Phục dựng loài linh trưởng khổng lồ từ hóa thạch 1,9 triệu năm
Các nhà khoa học Trung Quốc và Đan Mạch khôi phục thành công các vật liệu di truyền từ hóa thạch loài vượn lớn Gigantopithecus blacki – loài linh trưởng lớn nhất được biết đến từng sống trên Trái Đất
Hình dáng phục dựng của loài vượn lớn Gigantopithecus blacki. (Ảnh: Live Sience)
Các nhà khoa học Trung Quốc và Đan Mạch vừa khôi phục thành công các vật liệu di truyền từ hóa thạch có niên đại 1,9 triệu năm của loài vượn lớn Gigantopithecus blacki.
Phát hiện được trích dẫn trong bài nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 13/11 đánh dấu lần đầu tiên bằng chứng protein từ các hóa thạch cổ tại vùng cận nhiệt đới như vậy được khôi phục.
Các nhà khoa học nhấn mạnh phát hiện này đã giúp gợi mở nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài vượn lớn tuyệt chủng từ lâu.
Nhà nghiên cứu Liao Wei thuộc Bảo tàng Nhân chủng học Quảng Tây cho biết các vật liệu di truyền gồm các chuỗi protein men răng đã được khôi phục vào năm 2018 từ một hóa thạch răng hàm của Gigantopithecus blacki có niên đại 1,9 triệu năm được tìm thấy năm 2008 trong một hang động ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc.
Video đang HOT
Dựa vào hóa thạch này, giới khoa học phán đoán Gigantopithecus là động vật cùng họ với loài đười ươi Orangutan và cùng có chung tổ tiên từ cách đây 12-10 triệu năm.
Với chiều cao ước đạt khoảng hơn 2m, nặng trên 300kg, giống vượn lớn này là loài linh trưởng lớn nhất được biết đến từng sống trên Trái Đất.
Hóa thạch của loài này có niên đại từ cách đây khoảng 300.000 năm.
Hóa thạch xương răng của Gigantopithecus blacki. (Ảnh: Live Science)
Giáo sư Wang Wei tại Đại học Sơn Đông nhận định men răng dày và cứng của loài vượn lớn nói trên cùng sự thật rằng hóa thạch được tìm thấy trong một hang động có nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định là những yếu tố tổng hòa thuận lợi cho hóa thạch trường tồn theo thời gian.
Giáo sư Wang cũng nhấn mạnh chính hai yếu tố này đã giúp các nhà khoa học đạt được bước đột phá trong quá trình nghiên cứu.
Trong khi đó, nhà khoa học Frido Welker tại Đại học Copenhagen, tác giả của công trình nghiên cứu, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên vật liệu di truyền cổ như vậy được tìm thấy trong môi trường ẩm và ấm, đồng thời cho rằng phát hiện này mang tính chất đột phá trong lĩnh vực sinh vật học tiến hóa./.
Minh Tâm
Theo vietnamplus.vn
Tìm ra khủng long lông vũ sinh sống tại Nam Cực
Nam Cực đã là nhà của chim cánh cụt, cá voi và vào khoảng 100 triệu năm trước từng có một loài khủng long lông mịn sống tại đây.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng cho thấy một loài khủng long sử dụng lông vũ sinh sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt như Nam Cực, theo nghiên cứu được công bố trong tuần này trên tạp chí Gondwana Research.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã kiểm tra một bộ sưu tập hóa thạch có tuổi đời 118 năm được tìm thấy ở Koonwarra, Australia, nhưng nó đã tích tụ trong lớp trầm tích dưới đáy hồ gần Nam Cực cách đây hàng thiên niên kỷ. Bộ sưu tập bao gồm xương khủng long và "lông vũ từ những con khủng long ăn thịt", thông cáo báo chí từ Đại học Uppsala của Thụy Điển.
Thuật ngữ "lông vũ nguyên sinh" có nghĩa là những chiếc lông cổ này không phức tạp như lông vũ ở loài chim ngày nay. Thay vào đó, thông cáo báo chí cho biết, khủng long vào thời điểm đó đã được bao phủ bởi những chiếc lông "giống như tóc" để cách nhiệt.
Ông Martin Kundrat thuộc Đại học Pavol Jozef Safarik, một trong những tác giả cho biết: "Việc phát hiện ra 'lông vũ nguyên sinh' tại Koonwarra cho thấy rằng lớp lông mịn có thể giúp những con khủng long nhỏ giữ ấm trong môi trường sống ở vùng cực cổ đại".
Giống như lông chim ngày nay thường có màu hoặc hoa văn, những chiếc lông khủng long cổ đại này cũng có khả năng là hoa văn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của melanosome - các tế bào chứa sắc tố màu, trên lông hóa thạch.
Các nhà nghiên cứu tin rằng lông vũ có màu tối, có lẽ để giúp ngụy trang, giao tiếp với nhau hoặc hấp thụ nhiệt nhiều hơn.
Bộ xương khủng long và xương chim cổ đại đã được tìm thấy ở vĩ độ cao trước đây, nhưng đây là hóa thạch đầu tiên của khủng long lông vũ được tìm thấy ở Nam Cực.
"Những chiếc lông hóa thạch của Australia vì thế rất có ý nghĩa bởi vì chúng đến từ khủng long và những con chim nhỏ sống trong môi trường rất lạnh theo mùa", tác giả nghiên cứu Benjamin Kear thuộc Đại học Uppsala cho biết.
Những con khủng long có lông khác trước đây đã được tìm thấy ở Đức. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về một "con khủng long" với đôi cánh ngắn, nhiều lông vũ.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn/CNN
Phát triển thành công lá nhân tạo có thể quang hợp "như thật", vừa loại được CO2 lại vừa tạo ra cả oxy và nhiên liệu Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm thêm cách thức tăng sản lượng methanol và thương mại hóa công nghệ mới, ứng dụng nó vào những ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu. Chưa hết, ta có thể áp dụng công nghệ lọc CO2 này vào các nhà máy điện, những nguồn thải CO2 lớn nhưng không thể thiếu trong xã...