Phục hồi kinh tế, thách thức lớn cho Indonesia trước đại dịch Covid-19
Phục hồi kinh tế một cách phù hợp và nhanh chóng là một trong những thách thức lớn cho quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Trong cuộc họp hạn chế trực tuyến về việc xây dựng chương trình phục hồi kinh tế quốc gia và điều chỉnh ngân sách nhà nước năm 2020 ngày hôm qua, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo cho rằng, việc xây dựng một chương trình phục hồi kinh tế phù hợp và có tính khả thi là điều cần thiết để ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế trước đại dịch toàn cầu.
Tổng thống Joko Widodo tại cuộc họp. Nguồn: Setkab
Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh: “Thứ nhất, thách thức lớn nhất đối với chúng ta bây giờ là làm sao để chuẩn bị một chương trình phục hồi kinh tế phù hợp, được thực hiện nhanh chóng, làm sao để tăng trưởng kinh tế ở nước ta không bị nhấn chìm sâu hơn. Thứ hai, chương trình phục hồi kinh tế quốc gia dự định phải có khả năng mang lại lợi ích hữu hình cho người kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp đang phải trải qua thâm hụt lao động, ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt, đồng thời duy trì sức mua của công nhân và người lao động, duy trì sự ổn định lĩnh vực tài chính và bánh xe kinh tế. Chương trình phục hồi kinh tế phải được thực hiện một cách thận trọng, minh bạch, có trách nhiệm và có thể ngăn ngừa rủi ro đạo đức”.
Theo Tổng thống Joko Widodo, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức ngay từ đầu năm, song nền kinh tế Indonesia vẫn đạt tăng trưởng 2,97% trong quý I. Tổng thống hi vọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ quý II đến quý IV có thể được duy trì và không suy giảm về con số âm như đã dự đoán trước đó. Để làm được điều này, người đứng đầu quốc gia vạn đảo yêu cầu các chương trình phục hồi kinh tế phải có kịch bản hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cung cấp vốn cho các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tái cơ cấu, bảo lãnh cho vay vốn lưu động.
Tổng thống Indonesia yêu cầu khi thực hiện các chương trình này, chính phủ cùng với các bên liên quan phải sát cánh và sẵn sàng gánh vác, cùng nhau đạt được các mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc họp, trước báo cáo về thâm hụt ngân sách nhà nước tăng do ảnh hưởng của việc xử lý dịch Covid-19 và các bước chiến lược khác nhau để phục hồi kinh tế, Tổng thống Indonesia đã yêu cầu Bộ trưởng Điều phối Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia phải đưa ra các tính toán cẩn thận hơn, chi tiết hơn về các rủi ro tài chính khác nhau trong thời gian tới, đồng thời đưa ra phương án điều chỉnh Ngân sách nhà nước năm 2020 một cách cẩn trọng và minh bạch.
Trước đó, Bộ Tài chính Indonesia đã đưa ra dự đoán, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đang đứng trước nguy cơ chỉ đạt tăng trưởng âm 0,4% vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
Ưu tiên hỗ trợ nông dân và ngư dân trong đại dịch Covid-19
Xác định nông dân và ngư dân là hai đối tượng ưu tiên hỗ trợ trong đại dịch Covid-19, chính phủ Indonesia đã đưa ra các chương trình hỗ trợ nông dân và ngư dân nước này để tiếp tục sản xuất và duy trì sự sẵn có của hàng hóa cơ bản.
Một triệu ngư dân Indonesia sẽ nhận được trợ cấp xã hội thời kì dịch Covid-19.
Trong cuộc họp với các bộ ban ngành liên quan ngày hôm qua, Tổng thống Indonesia đã đưa ra bốn chương trình trợ giúp nông dân và ngư dân nghèo. Đầu tiên, chính phủ Indonesia cung cấp chương trình mạng lưới an sinh xã hội cho khoảng 2,7 triệu nông dân nghèo và 1 triệu ngư dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 thông qua các chương trình: hy vọng gia đình, hỗ trợ dưới dạng tiền mặt và các gói thực thẩm quỹ của làng và chương trình miễn phí tiền điện. Mục đích của chương trình này là để giảm bớt gánh nặng tiêu dùng hộ gia đình cho các nông dân và ngư dân nghèo.
Chương trình thứ hai là trợ cấp lãi suất cho vay. Hiện nay, chính phủ Indonesia đã phân bổ ngân sách trị giá 34.000 tỷ Rupiah để giãn cách trả góp và hỗ trợ lãi suất vay cho nông dân và ngư dân.
