Phục hồi kinh tế sáng tạo sau COVID-19
Với chủ đề “Phục hồi sáng tạo, hệ thống quản lý phản ứng tốt vì phục hồi kinh tế và thịnh vượng”, Hội nghị ASEAN-OECD lần thứ 7 đem đến các bài học thực tiễn của các quốc gia thành viên ASEAN về cải cách quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cắt giảm chi phí, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh.
Hội nghị ASEAN-OECD lần thứ 7 tại đầu cầu Việt Nam. Ảnh: VGP
Chiều 8/4, hội nghị trực tuyến Mạng lưới thực hành quy định tốt ASEAN-OECD lần thứ 7 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến, do Brunei đồng chủ trì với Malaysia và New Zealand.
Về phía đầu cầu Việt Nam, được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, hội nghị do ông Trần Quang Hồng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC chủ trì.
Với chủ đề “Phục hồi sáng tạo, hệ thống quản lý phản ứng tốt vì phục hồi kinh tế và thịnh vượng”, hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, gồm 3 phiên. Trong đó phiên thứ nhất được tổ chức ngày 8/4, phiên 2 và phiên 3 dự kiến được tổ chức vào ngày 12/5 và 7/10 tới. Tại phiên thứ nhất này, các đại biểu thảo luận về việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua quan hệ đối tác nhằm phục hồi nền kinh tế.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc, bà Pengiran Nirmala Mohammad, Thư ký thường trực Văn phòng Thủ tướng Brunei Darussalam cho biết, hội nghị là cơ hội cho các thành viên ASEAN và OECD chia sẻ cách thức về thực hành quy định, trao đổi thông tin có ý nghĩa về thực hành quy định tốt khi đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 mang lại.
Mặc dù mỗi quốc gia đã có cách thức đối phó khác nhau với dịch COVID-19, nhưng trong tương lai dịch vẫn chưa rõ ràng, vì vậy các quốc gia ASEAN cần tiếp tục chia sẻ thông tin để thúc đẩy phục hồi kinh tế theo chủ đề phục hồi sáng tạo. Điều này đòi hỏi các Chính phủ có cách làm mới để cùng nhau tiến tới sự thịnh vượng, chung tay chia sẻ thông tin để giải quyết khủng hoảng, giúp phục hồi toàn diện kinh tế.
Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2021, Brunei sẽ nỗ lực hết sức để cùng các quốc gia thành viên phục hồi kinh tế, tạo niềm tin cho người dân.
Theo bà Elsa Pilichowski, Giám đốc Ban Quản lý công OECC, khi chuyển từ ứng phó sang phục hồi hậu COVID-19, các Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng về các quy định đã áp dụng và các quy định cần cải tiến trong thời gian tiếp theo, tìm các cơ hội khắc phục khủng hoảng và vươn lên mạnh mẽ hơn. Các quy định sau COVID-19 cần phải hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn để ứng phó với khủng hoảng.
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua và ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới.
Khi phần lớn thế giới vẫn tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại kinh tế do đại dịch, thì các nước Đông Nam Á đã được công nhận về thành tích tốt trong việc giảm thiểu các đợt bùng phát của đại dịch COVID-19, bắt đầu tìm cách phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên ASEAN nhìn vào cuộc khủng hoảng để tìm cách “duy trì thành quả” vì một tương lai được cải thiện cho các doanh nghiệp, xã hội và toàn khu vực.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về quy định tốt hơn để hỗ trợ đầu tư, thương mại và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đại dịch COVID-19; thảo luận các vấn đề về quy định tốt hơn nhằm tạo thuận lợi xúc tiến đầu tư, thương mại, phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc tham dự hội nghị là cơ hội để các bộ, cơ quan Việt Nam nghiên cứu những bài học hay, thực tiễn tốt của các quốc gia thành viên ASEAN-OECD về cải cách quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cắt giảm chi phí, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh.
Indonesia gia hạn các biện pháp phòng dịch
Ngày 19/3, giới chức Indonesia đã quyết định gia hạn biện pháp hạn chế hoạt động công cộng tới ngày 5/4 tới, đồng thời mở rộng quy mô thực hiện sang 5 tỉnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng phó và phục hồi kinh tế trong dịch COVID-19 Airlangga Hartarto nêu rõ 5 tỉnh mới sẽ áp dụng quy định trên gồm South Kalimantan, Central Kalimantan, North Sulawesi, West Nusa Tenggara và East Nusa Tenggara.
Quan chức này cho biết chính phủ đã đưa ra quyết định này trong bối cảnh việc áp dụng biện pháp hạn chế quy mô nhỏ đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc kiểm soát số ca nhiễm mới. Theo đó, các chỉ số về công tác ứng phó dịch COVID-19 bao gồm tỷ lệ nằm viện, tỷ lệ phục hồi, tỷ lệ tử vong tại 10 tỉnh đang áp đặt các biện pháp hạn chế đều cải thiện.
Với thông báo mới nhất, tổng số tỉnh áp dụng các biện pháp này tại Indonesia đã tăng lên thành 15 tỉnh.
Theo trang thống kê worldometers.info, Indonesia có tổng cộng 1,45 triệu ca nhiễm và trên 39.000 ca tử vong do COVID-19. Các biện pháp hạn chế nói trên lẽ ra sẽ hết hiệu lực vào ngày 23/3 tới.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Sri Lanka thông báo những người nhập cảnh vào nước này sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 sẽ được miễn cách ly trong 14 ngày.
Theo quy định mới, các công dân mang hai quốc tịch và người nước ngoài có thể vào Sri Lanka 2 tuần sau khi được tiêm phòng. Họ vẫn phải xét nghiệm PCR trong ngày đầu tiên và 7 ngày sau khi nhập cảnh.
Khi đến sân bay quốc tế Bandaranaike, toàn bộ hành khách phải mang theo chứng nhận tiêm phòng COVID-19. Nhà chức trách sẽ chuyển giấy chứng nhận đến các khách sạn hoặc cơ sở cách ly theo chỉ định. Hành khách sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập cảnh. Sau khi xác nhận kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, họ có thể rời trung tâm cách ly hoặc khách sạn, cũng như được phép tự đặt xe nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Thông báo nêu rõ những du khách đã tiêm phòng có thể nhập cảnh vào Sri Lanka 2 tuần sau mũi tiêm thứ hai và phải tuân thủ các quy định tương tự. Tuy nhiên, họ sẽ phải cách ly tại khách sạn được chỉ định. Khách sạn cũng phải giữ bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng của du khách. Nếu kết quả xét nghiệm lần đầu là âm tính, họ vẫn phải ở lại cho đến khi hoàn tất 7 ngày cách ly, nhưng có thể tới thăm tới thăm một số khu vực được chính quyền cho phép. Sau khi xét nghiệm PCR lần hai, họ mới có thể rời khách sạn và đặt lịch với các hãng lữ hành.
Theo trang thống kê worldometers.info, Sri Lanka có tổng cộng trên 89.000 ca nhiễm và 537 ca tử vong do COVID-19.
Triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN-Iran Chính sách đối ngoại của Iran đang mở rộng quan hệ với các nước châu Á, bao gồm cả quan hệ toàn diện với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong bài viết "Triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN-Iran", Thông tấn xã Iran (IRNA) cho biết, nước này có cơ hội được hưởng lợi từ...