Phúc thẩm “bầu” Kiên: Bác đề nghị triệu tập đại diện Bộ Tư pháp
Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Bầu” Kiên và đồng bọn, HĐXX đã bác bỏ một số yêu sách của các luật sư cũng như bị cáo.
Theo tin tức trên báo Pháp Luật Việt Nam, sáng nay (28/11), nhiều đại diện cơ quan Nhà nước đã có mặt trong phiên phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên (“Bầu” Kiên) và đồng bọn. Tuy nhiên, trong phần thủ tục phiên tòa, Nguyễn Đức Kiên vẫn đề nghị HĐXX cho triệu tập đại diện Bộ Tư pháp, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư của một số tỉnh và các cá nhân được cho là có liên quan đến vụ án.
Ông Kiên cũng đề nghị được áp dụng quyền tự bào chữa cho mình. Ngay lúc đó, vị chủ tọa giải thích lại: “Đó là quyền của bị cáo đã được chúng tôi công bố trong phần thủ tục”.
Luật sư Lưu Văn Tám – bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải: Đề nghị thay đổi lại vị trí, cho chúng tôi cùng nhóm được ngồi cùng với nhau để tiện trao đổi công việc. Xin phép trong giờ giải lao được trao đổi tài liệu với các bị cáo mà luật sư bảo vệ. Đề nghị cho phép người nhà bị cáo được gặp các bị cáo trong giờ giải lao.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp- luật sư của bầu Kiên: cũng đề nghị để các luật sư cùng bào chữa cho một bị cáo được ngồi cùng một chỗ vì đây là phiên tòa kéo dài, các luật sư cần sự thống nhất với nhau và với bị cáo. Các luật sư đề nghị HĐXX cho phép tluật sư được tiếp xúc bị cáo.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp lấy lý do bị cáo Kiên bị bệnh nên đề nghị tòa cho phép bị cáo được ngồi khi trả lời tòa.
Luật sư Vũ Xuân Nam – bào chữa cho bị cáo Kiên cũng đề nghị triệu tập một số người có liên quan đến vụ án này theo như đơn của bị cáo Kiên ngày 4/11, bị cáo Kiên yêu cầu triệu tập cả đại diện Bộ Tư pháp và ông Trần Mộng Hùng.
Video đang HOT
Luật sư Nam đồng thời gửi đơn của người nhà bị cáo Kiên xin được gặp bị cáo trong giờ giải lao.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Trong đơn gửi tòa phúc thẩm đề nghị có đại diện Bộ Tư pháp để khẳng định tính pháp lý của một số văn bản. Tôi cũng đề nghị mời ông Trần Đình Long và Trần Tuấn Dương đến tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Ngoài ra, Luật sư Nam có nói là đã nhận được văn bản của Bộ Công thương trả lời. Đề nghị luật sư xuất trình văn bản trước tòa. Tôi có đơn yêu cầu Tổng cục thuế có văn bản trả lời Cục thuế Hà Nội về quyết toán thuế 3 năm nhưng chưa nhận được văn bản. Đề nghị tòa triệu tập Sở KH-ĐT một số địa phương vì 5 công ty của tôi đầu tư kinh doanh ở nhiều nơi, Theo đó, phải triệu tập phòng đăng ký kinh doanh Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai
Về các đề nghị của bị cáo Nguyễn Đức Kiên, đại diện Viện Kiểm sát,cho biết sẽ xem xét theo diễn biến phiên tòa.
Sau khi các luật sư đưa ra yêu cầu, HĐXX tạm nghỉ 10 phút để hội ý.
Nguyễn Đức Kiên tại phiên tòa phúc thẩm.
Đến 11h15 phút, HĐXX tiếp tục làm việc. Sau khi hội ý để xem xét đề nghị của các bị cáo và luật sư, Chủ tọa phiên tòa Đặng Bảo Vĩnh trả lời các đề nghị của các luật sư và bị cáo.
Thành viên HĐXX làm rõ các nội dung đề nghị của luật sư và bị cáo: Luật Tố tụng Hình sự không có qui định sắp xếp chỗ ngồi. Việc bố trí chỗ ngồi trong phòng xét xử, các luật sư đều có thể theo dõi vụ án thuận lợi. Vì thế, HĐXX không chấp nhận yêu cầu này.
