Phục chế thành công bộ Biên Khánh
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa tổ chức nghiệm thu và đưa vào sử dụng bộ Biên Khánh, một loại nhạc cụ truyền thống nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam).
Điều đặc biệt là bộ nhạc cụ này được chế tác bằng chất liệu đá lấy từ vùng núi Nhồi, Thanh Hóa. Đây là lần đầu tiên bộ Biên Khánh được phục chế thành công từ lúc bị thất truyền. Trước đó, năm 2010, Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc đã phục chế và chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế bộ Biên Khánh. So với loại nhạc cụ do Hàn Quốc chuyển giao, bộ Biên Khánh mới này có độ dày hơn, và có sự thay đổi màu sắc ở bề mặt đá. Việc phục chế và đưa vào sử dụng bộ Biên Khánh góp phần hoàn chỉnh các loại nhạc khí của nhã nhạc, nhất là để phục vụ trong các chương của Lễ tế Nam Giao và Lễ tế Xã Tắc tại Huế.
Theo ANTD
Thăng trầm nghề đàn Đào Xá
Từng nức tiếng xa gần với nghề làm đàn - nhạc cụ truyền thống đậm chất nhân văn, song Làng Đào Xá (xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ "thất truyền" bởi guồng quay của cuộc sống và gánh nặng "áo cơm".
Nỗi lo thất truyền...
Video đang HOT
Từ xa xưa, Làng Đào Xá được biết đến là vù giàu bản sắc văn hóa bởi đây là cái nôi của nghề làm đàn. 30 năm về trước, nhân n nơi đây mưu sinh chủ yếu bằng nghề này. Đàn là nét đẹp văn hóa cổ truyền cũng là cái nghề "truyền đời" qua bao thế hệ. Nếu trước kia cả làng có tới 90% hộ theo nghề này thì nay con số ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay, số người bám trụ được với nghề không nhiều bởi đa phần con em họ không còn thiết tha với cây đàn như trước. Những nghệ nhân trong làng hầu hết đều đã bước sang tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng còn đó nỗi đau đáu về sự thất truyền của nghề.
Nỗi trăn trở của ông Soạn khi không có con cháu nối nghiệp.
Thật đáng buồn cho một truyền thống văn hóa đangn trước guồng quay của thời cuộc. Nghề làm đàn làng Đào Xá cũng dần biến mất nếu không có sự bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống ngàn đời. Một trong những lý do khiến cho nghề không được ưa chuộng hiện nay là do sản phẩm làm ra không bán được, ít người biết sử dụng và thưởng thức, khó khăn trong vấn đề nhập nguyên liệu chế tác. Không đảm bảo mức sống thu nhập cho người hành nghề nên nhiều người n trong làng không còn trí thú với nghề như trước.
Ông Đào văn Soạn, 72 tuổi - một nghệ nhân làm đàn Đào Xá cười buồn: "Chỉ khoảng vài năm nữa có lẽ Đào Xá sẽ không giữ nổi nghề làm đàn. Trước đây, chỉ mất khoảng 2 triệu đồng thì có thể mua được hàng tạ gỗ "trắc" (một loại gỗ quý dùng làm đàn) thì giờ đây người làm đàn phải bỏ ra từ 8 - 10 triệu đồng cho việc lựa chọn nguyên liệu chế tác. Nhưng giá bán ra không cao mà hàng tháng trời không bán được chiếc nào. Thu nhập không đảm bảo mức sống cho người n nên số người bỏ nghề theo nghề khác ngày càng nhiều hơn".
Nghề đòi hỏi tính kiên trì và sự khéo léo.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề làm đàn Đào Xá có từ lâu đời do ông tổ làng truyền lại. Ngày trước đây là "miếng cơm, manh áo" nuôi sống nhân n trong làng, nhưng nay nghề này không còn thịnh vượng.
