Phúc Nguyễn với dự án Trung tâm hỗ trợ phục hồi kháng ung thư
Gần 20 năm làm quản trị chiến lược cho các công ty, tập đoàn lớn, được gắn với biệt danh “ Phúc chiến lược”, Phúc Nguyễn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, thực hiện nhiều dự án: “Vì sức khỏe hàng triệu người Việt”.
Ông Phúc Nguyễn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phúc Nguyễn
Từ hiệu quả của máy tạo nước Watapy
Năm 2009, cha của Nguyễn Hồng Phúc (Phúc Nguyễn) – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Nguyễn bị ung thư trực tràng, sau khi hóa trị lần thứ hai thì phát hiện đã di căn sang thận, sức khỏe gần như suy kiệt.
Trong quá trình tìm cách chữa bệnh ung thư trực tràng cho cha, ông đã biết đến một sản phẩm là nước ion kiềm tươi OH-, được tạo ra từ một loại máy của Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhưng giá rất đắt.
“Sau thời gian sử dụng loại nước này, kết hợp với dưỡng sinh, ăn uống thực phẩm sạch, bệnh của cha tôi đã cải thiện. Từ đó tôi đã lên ý tưởng tìm nhà sản xuất để có thể phổ biến loại máy hữu dụng này cho nhiều người Việt Nam cùng được sử dụng”, ông Phúc Nguyễn chia sẻ.
Theo tìm hiểu đươc biết, ở Hàn Quốc cũng có đơn vị nắm công nghệ tương tự như máy của Nhật Bản, nhưng giá thành rẻ hơn, chỉ 37 triệu đồng/máy, rẻ hơn 1/3 so với giá máy của Nhật và có thể làm OEM (đặt hàng cho nhà sản xuất nhưng mang thương hiệu của mình), Phúc Nguyễn lấy tên thương hiệu là Alkaline, nhưng đã bị người khác đăng ký bảo hộ cho sản phẩm nước đóng chai nên ông chọn lại thương hiệu mới là Watapy.
Máy tạo nước Watapy của Phúc Nguyễn hiện nay đã đưa vào các bệnh viện phục vụ bệnh nhân và mở rộng hệ thống văn phòng ra khắp ba miền Bắc – Trung – Nam cùng hệ thống phân phối trên 20 đại lý khắp các tỉnh thành. Chỉ sau một năm, gần 1.000 máy tạo nước ion kiềm tươi OH- đã được bán ra, thậm chí khách hàng nước ngoài như Úc, Mỹ, Pháp và người Việt ở nước ngoài… cũng tin tưởng đặt mua.
Theo các chuyên gia y tế, để phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư thì bên cạnh hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc sử dụng nguồn nước sạch mang tính kiềm (nước Ion kiềm tươi) là một liệu pháp khá hiệu quả.
Thực chất, loại nước này được tạo ra từ quá trình điện phân và không dùng bất kì một hóa chất nào để tạo độ pH cao, nên ngoài việc hạn chế tế bào ung thư phát triển, nó còn có tác dụng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều bệnh khác. Điều đó đã được chứng minh tại Nhật Bản – “cha đẻ” của máy Kangen tạo nước Ion kiềm tươi.
Đến dự án Trung tâm Hỗ trợ phục hồi kháng ung thư
Từ hiệu ứng của máy lọc nước Watapy, Phúc Nguyễn tiếp tục với dự án mới, đầu tư xây dựng Trung tâm Hỗ trợ phục hồi kháng ung thư, tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa với diện tích khoảng 2 ha, tổng số tiền đầu tư trên 100 tỷ đồng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi dự án Trung tâm Hỗ trợ phục hồi kháng ung thư cam kết phục hồi trong 120 ngày cho bệnh nhân ung thư đã di căn.
