Phục hồi nhanh gấp 3, 4 lần VN-Index, cổ phiếu phân bón có còn “cửa” tăng?
Trong tuần qua, nhiều cổ phiếu nhóm ngành phân bón như DPM, DCM, DGC, BFC, DHB,… chứng kiến mức tăng lần lượt tới 20,5%, 24,9%, 18,3%, 15,7% và 13,3%, vượt xa mức phục hồi 5,87% của VN-Index.
Với diễn biến tích cực của hoạt động kinh doanh, giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành phân bón như DCM, DPM, DGC, BFC, DHB, PMB, LAS… đều bứt phá mạnh trong năm 2021 và quý 1/2022, trước khi sụt giảm mạnh những tuần gần đây trong bối cảnh thị trường chung có nhiều diễn biến không thuận lợi.
Đáng chú ý, trong ba phiên giảm mạnh liên tiếp (12, 13 và 16/5), VN-Index đã thủng mốc 1.200 điểm và lùi về vùng đáy ngắn hạn hơn 1 năm, một số cổ phiếu phân bón như DPM, DCM đã “ăn” ngay 3 cây sàn, trong khi DGC, BFC cũng không khá khẩm hơn là bao khi có 2 phiên giảm sàn liên tiếp.
Tuy nhiên, trong phiên 17/5 khi VN-Index tăng mạnh 56,42 điểm và hồi phục về 1.228,37 điểm, các cổ phiếu ngành phân bón cũng đồng loạt tăng trần, khởi đầu cho một tuần phục hồi ấn tượng. Khép lại tuần qua, DPM đã chứng kiến mức tăng tới 20,5%, trong khi DCM, DGC, BFC, DHB,… cũng tăng lần lượt 24,9%, 18,3%, 15,7% và 13,3%, vượt xa mức phục hồi 5,87% của VN-Index.
Lợi nhuận “khủng” đỡ giá cổ phiếu
Xét về yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu, có thể thấy, phân bón là nhóm ngành tăng trưởng tốt với kết quả kinh doanh nổi bật nhờ hưởng lợi từ giá tăng cao. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón bắt đầu tăng phi mã từ năm 2020 đến nay và đây cũng là đợt tăng giá mạnh nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.
Giá phân bón tăng chủ yếu do giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân và chi phí vận chuyển tăng cao. Đặc biệt, ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón nên nguồn cung trên thị trường thế giới khan hiếm, đẩy giá phân bón tiếp tục leo thang.
Video đang HOT
Trong bối cảnh giá phân bón thế giới lập đỉnh, nhiều doanh nghiệp phân bón của Việt Nam đã tận dụng cơ hội, đẩy mạnh việc xuất khẩu phân bón sang các thị trường như Campuchia, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc…Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu phân bón đạt khoảng 439 triệu USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ hưởng lợi từ giá bán tăng cao và hoạt động xuất khẩu thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Cà Mau (DCM), DAP-Vinachem (DDV), Hóa chất Đức Giang (DGC) đều tăng trưởng bằng lần, trong khi Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ (PSW), Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS), Phân Đạm và Hóa Chất Hà Bắc (DHB),… cũng lãi lớn.
Cụ thể, trong quý 1/2022, DPM ghi nhận doanh thu thuần 5.829 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với quý 1/2021 và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt kỷ lục 2.126 tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với cùng kỳ. Đặc biệt, trong quý 1, DPM đã trúng gói thầu xuất khẩu lớn và đã kịp xuất bán ngay trong tháng 1, ước tính thu về 1.000 – 1.100 tỷ đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận này vượt cả kế hoạch DPM đề ra cả năm 2022 là lãi sau thuế 945 tỷ đồng.
Tương tự, 3 tháng đầu năm, DCM đạt doanh thu thuần 4.074 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ và LNST cao kỷ lục, đạt 1.515 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ. Kết thúc quý 1, DCM đã hoàn thành 45% mục tiêu doanh thu và vượt xa mục tiêu về lợi nhuận.
Một số doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn khác cũng ghi nhận kết quả quý 1 khả quan như DGC đạt doanh thu thuần 3.634 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2021 và LNST đạt 1.506 tỷ đồng, gấp 5,2 lần so với cùng kỳ; DDV có lợi nhuận sau thuế đạt 136,5 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với cùng kỳ), DHB cũng ghi nhận LNST cao nhất từ khi hoạt động (868 tỷ đồng),…
Với kết quả kinh doanh tích cực, giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành phân bón đều ghi nhận mức tăng ấn tượng trong năm 2021 và quý 1/2022. Điển hình, như cổ phiếu DPM đã tăng 178% trong năm 2021 và hơn 37% trong quý 1; trong khi cổ phiếu DCM tăng 174% trong năm 2021 và 14% trong quý 1, trước khi sụt giảm mạnh những tuần gần đây trong bối cảnh thị trường chung lao dốc.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có thể giảm dần trong quý 2
Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 1, nhưng trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam lại cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp phân bón có thể chậm lại.
Tốc độ tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp phân bón đã chậm lại trong quý 1/2022
Theo KIS, tỷ suất lợi nhuận gộp toàn ngành đã đạt đỉnh mới trong quý 1/2022 tại mức 31,7%. Nếu giá phân bón có xu hướng giảm trong những tháng tiếp theo, cùng với tốc độ tăng phi mã của giá nhiên liệu do căng thẳng chính trị toàn cầu, tỷ suất LNG của ngành phân bón trong các quý tiếp theo có thể giảm sau khi đạt đỉnh trong quý 1. Dù vậy, KIS vẫn đánh giá cao ngành phân bón với những kết quả hứa hẹn sẽ đạt được trong quý 2 so với cùng kỳ 2021.