Ông Soạn cho biết thêm: "Để làm được một cây đàn ưng ý cũng lắm công phu, đòi hỏi người thợ phải trải qua không biết bao nhiêu công đoạn, quan trọng nhất là sự tỉ mỷ, kiên nhẫn. Từ khâu chọn nguyên liệu, phơi gỗ, ra gỗ đến đánh bóng, trau chuốt và lắp ghép đều được làm một cánh cẩn thận, cầu kỳ và hoàn toàn thủ công. Đó cũng chính là nét độc đáo của làng nghề này. Nhưng thực tế hiện nay số người am hiểu về lĩnh vực này thưa thớt, và không ai còn thiết tha với cây đàn như xưa vì không thể sống được với nghề".
Theo ông Soạn, để làm được một chiếc đàn hoàn chỉnh, phải mất ít nhất một tuần. Đàn làm xong phải cẩn thận tráng sơn sau đó khảm trai để trang trí họa tiết, hoa văn. Tuy nhiên, giá một cây đàn thì khó thể biết được vì nhiều khi hàng hóa ế ẩm, có khi cả tháng trời không bán được.
Nổi nênh ... nghề đàn
"Có lẽ không giữ nổi nghề thật các chú ạ!" - Cái ý " thật" trong câu nói của ông Soạn hàm chứa khát khao khôi phục làng nghề hay cái lắc đầu phó mặc nghịch cảnh? Ông cụ phân trần: "Tôi bám trụ với nghề này 30 năm nay nhưng mình còn không theo nổi huống chi thanh niên, họ không còn say mê với nghề nữa bởi suốt ngày ngồi lì một chỗ mà thu nhập không đủ miếng ăn, ai còn muốn làm". Ông cụ nén tiếng thở dài.
Nghề làm đàn Đào Xá có từ thời Pháp thuộc và tồn tại cho đến ngày nay, trải qua biết bao thăng trầm. Trước kia hầu như cả làng Đào Xá, hộ gia đình nào cũng theo nghề này. Nhưng do không được đầu tư, thu nhập thấp, khó khăn trong đầu ra nên một số hộ đã bỏ nghề chuyển sang làm nghề khác.
"Nghề này thu nhập không cao, nếu không phải là người yêu nhạc cụ c, yêu nghề thì không thể làm được", một thanh niên nói. Bên cạnh đó, nhạc c bây giờ không được nhiều người yêu thích nữa nên số lượng làm bán ra cũng giảm nhiều. Hiện trong làng, chỉ còn lác đác vài người yêu nghề mới có thể tiếp tục làm, mà chủ yếu làm đàn để... chơi.
Nhiều loại đàn làm xong không tiêu thụ được.
Mặc dù được nhà nước phong tặng danh hiệu làng nghề và nơi đây cũng sản sinh biết bao thế hệ nghệ nhân yêu đàn nhưng cuộc sống đổi thay, số người theo nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Mân mê ngắm cây đàn, mắt nghệ nhân Đào Văn Soạn đượm buồn: "Thất truyền cũng phải chấp nhận thôi các chú ạ vì thanh niên không còn ai chí thú với nghề nữa. Mai này nếu chúng tôi có "nhắm mắt xuôi tay" thì có lẽ làng Đào Xá cũng dần mai một và đánh mất nghề".
Nghề làm đàn Đào Xá đang trông đợi sự hỗ trợ, nỗ lực của nhà nước hòng tránh kết cục "xóa sổ" trong danh sách làng nghề chỉ trong ít năm nữa. Đó là nỗi trăn trở và băn khoăn không chỉ riêng ông Soạn mà của rất nhiều nghệ nhân trong làng thiết tha với nghề....
Theo Dân Trí
Cố đô Huế đón du khách thứ 2 triệu Sáng 30.12, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức đón và trao giấy chứng nhận du khách thứ 2 triệu cho bà Sandra, quốc tịch Anh, đến tham quan di tích cố đô Huế trong đoàn của Hãng lữ hành Vido tour. Ngoài giấy chứng nhận, bà Sandra được nhận quà tặng đặc biệt gồm vé tham dự "Dạ...