Ông Phúc Nguyễn giải thích: “Khi đưa ra dự án trung tâm với 120 ngày phục hồi khả năng kháng thể để chống lại ung thư cho bệnh nhân ung thư giai đoạn ba đã di căn, tôi hoàn toàn có căn cứ, cơ sở về những lý luận khoa học, vì có đến hơn 5 năm tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều tài liệu y khoa, khoa học và công trình đã được công bố của các tiến sĩ, bác sĩ trên thế giới trong ngành Tây y và Đông y về lĩnh vực này”.
Video đang HOT
“Qua các tài liệu khoa học của Đông, Tây y thì trung bình sau 120 ngày, mỗi một tế bào máu sẽ vỡ ra, nhờ vậy, máu được thanh lọc và thay thế tế bào mới. Vì vậy, tôi đưa ra liệu trình phục hồi trong 120 ngày. Trong tài liệu của TS-BS Otto Henrich Warburg- từng đoạt giải Nobel năm 1931 khi nghiên cứu tế bào ung thư đã cho rằng: Độ PH của cơ thể bình thường, có hệ miễn dịch tốt và khỏe sẽ nằm từ mức 6.6-7.2 , còn người thường xuyên bị bệnh sẽ có độ PH dưới 6. Và người có độ PH dưới 5.5 là người bị ung thư. Ông cũng cho rằng: Tế bào ung thư sống trong môi trường axit, tế bào khỏe mạnh sẽ mang tính kiềm. Khi nâng độ kiềm của cơ thể lên thì tự động tế bào ung thư bị chết đi”, ông Phúc Nguyễn tiếp tục lý giải.
Một nghiên cứu khác của TS-BS Theodore A Baroody, tác giả cuốn sách: “Kiềm hóa hay là chết” xuất bản năm 2002 cũng cho rằng: “Bất cứ sự căng thẳng nào trong tâm trí hoặc cơ thể có thể sinh ra nhiều axit thặng dư. Ngay cả căng thẳng nhẹ cũng có thể gây ra phản ứng tạo ít hoặc nhiều axit và bệnh tật đến từ một nguyên nhân: tế bào mang quá nhiều axit và chất thải trong cơ thể” …
Dựa trên các nghiên cứu khoa học này, Trung tâm đưa ra phác đồ điều trị bằng việc ứng dụng y học Tây y hiện đại kết hợp môi trường không khí thanh lọc, không ô nhiễm, sử dụng thực phẩm dinh dưỡng sạch, nguồn nước ion kiềm tươi giúp tăng khả năng chống oxy hóa, đào thải các cặn axit dư, cân bằng axit, kiềm trong cơ thể, phối hợp với cơ chế vận động và tập luyện theo phương pháp dưỡng sinh tự nhiên, cộng với chế độ chăm sóc tận tình, khoa học, đặc biệt là liệu thuốc tinh thần đầy tình yêu thương của các chuyên viên y tế của Trung tâm. Về phía người bệnh cũng phải tin tưởng, hợp tác và kiên trì, nhất định sẽ có kết quả tốt nhất.
Để tạo niềm tin khi dự án còn quá mới, ông Phúc Nguyễn nói: “Tôi không bao giờ cho khách hàng cái tôi có, mà dẫn dắt họ đi tìm cái họ cần và trong hành trình này, tôi sẽ đóng vai trò là người truyền cảm hứng. Cụ thể, trong 120 ngày tại Trung tâm, tôi sẽ sống cùng bệnh nhân, gần gũi, chia sẻ và theo dõi quá trình thay đổi của họ. Khác với một bác sĩ điều trị, chỉ nói những điều bác sĩ biết chứ không cần hiểu bệnh nhân cần gì.
Trung tâm của tôi đang đem đến một dự án nhân văn cho người bệnh, chứ không đơn thuần chỉ là nơi điều trị phục hồi. Tính nhân văn đó chính là gieo niềm tin cho bệnh nhân- những người ở giai đoạn di căn sự lạc quan, hy vọng vẫn còn con đường sống. Muốn vậy, phải đồng hành, thấu hiểu, truyền cho họ cảm hứng sống và suy nghĩ tích cực, tin vào ngày mai sẽ tốt hơn. Liều thuốc tinh thần đó sẽ giúp họ có thêm ý chí tích cực để vượt qua căn bệnh và mau bình phục”.