Thứ ba, chính phủ Indonesia chuẩn bị cung cấp vốn lưu động cho nông dân và ngư dân. Hỗ trợ vốn lưu động có thể được thực hiện thông qua chương trình mở rộng Quỹ tín dụng doanh nghiệp nhân dân. Tổng thống Indonesia yêu cầu chương trình này phải được thực hiện một cách dễ dàng, không gây khó dễ cho nông dân.
Cuối cùng, chính phủ quốc gia vạn đảo cũng sẽ cung cấp gói hỗ trợ các phi tài chính bằng cách tìm kiếm chuỗi cung ứng giúp gia tăng năng suất của nông dân và ngư dân.
Trước đó, chính phủ Indonesia đã phân bổ ngân sách trị giá 110.000 tỷ Rupiah cho chương trình mạng lưới an sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia này./.
Indonesia tổ chức kỷ niệm trực tuyến ngày ra đời học thuyết Pancasila
Hôm 1/6 tại cung điện nhà nước, Indonesia tổ chức lễ kỷ niệm trực tuyến 75 năm ngày ra đời học thuyết Pancasila.
Học thuyết Pancasila được coi là nền tảng và nguyên tắc hoạt động của quốc gia vạn đảo.
Indonesia tổ chức kỷ niệm trực tuyến ngày ra đời học thuyết Pancasila.Ảnh: MetroTV.
Tham dự buổi lễ trên có Tổng thống, Phó Tổng thống Indonesia, các Bộ trưởng và quan chức nước này.
Lễ kỷ niệm Pancasila được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Indonesia TVRI. Tại lễ kỷ niệm, các quan chức tham dự trực tuyến từ đơn vị của mình và đeo khẩu trang do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong diễn văn phát biểu, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo nhấn mạnh: "Chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm giữa đại dịch để kiểm tra sức mạnh chiến đấu của quốc gia, kiểm tra tính kỉ luật, sự tuân thủ và sự hy sinh của người dân cũng như kiểm tra sự bình tĩnh trong thực hiện các chính sách một cách nhanh chóng và chính xác. Trước những thử thách này, chúng ta cần biết ơn rằng Pancasila luôn là nền tảng để dẫn dắt chúng ta chúng ta, thúc đẩy sự đoàn kết để vượt qua mọi thử thách, thúc đẩy ý thức quan tâm chia sẻ với nhau, tăng cường tình anh em và hợp tác để giảm bớt gánh nặng cho người dân cả nước và phát huy sức mạnh đất nước."
Tổng thống Indonesia cũng lưu ý những thách thức do dịch Covid-19 đem lại là không dễ dàng và thậm chí có thể kéo dài trong vài năm tới, đòi hỏi sự đấu tranh và làm việc chăm chỉ của toàn đất nước.
Theo Tổng thống Joko Widodo, Indonesia không đơn độc khi có 215 quốc gia trên thế giới cũng ở trong tình trạng tương tự và tất cả đang đấu tranh để chiến thắng trong việc kiểm soát virus và phục hồi kinh tế. Indonesia cần không ngừng sáng tạo, đổi mới để tạo ra cơ hội giữa những khó khăn. Tổng thống quốc gia vạn đảo yêu cầu người đứng đầu từ trung ương đến địa phương "sát cánh với người dân đang vật lộn với đại dịch, phục vụ, hỗ trợ người dân bất kể chủng tộc hay tôn giáo, bảo vệ dòng máu Indonesia" như tinh thần của Pancasila.
Đây là lần đầu tiên lễ kỷ niệm ngày ra đời học thuyết Pancasila được tổ chức dưới dạng hội nghị trực tuyến trên sóng truyền hình và qua phần mềm trực tuyến để người dân trên toàn đất nước có thể cùng tham dự. Học thuyết Pancasila của Indonesia ra đời ngày 1/6/1945 là sáng kiến của Tổng thống đầu tiên Soekarno bao gồm năm nguyên tắc không tách rời và có liên hệ với nhau. Đó là niềm tin vào một đấng toàn năng duy nhất, Nhân loại công bằng, văn minh, Quốc gia Indonesia thống nhất, Dân chủ và Công bằng xã hội cho tất cả mọi người.
Toà hiến pháp Indonesia triệu tập Tổng thống Jokowi ra phiên điều trần Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện Indonesia tới phiên điều trần liên quan đến sắc lệnh Tổng thống số 01 năm 2020 về việc xử lí đại dịch Covid-19. Toà hiến pháp Indonesia ngày hôm qua (18/5) đã ra giấy triệu tập Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện nước này tới phiên điều trần liên quan đến sắc lệnh Tổng thống...