‘Phục sinh’ thành công mắt người sau khi tử vong
Các nhà khoa học đã nhanh chóng khôi phục lại sự sống của các tế bào cảm quang trong mắt người chết, mang đến đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ và thị lực ở người.
Đôi mắt có thể được “ phục sinh” CHỤP TỪ UNILAD
Nhằm hiểu rõ cách thức tế bào thần kinh chết vì thiếu oxy, đội ngũ chuyên gia Đại học Utah và Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) tiến hành đo đạc hoạt động của tế bào võng mạc ở chuột và người sau khi tử vong, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
Và các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện chỉ cần tác động đến môi trường của mô tế bào, họ đã có thể khôi phục được năng lực của chúng trong vòng 5 giờ kể từ khi đối tượng tử vong.
Video đang HOT
Khi dùng ánh sáng kích thích mắt, võng mạc của người chết vẫn phát ra các tín hiệu điện tử cụ thể, gọi là sóng-b. Ở người còn sống, sự xuất hiện của sóng-b cho thấy diễn ra liên lạc giữa các lớp của tế bào điểm vàng, cho phép con người có thể thấy được.
Đây là lần đầu tiên mắt người chết xuất hiện phản ứng theo kiểu này. Điều đó khiến một số chuyên gia đặt câu hỏi về bản chất không thể đảo ngược cái chết trong hệ thần kinh trung ương.
“Chúng tôi đã có thể thức tỉnh các tế bào cảm quang ở điểm vàng của mắt người, cũng là phần võng mạc chịu trách nhiệm về năng lực thị giác và năng lực nhìn thấy những chi tiết, màu sắc cụ thể”, theo nhà khoa học Fatima Abbas của Đại học Utah.
“Đối với những đôi mắt được tiếp nhận từ người hiến tối đa 5 giờ sau thời điểm tử vong, các tế bào đã phản ứng với ánh sáng màu, ánh sáng chói, và thậm chí cả những tia sáng rất mờ”, bà Abbas cho biết.
Nói tóm lại, nghiên cứu của chuyên gia Abbas và đồng sự chứng minh được các tế bào bên trong mắt người chết có thể trao đổi với nhau như chúng thường làm khi còn sống.
Đội ngũ chuyên gia hy vọng kết quả nghiên cứu cho phép tiến tới phát triển các liệu pháp điều trị nhằm cải thiện thị lực và tiếp nhận ánh sáng ở mắt bị các vấn đề về điểm vàng, như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Phát hiện một loại tế bào thần kinh mới trong võng mạc
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loại tế bào thần kinh mới trong võng mạc của động vật có vú.
Khám phá này đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nỗ lực nghiên cứu sâu hơn về hệ thần kinh trung ương.
Hệ thống thần kinh trung ương có một cung phản xạ phức tạp gồm các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau để truyền thông tin về cảm giác và vận động. Trong đó, tế bào thần kinh trung gian đóng vai trò là trung gian trong chuỗi truyền thông tin, theo trang Medical Xpress hôm 1.11.
Theo Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Ninh Điền, nhà khoa học tại Trung tâm về mắt John A.Moran thuộc Đại học Utah (Mỹ), dẫn đầu đã xác định được một loại tế bào thần kinh trung gian mới trong võng mạc của động vật có vú.
Ông Ninh cho biết: "Dựa trên hình thái, đặc tính sinh học và di truyền, tế bào mới này không tương thích với 5 lớp tế bào thần kinh võng mạc đã được xác định cách đây hơn 100 năm. Vì vậy, nó có thể thuộc một lớp tế bào thần kinh võng mạc mới".
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho khám phá của họ là tế bào Campana theo hình dạng của nó - giống như một chiếc chuông tay. Tế bào Campana chuyển tiếp tín hiệu thị giác từ cả hai loại tế bào cảm quang trong võng mạc là tế bào que (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn vào ban đêm) và tế bào hình nón (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn vào ban ngày).
Ông Ninh nói: "Trong não, các tế bào hoạt động liên tục sau kích thích được cho là có liên quan đến trí nhớ và học tập. Vì các tế bào Campana có đặc điểm hành vi tương tự, chúng tôi giả thuyết rằng chúng có thể đóng vai trò tạo ra "ký ức" tạm thời về một kích thích gần".
Đã mắc COVID-19 thì không bị cảm lạnh? Trước đó đã mắc COVID-19 thì liệu có thể bị cảm lạnh nữa không? Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở thành phố La Jolla, bang California (Mỹ) cho biết, vì các loại virus trong họ corona có các protein gai tương đối giống nhau, nên các kháng thể của hệ miễn dịch chống lại protein gai của một loại...