Phục dựng thành công “quái vật bay” hoá thạch từ 160 triệu năm trước
Các nhà cổ sinh vật học đã khai quật và dựng lại thành công hình dạng của loài khủng long bay pterodactyloid ở sa mạc Atacama thuộc phía bắc Chile.
Chân dung khủng long ehamphorhynchine sống ở siêu lục địa Gondwana cách đây 160 triệu năm. Ảnh Đại học Chile
Những mẩu hóa thạch rời rạc của loài khủng long bay này được tìm thấy đầu tiên năm 2009 tại sa mạc Atacama. Thời gian gần đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm được những mảnh ghép hóa thạch còn lại của loài “ quái vật bay” này và hé lộ được hình dáng “khủng” của chúng.
Hóa thạch của loài “quái vật bay” từ 160 triệu năm trước được các nhà sinh vật học xác nhận là khủng long thuộc nhóm Rhamphorhynchine của loài pterosaur (thằn lằn có cánh). Loài này sinh sống tại siêu lục địa cổ đại Gondwana, thời đại Oxford của kỷ Jura muộn. Loài khủng long này thuộc họ bò sát bay với kích thước “khủng” có đuôi dài, răng nhọn hướng về phía trước và mõm dài. Mẫu hóa thạch này đại diện cho loài pterosaur đầu tiên của thời đại Oxford, đây là loại mẫu vật rất hiếm và giàu giá trị lịch sử.
Video đang HOT
Mảnh hóa thạch của quái vật bay được tìm thấy trước đó vào năm 2009.
Tiến sĩ Jhonatan Alarcón-Muoz của Đại học Chile và các đồng nghiệp cho biết: “Những con khủng long thuộc chi Pterosaurs này có thể sải cánh dài tới 1,8-2 m. Mẫu vật mà chúng tôi dựng lại khá lớn, có thể so sánh với loài thằn lằn bay chi Rhamphorhynchus.”
Các nhà cổ sinh vật học cho biết: “Hóa thạch về loài khủng long được tìm thấy ở Chile là mẫu vật khủng long có niên đại lâu nhất tại đây và là mẫu vật đầu tiên thuộc chi Rhamphorhynchinae ở siêu lục địa Gondwana được phát hiện”. Bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Acta Palaeontologica Polonica và thu được quan tâm của nhiều nhà sinh vật học quốc tế.
Phát hiện hóa thạch khủng long còn nguyên vẹn từ 73 triệu năm trước
Hóa thạch của loài Tlatolophus galorum được tìm thấy tại miền Bắc Mexico, trong tình trạng gần như nguyên vẹn nhờ điều kiện bảo quản tự nhiên thuận lợi.
Các nhà cổ sinh vật học vừa xác định một loài khủng long mới sau khi tìm thấy mẫu vật từ khoảng 73 triệu năm trước ở miền Bắc Mexico, AFP dẫn thông tin từ Viện Lịch sử và Nhân chủng học Quốc gia Mexico (INAH) hôm 14/5.
Các nhà khoa học cho biết hóa thạch của con vật gần như nguyên vẹn nhờ vào lớp trầm tích và điều kiện khí hậu xung quanh nơi nó nằm xuống.
"Khoảng 72 hoặc 73 triệu năm trước, một con khủng long ăn cỏ khổng lồ đã chết trong một hồ nước đầy trầm tích, cơ thể của nó nhanh chóng được bao phủ bởi lớp đất bùn và được bảo quản qua nhiều thời đại", theo báo cáo của INAH.
Theo thông tin trước đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc đuôi của con vật lần đầu tiên tại khu vực General Cepeda, thuộc bang Coahuila, miền Bắc Mexico vào năm 2013. Sau đó, nhóm tiếp tục khai quật và tìm thấy thêm 80% hộp sọ với đỉnh sọ cao 1,32 m, cùng với nhiều mẩu xương khác như xương đùi và xương vai của con vật.
Với những gì tìm thấy, nhóm nghiên cứu cuối cùng công bố một loài khủng long mới.
Các nhà cổ sinh vật học khai quật chiếc đuôi của Tlatolophus galorum năm 2013. Ảnh: Livescience.
"Chúng tôi biết rằng chúng có đôi tai với khả năng nghe âm thanh tần số thấp, vì vậy chúng hẳn là loài khủng long ôn hòa nhưng nói nhiều", báo cáo cho biết.
Ngoài ra, theo các nhà cổ sinh vật, loài khủng long mới phát hiện còn có khả năng "phát ra âm thanh mạnh để xua đuổi kẻ săn mồi hoặc tranh giành bạn tình".
INAH cho biết: "Đó là một trường hợp đặc biệt trong ngành cổ sinh vật học, các sự kiện cực kỳ thuận lợi đã xảy ra hàng triệu năm trước, khi Coahuila còn là một khu vực nhiệt đới, tạo điều kiện cho bộ xương khủng long được bảo tồn trong điều kiện tốt nhất.
Con vật có tên là Tlatolophus galorum, với từ "tlahtolli" bắt nguồn từ ngôn ngữ Nahuatl bản địa, có nghĩa là "từ ngữ" hoặc "tuyên bố", và "lophus" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "cái mào".
INAH mô tả chiếc mào của Tlatolophus như "một biểu tượng được người Mesoamerican sử dụng trong các bản viết tay cổ đại để đại diện cho hành động giao tiếp và kiến thức của chính họ".
Báo cáo về loài bò sát cổ đại mới đang được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research, theo INAH.
Khủng long bạo chúa săn mồi theo đàn như chó sói? Các nhà cổ sinh vật học cho rằng khủng long bạo chúa có thể từng săn mồi theo đàn, dựa trên một khu vực với hóa thạch của nhiều cá thể. Khủng long bạo chúa có thể từng săn mồi theo bầy đàn ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ARTSTATION Tờ The Guardian ngày 20.4 dẫn một nghiên cứu mới cho rằng khủng long bạo...