa. Bà Đặng Ngọc Lan (vợ bị cáo Kiên) - Tổng giám...