Về việc triệu tập thêm những người tham gia tố tụng theo yêu cầu của Luật sư và bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Theo qui định, việc triệu tập thêm những người tham gia tố tụng thuộc thẩm quyền HĐXX. Xét thấy việc triệu tập thêm những nhân viên của NH Công thương có liên quan đến hành vi vay tiền của Huyền Như là không cần thiết nên HĐXX không chấp thuận. Các đối tượng còn lại, HĐXX đã triệu tập.
Về đề nghị của các luật sư được gặp bị cáo trong quá trình giải lao được quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự nên được HĐXX chấp nhận.
Yêu cầu bị cáo được gặp thân nhân, người nhà trong lúc giải lao: Không có trong qui định của pháp luật, vì vậy phải theo các qui định của pháp luật.
HĐXX chấp thuận yêu cầu của bị cáo Kiên chuyển tài liệu cho HĐXX xem xét.
HĐXX cũng cho phép luật sư mang máy tính vào phòng xét xử nhưng phải tuân thủ yêu cầu an ninh trước khi vào.
Về đề nghị cho bị cáo Kiên được ngồi trả lời tòa: Từng trường hợp, thời điểm cụ thể, HĐXX sẽ cho phép bị cáo ngồi hay đứng để trả lời câu hỏi.
Theo_Người Đưa Tin
"Đại án" Huyền Như: Từ thủ đoạn gian dối đến tranh cãi trách nhiệm dân sự
Ngày 17-1, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như (ảnh) và đồng phạm tiếp tục phần tranh luận, đại diện các nguyên đơn dân sự được tòa mời lên trình bày quan điểm bổ sung sau phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các luật sư.
Theo đó, đại diện Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu đồng tình với quan điểm của luật sư, yêu cầu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) phải có trách nhiệm bồi thường 125 tỷ đồng cho đơn vị này. Vị đại diện phân tích: tài khoản của Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu mở tại Vietinbank là thật, mức lãi suất thỏa thuận là 14% đúng theo quy định, ngoài ra Bảo hiểm Toàn Cầu không hưởng thêm bất kỳ khoản chênh lệch nào khác. Sau đó, Huyền Như đã làm giả lệnh chi, chuyển 125 tỷ đồng của Bảo hiểm Toàn Cầu ra khỏi tài khoản tại Vietinbank. Phát hiện hành động bất hợp pháp trên, công ty đã lập tức liên hệ lãnh đạo Vietinbank yêu cầu làm rõ. Do vậy, việc VKS cho rằng Vietinbank không phải chịu trách nhiệm bồi thường là không đúng.
Đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBank), người đại diện khẳng định việc bị cáo Như dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 180 tỷ đồng của VIB là hoàn toàn có thật. Cáo trạng cũng xác định rõ Như đã chuyển số tiền trên trả cho các khoản mà Đào Thị Tuyết Dung, Đỗ Quốc Thái, Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Lành đứng tên vay. Như vậy, hoàn toàn có thể xác định được tiền của VIB đã đi đâu nên đề nghị HĐXX cho thu hồi lại để trả cho VIBank. Đại diện Công ty CP chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS) và một số đơn vị khác khi trình bày đồng loạt cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường khoản tiền bị cáo Như đã chiếm đoạt.
Sau khi đại diện các bên trình bày, đại diện Vietinbank xin được trình bày ý kiến trước tòa. Vị đại diện không nói gì thêm về phần trách nhiệm dân sự trong vụ án mà chỉ đề nghị HĐXX xem xét đối với những cán bộ, nhân viên của Vietinbank không được hưởng lợi nhưng đã bị truy tố trong vụ án. Trước đó, trong phần thẩm vấn, đa số cán bộ, giao dịch viên của Vietinbank thuộc phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng đều khẳng định mình hoàn toàn không hưởng lợi trong vụ án. Họ đã sai phạm do quá tin tưởng vào Huỳnh Thị Huyền Như.
Ngày 20 -1, Viện kiểm sát sẽ đối đáp lại phần bào chữa của các luật sư.
Theo An Ninh Thủ Đô
Kịch tính phiên xử "đại án" Huyền Như: Siêu lừa "khát tiền" đến mức nào? Diễn biến mới nhất xung quanh vụ xét xử "đại án" Huỳnh Thị Huyền Như lừa chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng là lời bào chữa của luật sư cho "siêu lừa" - do khát tiền mà Huyền Như bất chấp pháp luật? Tuy nhiên, vấn đề "nóng" hơn cả, đó là số tiền hàng ngàn tỉ đồng không được thu hồi, vậy...