Phức tạp Ban phụ huynh lớp
Tuy mới vào năm học chưa đầy một tháng, nhưng chị N.T.T, ở đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khá căng thẳng với Ban phụ huynh (BPH) lớp mà cậu con trai 9 tuổi của chị đang theo học. Lý do là BPH này đã “tiếp tay” cho cô giáo chủ nhiệm “hành” các phụ huynh…
Có “thân, quen” mới được vào BPH
Chị T cho biết, từ năm học trước, ngay từ thời điểm chưa vào năm học, lớp của con trai chị đã có… BPH. Tìm hiểu kỹ chị T mới vỡ lẽ, BPH này được thành lập từ khi lớp bắt đầu học hè, do giáo viên chủ nhiệm chỉ định với lý do “để quản lý các vấn đề thu chi, ăn ngủ của các con”. Vào đầu năm học, khi các phụ huynh khác có ý kiến bầu lại BPH, cô giáo chủ nhiệm quán triệt luôn: “Qua gần 1 tháng làm việc với BPH cũ của lớp, tôi thấy các thành viên trong BPH rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp nên tốt nhất là không nên bầu lại cho đỡ… mất thời gian”. Vì sợ mất lòng cô giáo nên các phụ huynh không ai có ý kiến thêm.
Video đang HOT
Cũng theo chị T, do hầu hết thành viên trong BPH đều có quan hệ thân thiết với GVCN nên họ nghiễm nhiên trở thành “cánh tay phải” đắc lực của cô giáo. Họ luôn thực hiện mọi việc theo ý cô. Theo quy định, với mọi vẫn đề thu chi trong lớp, BPH chỉ được quyết định sau khi đã thông qua các phụ huynh khác, nhưng do đã “thông” với cô giáo nên chỉ cần cô gợi ý là răm rắp phục vụ. “Mặc dù trong lớp đã có điều hòa nhưng khi cô giáo phàn nàn bị… muỗi đốt, ngay lập tức BPH cử người đi mua quạt. Thậm chí, khi cô nói thích hoa thì hầu như ngày nào BPH cũng trích quỹ lớp mua hoa cắm trên bàn giáo viên” – Chị T phàn nàn.
Còn theo anh L.Đ.S, ở quận Ba Đình, Hà Nội – người có 2 con đang theo học ở bậc tiểu học, thông thường, quỹ hội phụ huynh dùng để chi cho 3 khoản chính: Mua quà biếu thầy cô các dịp lễ tết, chi phí cho các hoạt động ngoại khóa của các con và mua sắm trang thiết bị trong lớp học, trong đó khoản chi cho mua sắm trang thiết bị bao giờ cũng tốn kém nhất. Nhưng trên thực tế, trong lớp con gái anh đang theo học, chi phí cao nhất luôn là quà tặng cho cô. Nào là quà khai giảng, quà 20-10, 20-11, quà Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, 8-3… Để hợp thức hóa các khoản chi này, một thủ quỹ do BPH cử ra sẽ lập bảng thu chi, “làm việc” với các phụ huynh và thông báo công khai trong các buổi họp, song một phần không nhỏ các con số này là con số ảo. Hầu hết phụ huynh đều bận rộn nên không để ý nhiều tới bảng chi tiêu này. Số phụ huynh còn lại dù có băn khoăn cũng không dám thắc mắc, sợ cô giáo “trù” con mình.
Cần người có tâm huyết
Là người đã có thâm niên 3 năm làm trong BPH lớp, chị Đ.T.H, ở huyện Từ Liêm chia sẻ, sau khi họp phụ huynh đầu năm, BPH lớp thống nhất gửi quỹ cho cô chủ nhiệm giữ giúp do cô có tủ khóa nhưng mọi vấn đề thu chi thì vẫn do BPH quyết định. Tuy vậy, sau ngày 8-3, khi BPH đến nhà cô để chúc mừng thì cô đưa ra một bảng kê với những khoản chi “từ trên trời rơi xuống” như tiền mua cây trang trí cho lớp, tiền bồi dưỡng cho người trông trưa… Các thành viên trong BPH dù không hài lòng nhưng không ai dám có ý kiến gì. “Có không ít phụ huynh trong lớp cho rằng chúng tôi luôn tìm cách lấy lòng cô mà quên đi nhiệm vụ chính của mình. Họ không biết rằng chúng tôi luôn đặt lợi ích của các con lên trên hết, nhưng nhiều khi cũng ở trong hoàn cảnh khó xử” – chị H than phiền.
Theo thạc sỹ Vũ Thu Nga – Giảng viên trường ĐH Giao thông vận tải, BPH là đại diện của những bậc cha mẹ có con em đang theo học trong lớp đó, được lập ra với mục đích là cầu nối giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Theo Điều 96 Luật Giáo dục: “Ban đại diện cha mẹ học sinh (hội phụ huynh) được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục”. Hội phụ huynh được thành lập thông qua việc nhà trường phải tổ chức đại hội, bầu công khai và dân chủ. Về cơ cấu, BPH các lớp là một bộ phận của Hội phụ huynh trong các nhà trường.
Điều quan trọng nhất với những người tham gia BPH là phải có tâm và lòng nhiệt tình thật sự, luôn công bằng, sẵn sàng lắng nghe những phản hồi, đóng góp của phụ huynh. Ngoài ra, họ phải có mặt thường xuyên trong các hoạt động nhà trường và trực tiếp tham gia một số công việc trong lớp như họp ban phụ huynh, kiểm tra bữa ăn, giấc ngủ của học sinh, đi ngoại khóa cùng các con… Tuy vậy, để BPH mỗi lớp hoàn thành trọng trách được giao thì sự phối hợp, giúp đỡ, thông cảm của các phụ huynh khác trong lớp đối với PBH là vô cùng cần thiết.
Quốc Hoàn
Theo ANTD
Miễn học phí cho con em tiểu thương vụ cháy TTTM Hải Dương
Chiều 15-9, UBND tỉnh Hải Dương đã có cuộc họp khẩn cấp và quyết định sẽ trích ngân sách trợ cấp đột xuất cho mỗi hộ gia đình bị thiệt hại trong vụ cháy TTTM sáng cùng ngày 10 triệu đồng; đồng thời miễn học phí và 100% các khoản đóng khác đối với con của họ trong 2 năm học phổ thông 2013-2014 và 2014-2015.
Với các em đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ 3 triệu đồng/ học sinh, sinh viên.
Thư Kỳ
Theo ANTD
Hơn 42 tỷ đồng cho y tế học đường Theo BHXH Hà Nội, năm học 2012-2013, toàn thành phố có 1.742 trường học các cấp với trên 1,23 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT, trong đó khối các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề có trên 400.000 sinh viên tham gia. BHXH cũng đã phát hành gần 420.000 thẻ BHYT cho sinh viên cũng như trích kinh phí trên...