Song hành Trung tâm Hỗ trợ phục hồi kháng ung thư, Phúc Nguyễn còn triển khai dự án sinh thái. “Không chỉ mang lại môi trường xanh, trong lành cho cộng đồng, dự án này còn khuyến khích nông dân trồng rau sạch, không phải để bán mà để cải tạo lại nguồn đất, cấu trúc lại hệ thống trồng rau sạch.
Cụ thể, chúng tôi giao công nghệ và cam kết bao tiêu hết sản phẩm, ứng trước 50% giá trị bao tiêu cho nông dân yên tâm đi theo mình, sau đó mua sản phẩm và bán với giá bình ổn cho người dân, nhất là cung ứng cho Trung tâm kháng ung thư và các bệnh nhân sau 120 ngày bình phục vẫn phải duy trì chế độ ăn uống sạch và sinh hoạt lành mạnh.
Song song đó, dự án cũng sẽ cung cấp rau cho các quán cơm chay tùy tâm, dự định mỗi tỉnh sẽ có một quán, người có tiền thì tùy tâm, người không tiền cũng vào ăn được, đồng thời khuyến khích nông dân trồng dược liệu để vừa bảo tồn cây cỏ quý của Việt Nam vừa có phục hồi kháng ung thư”, ông Phúc Nguyễn cho biết thêm.
Trước nguyện vọng cần có nhiều nhà đầu tư cùng chung tay phát triển dự án Trung tâm này, Công ty Dragon Land đã làm đơn vị kết nối, kêu gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn cho dự án và “hiện nay, đã có nhiều Quỹ đầu tư đến trao đổi, tìm hiểu để song hành với dự án”, ông Phúc Nguyễn tiết lộ.
Minh Hùng
Theo baophapluat
Cả trường 10 năm đỡ đần anh em thầy giáo mồ côi
10 năm ròng rã chống chọi bệnh tật của anh em thầy giáo mồ côi Truyền Luân - Truyền Nhân, thầy cô Trường tiểu học Quảng Phú 2 và phụ huynh luôn cận kề 'tiếp sức'...
Nụ cười của thầy Luân luôn có sự thầm lặng phía sau của các giáo viên đầy tử tế - Ảnh: TRẦN MAI
Giây phút đôi mắt của anh Trần Truyền Nhân (32 tuổi, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) được hiến cho người khác, ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, ngoài người em Trần Truyền Luân còn có những giáo viên Trường tiểu học Quảng Phú 2 (phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi). Họ đã bên cạnh Luân mãi đến khi tro cốt anh Nhân hòa vào sông Trà Khúc và cả lúc này.
Và đằng sau hành trình 10 năm ròng rã chống chọi bệnh tật của anh em mồ côi Nhân - Luân luôn có sự hiện diện của tập thể giáo viên Trường tiểu học Quảng Phú 2. Dưới mái trường này chứa đựng những câu chuyện quá ân tình và tử tế, ít người biết đến.
"Trường tiểu học Quảng Phú 2 là một tập thể đoàn kết và tử tế. Chính việc làm của các thầy cô khiến phụ huynh đoàn kết theo. Tôi chưa bao giờ xem Luân chỉ là thầy của các con, đó là người em như ruột thịt."
Chị TRẦN THỊ TRUNG THU (một phụ huynh học sinh)
Gầm cầu thang ân tình
Lo đám tang cho anh Nhân xong, cô Nguyễn Thị Minh Thu, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Phú 2, trở về trường ổn định lại công tác giảng dạy. Những ai có tiết buổi chiều, buổi sáng vượt 10km lên nhà để thầy giáo Luân đỡ hiu quạnh. "Tối nay sẽ có nhóm thầy cô khác lên với Luân, chúng tôi sẽ đồng hành với đồng nghiệp qua thời khắc khó khăn này" - cô Thu tâm tình.
