Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn
Sau hạn mặn nhà vườn phải cần quan tâm các yếu tố quan trọng như: Rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ bộ lá phát triển, hoàn thiện bộ rễ và bộ lá.
Nhà vườn cần rửa mặn, phục hồi bộ rễ cây trồng, hỗ trợ bộ lá phát triển. Ảnh: Ngọc Trinh.
Hiện nay, tình hình hạn, mặn ở một số địa phương của vùng ĐBSCL không còn gay gắt như trước, các đợt mưa chuyển từ mùa khô sang mùa mưa đã xuất hiện nhiều nơi, người dân đang bắt tay vào việc khôi phục vườn cây ăn trái.
Ông Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam cho biết, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, mùa khô năm 2019-2020, tổng diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL bị ảnh hưởng hạn, mặn khoảng 130.000ha bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng.
Cụ thể, Tiền Giang 28.360ha, Bến Tre 12.35 ha, Long An 12.900ha, Trà vinh 12.350ha, Vĩnh Long 8.580 ha, Sóc Trăng 13.650ha…
Các chủng loại cây ăn trái bị ảnh hưởng là xoài, chuối, thanh long, dứa, cây có múi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít, vú sữa…trong đó, các cây ăn quả thuộc nhóm mẫn cảm với mặn (chịu mặn kém) bị thiệt hại nhiều nhất.
Sầu riêng là chủng loại cây ăn trái đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích tăng mạnh trong vài năm gần đây với gần 50.000 ha và trồng nhiều ở các tỉnh ĐBSCL như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP. Cần Thơ… Sầu riêng được xếp vào nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn dưới 1 phần nghìn, đồng thời cũng là cây chịu hạn kém).
Chính vì vậy đợt hạn, mặn kéo dài từ đầu tháng 12/2019 đến nay đã làm nhiều vườn sầu riêng bị thiệt hại nặng nề về năng suất và sinh trưởng, phát triển của cây, biểu hiện qua cháy lá, rụng lá, rụng hoa, dẫn đến cây sầu riêng bị suy kiệt.
Hiện nay, nông dân trồng sầu riêng gặp nhiều khó khăn để khôi phục vườn cây. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, lượng mưa còn quá ít, không đủ để rửa mặn nên người nông dân cần chú ý khi chưa đủ nguồn nước ngọt để rửa mặn thì không tưới nước cho cây và đồng thời chọn sử dụng phân bón hợp lý để phục hồi vườn cây ăn trái.
Video đang HOT
Từ bài học kinh nghiệm của đợt hạn mặn năm 2015-2016 đã được rút ra ở nhiều nông dân trồng sầu riêng tại ĐBSCL, Công ty Behn Meyer xin chia sẻ lại những kinh nghiệm sau:
ĐBSCL đang bước vào mùa mưa, người dân đang bắt tay vào việc khôi phục vườn cây ăn trái. Ảnh: Ngọc Trinh.
Thực hiện tưới ngọt cho đất liên tục từ 3-5 ngày (ngày tưới 2-3 lần, mỗi lần tưới từ 15-20 phút, tưới bằng béc phun) để giúp rửa trôi muối tích tụ trong đất. Sau đó tiến hành bón vôi 1kg/cây, tưới nước sạch để vôi tan trong đất, việc bón vôi nhằm để các Ion Natri (Na ) ra khỏi keo đất.
Phục hồi bộ rễ
Để phục hồi bộ rễ cho cây, sau khi hạn mặn đi qua, trời bắt đầu có mưa. Thời điểm này nhà vườn trước mắt là cần cải thiện cấu trúc của đất có độ dinh dưỡng để bộ rễ của cây nhanh phục hồi để hút dinh dưỡng. Để giúp tăng cường dinh dưỡng phân hữu cơ trong đất, bà con nông dân cần bón Growel 3-3-3.
Trong Growel 3-3-3 có hàm lượng hữu cơ hữu dụng cao, dễ dàng chuyển hóa dạng mùn. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ đặc biệt của Công ty Behn Meyer, nên hữu cơ cung cấp từ từ cho cây trồng sử dụng rất tốt.
Hỗ trợ bộ lá
Khi bộ rễ đã được cải tạo, khoảng 15-20 ngày sau khi sử dụng phân bón, bà con nông dân tiếp tục bón các dòng phân phức hợp của Công ty Behn Meyer như: Entec 20-10-10 3S hoặc Entec 24-8-7 2S tỷ lệ 80% và Novatec Premium tỷ lệ 20%.
Với công nghệ tích hợp bên trong mỗi hạt phân giúp hoạt hóa tiến trình sinh học bên trong cây nên giúp bộ rễ phát triển mạnh, đọt mập, chồi to, lá xanh, dày…từ các yếu tố đó giúp cây nhanh chóng phục hồi nhanh khỏe.
Hoàn thiện bộ rễ và bộ lá
Hỗ trợ dinh dưỡng qua lá với các chế phẩm Basfoliar Kelp chứa Amio acid, auxin kích hoạt bộ rễ phát triển mạnh Fetrilion Combi hỗ trợ cây tăng cường quang hợp, kích hoạt các tiến trình sinh học bên trong cây .