Trong quý 1, tận dụng cơ hội đến từ việc giá phân bón đang neo tại mức cao và nhu cầu trong nước đang rơi vào giai đoạn thấp điểm, các đơn vị sản xuất phân bón đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu. Tính riêng trong tháng 1/2022, sản lượng xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 370.000 tấn, kéo theo tổng sản lượng xuất khẩu cả quý lên đến 510.000 tấn, tương đương 44%/40% tổng sản lượng xuất khẩu trong 2020 và 2021.
Tuy nhiên, KIS cho rằng, từ quý 2, nước ta bước vào vụ Hè-Thu, nhu cầu phân bón nội địa được dự báo tăng cao, do đó các công ty phân bón sẽ khó lòng đẩy mạnh xuất khẩu do phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước. Mặc dù vậy, KIS cho rằng các công ty có thể phục hồi sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn từ cuối quý 3 đến đầu quý 4/2022 khi vụ Hè-Thu bước vào giai đoạn thu hoạch.
Ngoài ra, KIS cũng lưu ý về tác động của việc áp thuế xuất khẩu 5% lên mặt hàng phân bón từ Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, mức thuế 5% có thể không đáng kể đối với các đơn vị xuất khẩu, do các công ty này có thể đạt được một khoảng “hậu hĩnh” nhờ đơn giá xuất khẩu ở mức cao so với giá bán trong nước.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ phân bón nội địa tăng trong vụ Hè-Thu (diễn ra vào khoảng tháng 4 đến tháng 9 hằng năm) sắp đến có thể bù đắp phần thiếu hụt doanh thu do hạn chế xuất khẩu. Theo KIS, DPM và DCM sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế xuất khẩu trong quý 2/2022.
“Nếu không có đóng góp từ doanh thu xuất khẩu, cộng thêm tác động từ biên LNG thu hẹp, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng có thể giảm dần trong quý 2/2022 mặc dù kết quả vẫn khả quan so với cùng kỳ năm trước”, KIS nhận định.
CEO Hóa chất Đức Giang đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
Ông Đào Hữu Duy Anh, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu DGC từ 18/5 đến 16/6.
Phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn chứng khoán. Nếu mua thành công, CEO tập đoàn sẽ tăng sở hữu từ 5 triệu lên 6 triệu đơn vị, tỷ lệ 2,92% lên 3,5%.
Cha của ông Duy Anh, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT đang sở hữu 31,66 triệu cổ phiếu DGC, tương đương tỷ lệ 18,5% vốn công ty.
Cổ phiếu DGC phiên ngày 13/5 giảm sàn xuống vùng 183.400 đồng/cp, xét trong vòng 1 tháng giảm 30%.
Nguồn: TradingView
Vào giữa tháng 4, tập đoàn công bố Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 117%, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành hơn 200 triệu đơn vị. Thời gian dự kiến thực hiện trong tháng 4 và 5 sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Kết quả kinh doanh của tập đoàn rất khả quan trong quý đầu năm. Doanh thu thuần đạt 3.634 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.506,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 87% và gấp 5,4 lần cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục mới của công ty.
Công ty lý giải sản lượng và giá bán các mặt hàng photpho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón đều tăng trong quý I đã giúp doanh thu tăng. Bên cạnh đó, chi phí mua quặng apatit đầu vào được tiết giảm do công ty đã có sản lượng quặng trong 3 tháng đầu năm, trong khi cùng kỳ chưa khai thác quặng ở khai trường 25. Theo đó, giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng
SSI Research: Lượng trái phiếu bất động sản tháng 4 giảm mạnh, doanh nghiệp ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn Nếu so sánh theo quý, lượng phát hành trong quý 1 đã giảm hơn 74% so với quý 4/2021, cho thấy hoạt động trên thị trường sơ cấp đã kém sôi động hơn. Tính đến cuối tháng 4/2022, tổng khối lượng trái phiếu đã mua lại trước hạn là 24,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh minh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Danh tính 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang

Đăng thông tin sai sự thật trên mạng, người đàn ông bị phạt 6 triệu đồng

Phạt nhân viên rửa xe 5 triệu đồng do tự ý gắn đèn ưu tiên vào ô tô của khách

Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI

Bộ Công an "khởi động" điều tra lại vụ tai nạn: Gia đình bé gái nói gì?

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Sự thật clip tài xế ô tô bị cảnh sát cơ động đuổi theo vì "thông chốt cồn"

Nữ phạm nhân được đặc xá: "Tôi đã suy nghĩ nhiều về sai lầm của bản thân"

Cháy 6 ha rừng ở Gia Lai, huy động 50 người dập lửa

Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng

Hình ảnh độc quyền: Xá lợi Đức Phật đang chuẩn bị lên máy bay từ Ấn Độ đến Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Kim Soo Hyun nắm chắc phần thắng trước gia đình Kim Sae Ron, 1 động thái mà biết ngay kết quả?
Hậu trường phim
23:33:40 02/05/2025
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"
Góc tâm tình
23:18:20 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025