Kể về anh em Nhân - Luân, cô Thu bất chợt rơm rớm nước mắt. Chỉ tay về góc cầu thang cạnh phòng phó hiệu trưởng, cô Thu bảo: "Anh em Nhân và Luân từng ở đó hai năm". Đó là vào năm 2015, mẹ Luân qua đời sau hai năm chống chọi ung thư.
Mẹ mất, Luân gánh khoản nợ mấy trăm triệu đồng. Đồng lương giáo viên chưa đến ba triệu đồng, Luân vẫn phải thuê phòng trọ dưới phố tiện cho anh Nhân điều trị. Luân ngoài giờ dạy phải đi múa đám cưới, hội nghị và cả những công việc bốc vác để có thêm tiền chữa bệnh cho anh và trả bớt nợ nần.
Người đồng nghiệp trẻ sống trọn lòng hiếu thảo và tình anh em khiến các thầy cô thương yêu. Thế là trong một cuộc họp, ban giám hiệu đi đến một quyết định chưa từng có: "Lấy gầm cầu thang trường làm chỗ ở cho anh em Luân để đỡ chi phí thuê trọ và giao cho đồng nghiệp công việc làm bảo vệ trường vào buổi tối kiếm thêm 1,2 triệu đồng/tháng. Hôm nào Luân đi làm buổi tối, Nhân thay em ngồi trước vọng gác nơi cổng trường trông coi và chờ em về" - cô Thu nhớ lại. Tập thể giáo viên hoàn toàn nhất trí với phương án đưa ra.
Dù rất xót xa, nhưng trường chẳng kiếm đâu ra phòng cho hai anh em ở ngoài cái gầm cầu thang nhỏ bé ấy. Mỗi ngày, thầy cô thấy Nhân và Luân cười, hạnh phúc ngập tràn ở ngôi trường nơi ngoại ô thành phố.
Anh Nhân và Luân ở gầm cầu thang đó hai năm. Chừng ấy thời gian, buổi trưa khi học trò ăn xong, phần còn lại của nhà ăn bán trú hai anh em ăn. Còn buổi tối, các thầy cô nấu ăn rồi mang đến, hoặc gọi hai anh em về nhà mình ăn cùng cho ấm cúng.
Cuối năm 2016, bệnh tình anh Nhân trở nặng, phải đi bệnh viện liên tục. Lúc đó ban giám hiệu thấy Nhân và Luân không thể ở trường vào buổi tối thường xuyên, chẳng may mất đồ sẽ thêm khổ. Thế là hai anh em ra ngoài thuê trọ.
Những năm 2016, 2017, khó khăn bủa vây hai anh em khi anh Nhân liên tục nhập viện cấp cứu. Nhà trường phải tính toán giáo viên dạy thay môn thể dục cho Luân mỗi lần người thầy này bỏ tiết đột ngột lao vào viện cấp cứu anh mình.
Cô Thu bảo biết vậy là sai, thậm chí trường bị kỷ luật, nhưng không lẽ ký hợp đồng với giáo viên mới, còn thầy Luân nghỉ việc không lương thì tiền đâu mà chăm anh. Những năm đó, lần nào Nhân vào viện cấp cứu, chẳng ai bảo ai, cả trường tự góp tiền và cử người xuống viện chăm Nhân để Luân chợp mắt.
Khi bệnh nặng quá, cần khoản tiền nhiều thì thầy cô kêu gọi cộng đồng góp. "Phụ huynh cũng rất tuyệt vời, nhà trường chưa khi nào kêu gọi, nhưng trong số tiền góp cho anh em thầy Luân lúc khó khăn nhất luôn có phụ huynh đồng hành" - cô Thu tâm sự.
Chia nhau lo tang lễ
Tập thể giáo viên Trường tiểu học Quảng Phú 2 đều là "chủ nợ" của Luân. Nhưng hỏi đã cho Luân mượn bao nhiêu tiền thì chẳng ai nhớ. Cô Trương Thị Đông cười tươi khi nói về "con nợ": "10 năm qua, thấy thầy Luân cần là góp lại đưa, hoặc đưa với tư cách cá nhân. Chúng tôi yêu thương đồng nghiệp của mình, nói vui vậy thôi, ai mà nhớ làm gì. Chúng tôi chỉ mong thầy Luân bớt khổ, chẳng ai nghĩ đó là nợ".
