Phục hồi sản xuất công nghiệp theo các nhóm ‘nguy cơ’
Nhiều địa phương đã phân loại doanh nghiệp theo 3 nhóm nguy cơ là: ít nguy cơ, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình, để ứng phó, thích nghi, nối lại chuỗi sản xuất.
Phục hồi sản xuất công nghiệp theo các nhóm ‘nguy cơ’.
Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 đã trong tầm kiểm soát nhưng vẫn chưa hết nguy cơ, các địa phương đã triển khai nhiều kịch bản để ứng phó, thích nghi, nối lại chuỗi sản xuất, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho người dân.
Ngoài phương án sản xuất tại 3 tại chỗ, doanh nghiệp đã triển khai phương án cho người lao động đi về hàng ngày với điều kiện đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.
Các địa phương cũng đã phân loại nhóm doanh nghiệp theo các hướng ít nguy cơ, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình.
Tại tỉnh Đồng Nai, theo đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 3.328 doanh nghiệp thuộc nhóm ít nguy cơ, 695 doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ thấp và 49 doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ trung bình.
Video đang HOT
Tỉnh cũng đã chia ra 2 đối tượng doanh nghiệp gồm trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp.
Theo thống kê, tại các khu công nghiệp, có 429 doanh nghiệp thực hiện cùng lúc phương án “3 tại chỗ” và đi về hàng ngày với tổng số lao động là 108.302 người. Trong đó đang lưu trú là 40.851 người và đi về hàng ngày là 67.451 người.
Cùng với đó, 1.146 doanh nghiệp thực hiện phương án đi về hàng ngày, không áp dụng phương án 3 tại chỗ, với với tổng số lao động đi về hàng ngày là 376.682 người. Lũy kế đến sáng ngày 28/10, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp đạt tỷ lệ 92% với tổng số lao động đang làm việc đạt tỷ lệ 81%.
Tỉnh cũng đang ghi nhận số dự án vẫn đang tạm ngưng hoạt động là 138 dự án và số lao động vẫn chưa quay trở lại làm việc là 118.308 người.
Tại tỉnh Long An, theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương, hiện có khoảng 6.500/13.483 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại (chiếm khoảng 48,2% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh). Tuy nhiên, trên thực tế sau khi UBND tỉnh ban hành KH 3222/KH-UBND thì đa số các doanh nghiệp (khoảng 80%) trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại nhưng chưa kịp thời gửi phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh về cơ quan quản lý.
Trong đó, có 2.473 doanh nghiệp sản xuất trở lại hoạt động với 210.714 lao động (bao gồm số doanh nghiệp đăng ký hoạt động 3 tại chỗ trước đây, doanh nghiệp được thẩm định phương án phục hồi sản xuất theo Kế hoạch 2962/KH-UBND và số doanh nghiệp có đăng ký phương án phục hồi sản xuất mới theo KH 3222/KH-UBND).
Ngoài ra, có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu với khoảng 57.800 lao động, sau khi tỉnh áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh thì hầu hết các doanh nghiệp này cũng đã hoạt động trở lại.
Tại các khu công nghiệp Bình Dương, tính đến ngày 28/10, đã có 1.968 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt trên 96%.
Số lượng lao động trở lại làm việc trong các công ty là gần 373.000 người, đạt 76,38%. Trong đó, mô hình “3 xanh” có gần 285.000 lao động, mô hình “3 tại chỗ” có 44.211 lao động và mô hình “3 tại chỗ linh hoạt” có 43.192 người lao động.
Sau khoảng 1 tháng phục hồi sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đẩy mạnh sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2021.
Trong đó, nhiều công ty có tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt gần 100% và sản xuất khôi phục lại hoàn toàn. Hầu hết, người lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp đều đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 và đang tiến hành tiêm phủ mũi 2.
Việt Nam ở mức trung bình thấp so với giá điện bình quân của thế giới
Theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/ kWh (tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức là tương đương khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới và cũng chỉ ở mức trung bình thấp so với giá điện bình quân của thế giới.
Nhân viên EVN HANOI kiểm tra vận hành các trạm biến áp, đảm bảo điện để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
Trước đó, tháng 3/2021, trang thông tin điện tử Global Petrol Prices đã công bố định kỳ giá điện bình quân tại 147 quốc gia trên thế giới, bao gồm đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo thông tin bài viết, giá điện trung bình trên thế giới ở thời điểm tháng 3/2021 là 0,136 USD/kWh đối với khách hàng hộ gia đình và 0,124 USD/kWh đối với khách hàng là doanh nghiệp. Tại nội dung công bố này, giá điện bình quân của Việt Nam hiện đang xếp thứ 101/147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện).
Quốc gia có giá điện bình quân cao nhất thế giới là Đức với mức giá 0,372 USD/kWh. Trong thành phần giá điện của Đức có khoảng 25% là phí đấu nối lưới điện, kể cả bao gồm đo đếm và các dịch vụ kèm theo. Tỷ lệ cơ cấu nguồn điện hiện nay của nước Đức như sau: 27% gió, 24% than, 12% hạt nhân, 12% khí tự nhiên, 10% mặt trời, 9,3% sinh khối, 3,7% thủy điện.
Trong khu vực ASEAN, giá điện của Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân so với hầu hết các quốc gia trong khu vực, thậm chí giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 51% so với Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kWh). Hiện nay, trong khu vực ASEAN thì Lào là nước có giá điện thấp nhất khu vực, nhưng cần lưu ý Lào là nước có tới 70% điện năng sản xuất từ thủy điện và khoảng 25% từ nhiệt điện than.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước phát triển như: Mỹ, Anh, Trung Quốc,... do chi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao làm giá điện cũng tăng mạnh. Đối với Việt Nam, từ tháng 7/2021 trở lại đây, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.
Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 dự kiến tăng tới 16.600 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 cũng như ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao từ tháng 7 trở lại đây, nhưng trên tinh thần tích cực chia sẻ với những khó khăn của các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các cơ sở cách ly, cơ sở y tế phòng chống dịch, EVN đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện 5 đợt trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền hơn 16.950 tỷ đồng.
Hưng Yên: Cho phép một số dịch vụ được hoạt động trở lại Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn vừa cho biết, nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức các hoạt động trên địa bàn tỉnh từ ngày 16/10; trong đó, có một số dịch vụ được hoạt động trở lại. Quán cà phê tại khu đô thị Ecopark (huyện...