Nông dân miền Tây chăm vườn cây ăn trái sau hạn mặn
Sau hạn mặn, hàng ngàn ha vườn cây ăn trái ở các tỉnh ĐBSCL thiệt hại nặng nề. Chính quyền và nông dân các vùng này đang nỗ lực khôi phục vườn để ổn định sản xuất và xuất khẩu.
Đưa chúng tôi đi xem vườn sầu riêng với 40 gốc, anh Đặng Trọng Bình (xã Tân Phong, Cai Lậy, Tiền Giang) than thở, hạn mặn đã "cướp" của anh 15 gốc. Giờ anh phải đốn những cây chết và trồng dặm cây con. "Phải mất 6 -7 năm nữa cây mới bói trái" - anh cho hay.
Tổn thất nặng nề
Hiện, tỉnh Tiền Giang có hơn 13.500ha trồng sầu riêng, chiếm hơn 14% tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh, với sản lượng hơn 277.000 tấn/năm. Sau hạn, mặn mùa khô năm 2020, nhiều vườn sầu riêng tại các huyện Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy đã bị thiệt hại nặng nề. Nhiều vườn sầu riêng chết trắng. Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê sơ bộ, các địa phương đã ghi nhận gần 4.800ha sầu riêng bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Hồng Tâm (ấp 2, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy), một nông dân trồng 5 công sầu riêng cho biết, khoảng 50% cây trong vườn đã bị suy kiệt, rụng lá. "Để giúp cây phục hồi, những ngày qua, tôi đã tập trung xử lý kích thích bộ rễ, phun xịt thuốc trên bộ lá, nhưng tôi nghĩ khả năng cây phục hồi là rất thấp và nếu có gượng nổi thì năng suất của cây cũng chẳng còn bao nhiêu" - ông Tâm thổ lộ.
Anh Lưu Khánh Cường (xã Lương Hòa, Bến Lức, Long An) đang chăm sóc những cây chanh sau hạn mặn. ảnh: Trần Cửu Long
Theo lãnh đạo UBND xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), thống kê cho thấy toàn xã có hơn 150ha sầu riêng bị thiệt hại do hạn, mặn. Những ngày gần đây, một số diện tích sầu riêng tiếp tục chết rải rác. Xã đang tiếp tục thống kê thiệt hại.
Trong khi đó, tại vùng chanh không hạt xuất khẩu ở Bến Lức (Long An), theo Phòng NNPTNT huyện, có khoảng 4.000ha cây trồng bị thiếu nước tưới bởi hạn mặn, chủ yếu là những vườn chanh không hạt. Hiện Bến Lức có khoảng 7.000ha trồng chanh.
Theo TS Võ Hữu - Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện giới thiệu quy trình phục hồi vườn sầu riêng tùy theo tình hình thực tế. Trước mắt, nông dân phải rửa mặn cho đất kết hợp với bón vôi để đẩy natri ra khỏi đất...
Anh Lưu Khánh Cường (xã Lương Hòa, Bến Lức) - nông dân trồng 3ha chanh cho biết, sau hạn mặn vườn chanh xơ xác, rụng lá, nhiều cây chỉ còn trơ cành, khiến anh phải đốn bỏ để trồng lại cây khác.
"Tôi đang tích cực bón phân và tưới thúc cho cây, nhưng chắc chắn nhiều cây sẽ không còn khả năng phục hồi vì kiệt sức" - anh than thở.
Cùng nông dân giải cứu vườn cây
Theo Phòng NNPTNT huyện Bến Lức, huyện này đang tổ chức các đoàn kiểm tra, thẩm định hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại do hạn mặn. Hiện, có hơn 2.000 hộ dân trên địa bàn các xã đã nộp hồ sơ, với tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại khoảng 2.372ha, chủ yếu là cây chanh.
Sau khi kiểm tra, thẩm định thực tế tại các địa phương, Phòng NNPTNT huyện sẽ hoàn thành hồ sơ gửi về tỉnh đề nghị hỗ trợ trước ngày 15/7/2020. Theo quy định, mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/ha đối với cây trồng bị thiệt hại 30 - 70% và 4 triệu đồng/ha nếu bị thiệt hại từ 70% trở lên.
Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cũng cho biết, tỉnh đã có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê các diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn, mặn để hỗ trợ người dân theo đúng quy định.
Sở NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với địa phương khẩn trương hướng dẫn nông dân thực hiện hiệu quả các kỹ thuật cải tạo đất phục hồi cây sầu riêng sau hạn, mặn bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn kinh phí khác nhau.
Sầu riêng mất chất lượng do hạn mặn, nhiều nhà vườn ở miền Tây lao đao Xuất khẩu gặp khó do COVID-19 trong khi hạn mặn kéo dài khiến chất lượng sầu riêng kém, giá bán giảm sâu khiến nhiều nhà vườn lao đao. Ngày 21/5, ông Đỗ Quốc Khánh - Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, qua thống kê sơ bộ, đã có khoảng 100ha trong tổng số hơn 1500ha...