Thậm chí đêm 22-9, khi Luân phải đưa anh Nhân ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu, các thầy cô biết Luân không có tiền. Vậy là cô Trần Thị Phúc ngay lập tức có mặt tại Đà Nẵng. Cả đêm hôm ấy, đóng xong viện phí cô Phúc chẳng thể ngủ được, phần vì lo sức khỏe của Nhân, phần lo giữ "balô tiền" sợ kẻ gian lấy.
Lúc biết anh Nhân không qua khỏi, thầy cô ở trường chia nhau ra Đà Nẵng bên cạnh đồng nghiệp. Trong giờ phút hiến giác mạc và tất cả chi phí điều trị, chuẩn bị tang lễ, hỏa thiêu, cán bộ trường đứng ra lo hết.
Ở quê nhà Quảng Ngãi, nhóm giáo viên khác lên nhà Luân dọn dẹp, mua tất cả vật dụng cần thiết cho mâm cúng chuẩn bị đón tro cốt.
"Nhà Luân quá lâu không có người ở, nên chúng tôi gần như phải dọn dẹp từ ngoài vườn vào nhà. Ngôi nhà trống trơn, giáo viên và các bạn của Luân, Nhân lo sắm xoong nồi, chén bát, bàn thờ... Người đi chợ, người nấu nướng và đón tiếp người đến viếng" - cô Trần Thị Kim Loan tâm tình.
Trong đám tang, nhiều phụ huynh gần như túc trực 24/24 giờ tại nhà thầy giáo Luân.
Còn với Luân, khoảng lặng sau tang lễ dần hiện diện. Khi bằng hữu đến viếng lần lượt trở về cuộc sống thường nhật, anh trơ trọi trong nỗi buồn. Mất đi người thân cuối cùng, điều chẳng dễ dàng vượt qua. May cho Luân khi những đồng nghiệp quá đỗi tuyệt vời vẫn hiện diện bất kể sáng lên, đêm xuống.
"Không chỉ hôm nay, 10 năm qua tôi và anh Nhân nhận của các thầy cô quá nhiều sự hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần. Tình nghĩa này, anh Nhân hiến đôi mắt mình như lời cảm tạ. Còn tôi, cả đời còn lại cũng chẳng thể lấy gì đáp đền được. Anh em tôi mang ơn thầy cô và mãi mãi ghi nhớ" - thầy Luân chia sẻ.
Nhìn nụ cười biết đói no, thiếu đủ
Cô Nguyễn Thị Minh Thu và các giáo viên nói vui rằng chỉ cần nhìn nụ cười của Luân là biết đói no, thiếu đủ. Dù Luân luôn cười và kiên cường, chưa bao giờ than vãn số phận, nhưng thầy cô có thể phân biệt hôm đó thầy Luân có ổn không chỉ qua nụ cười.
"Hôm nào chưa ăn sáng hoặc thức khuya, thầy Luân nói cười rất thiếu năng lượng, mặt hốc hác hẳn. Hỏi thì Luân chối ngay. Chúng tôi mua đồ ăn ép ăn, lúc đó Luân mới thú nhận cả tuần qua lo thuốc thang cho anh Nhân, tiền vơi đi nhiều, Luân phải giữ số tiền còn lại mua thức ăn cho anh, còn bản thân thì nhịn. Giáo viên trong trường còn phải canh Luân hết tiền là góp lại buộc nhận" - cô Thu cười hiền.
Theo tuoitre
Lấy lại sự lạc quan cho nữ bệnh nhân ung thư di căn muốn tự tử Bị bệnh tật trong thời gian dài, người phụ nữ 37 tuổi đã có ý định tự tử vì cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, không giúp được gì cho chồng con. Bệnh nhân nhập viện vào khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, sau khi đã được phẫu thuật, hóa trị và...